5. C ấu trúc luận văn
3.1. Mục đích thực nghiệm
Qua phân tích chương 1 và chương 2 chúng tôi nhận thấy một số điểm tựa để tiến tới xây dựng một tình huống dạy học :
- SGK có phần xem nhẹ định nghĩa TK của XS, nên mối quan hệ giữa tần suất và XS không tiếp tục được khai thác trong dạy học biến ngẫu nhiên rời rạc.
- Lập bảng phân bố XS và sử dụng chúng để tính các chỉ số đặc trưng như một kiểu nhiệm vụ bắt buộc trong tất cả các bài tập liên quan tới biến ngẫu nhiên. Tuy nhiên, người học sẽ gặp khó khăn khi biến ngẫu nhiên có rất lớn các giá trị, đặc biệt là những biến ngẫu nhiên cho số đếm các phần tử trên thực tế.
- Các kiểu nhiệm vụ xuất hiện trong SGK chủ yếu thiên về luyện tập tính toán các công thức, không có kiểu nhiệm vụ nào áp dụng các phân bố lý thuyết để suy luận cho mẫu rút ra từ tổng thể. Mặc dù cả phân bố thực nghiệm và phân bố lý thuyết đều được đưa vào chương trình XS – TK ở trường PT nhưng các bài toán cho mối liên hệ giữa 2 phân bố này không được xuất hiện.
- Có khá nhiều bài tập trong chương mà các XS cần tính có thể sử dụng công thức bernulli, hay biến ngẫu nhiên là mô hình cho số đếm lần xuất hiện biến cố A. Do đó, phân bố nhị thức là mô hình khá quen thuộc với HS nhưng lại không được chú trọng khai thác.
Từ những điểm tựa trên, chúng tôi tiến hành thực nghiệm nhằm mục đích :
Giải quyết một phần khó khăn cho người học trong quá trình lập bảng phân bố XS bằng cách xây dựng mô hình phân bố nhị thức như bài toán tổng quát cho một lớp bài toán quen thuộc trong SGK, SBT về số đếm các lần xuất hiện hay số đếm các phần tử.
Sử dụng phân bố XS để suy luận cho các mẫu được rút ra từ tổng thể
Tiếp tục thiết lập mối quan hệ giữa XS và TK qua khai thác bài toán “so sánh phân bố thực nghiệm với phân bố lý thuyết”, rèn luyện tư duy TK cho HS và trả lời câu hỏi ở cuối chương 2.