Nhân tố từ môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu Quản trị nhân sự tại công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền bắc (Trang 27 - 28)

Môi trường kinh tế: Các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, lạmjphát, vị trí địa lý,… đều có ảnh hưởng lớn đến vấn đề thu nhập, đời sống và công ăn việc làm của người lao động.

Dân số, lực lượng lao động: Khi dân số và.lực lượng lao động tăng sẽ đòi hỏi phải tạo ra thêm nhiều việc làm mới. Ngược lại sẽ làm “già hóa” đội ngũ lao động và tạo sự khan hiếm nguồn nhân lực trong tổ chức.

Môi trường chính trị: Đây là yếu tố giúp điều tiết về cơ chế quản lý, chính sách lương bổng của Nhà nước và việc quản trị nhân sự tại tổ chức phải phù hợp với nền kinh tế vĩ mô, tạo nên sự ổn định cho các chính sách kinh tế.

Môi trường công nghệ - kỹ thuật, thông tin: khoa học công nghệ phát triển, hiện đại sẽ đặt nhiều thách thức về quản lý nhân sự; đòi hỏi cần phải tăng cường việc đào tạo; đào tạo lại; bồi dưỡng; nâng cao trình độ đối với nhân sự và giải quyết những người dôi ra.

Môi trường văn hóa, xã hội: xã hội phânjchia nhiều nhóm quyền lợi, các nhóm này sẽ quan tâm đến những sản phẩm mang tính cộng đồng như:nạn thất nghiệp hơn là những sản phẩm kinh tế như là lợi nhuận.

Sự cung ứng nguồn nhân lực của các cơ sở đào tạo: đây là một trongjnhững yếu tố tác động đến số lượng và chất lượng nguồn lao động trong các tổ chức. Sự cung ứng cao hay là thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ

khan hiếm hay là dư thừa nguồn nhân lực trong các thời kỳ khác nhau của thị trường lao động.

Một phần của tài liệu Quản trị nhân sự tại công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền bắc (Trang 27 - 28)