2.3.3.1. Đánh giá về phân bổ số lượng lao động
Thực hiện sự chỉ đạo của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), Tổng Công ty Khí (PVGas) kể từ năm 2012 đến nay cùng với chiến lược phát triển, mở rộng kinh doanh lao động tại Công ty không ngừng tăng lên về số lượng. Cơ cấu lao động ở các phòng ban, đơn vị trực thuộc cũng được cơ cấu, bổ sung thêm nhằm đáp ứng yêu cầu về chức năng nhiệm vụ, đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Hàng năm phòng TC-HC dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty để xây dựng định biên lao động cho toàn Công ty và đề nghị Tổng Công ty phê duyệt làm căn cứ trong công tác sắp xếp, bố trí, sử dụng lao động cũng như có kế hoạch để tuyển dụng bổ sung lao động.
Bảng 2.7: Định biên lao động của Công ty được phê duyệt Đơn vị tính: Người STT Chỉ tiêu Số lượng người Chênh lệch so với lao động thực tế
1 Khối văn phòng Công ty 66 - 3
2 Tổng kho LPG Hải Phòng 41 - 1
3 Công ty TNHH MTV Kinh doanh khí
hóa lỏng Hà Nội 78 - 5
4 Công ty TNHH MTV Kinh doanh khí
hóa lỏng Nam Định 64 + 2
5 Công ty TNHH MTV Kinh doanh khí
hóa lỏng Miền Trung 52 + 3
Tổng số 301 - 4
(Nguồn: phòng TC-HC)
Nếu so sách định biên được phê duyệt với lao động được phân chia theo đơn vị (bảng 2.7) thì số lượng lao động hiện có của Công ty đang thừa tổng số là 4 người. Tuy nhiên một số đơn vị đã tiết kiệm được lao động bằng cách một số chức danh trong định biên được giao kiêm nhiệm, để từ đó đơn vị nâng cao năng suất lao động bình quân, tăng thu nhập bình quân cho CBCNV đơn vị mình như Công ty TNHH MTV Kinh doanh khí hoá lỏng Nam Định, Công ty TNHH MTV kinh doanh khí hoá lỏng Miền Trung, ngược lại hầu hết các đơn vị còn lại vẫn còn thừa lao động so với chức năng nhiệm vụ của mình, làm giảm năng suất lao động bình quân. Điều nay lãnh đạo Công ty cũng đã cân nhắc nhưng do đặc thù của doanh nghiệp nhà nước ngoài việc phải giải quyết các lao động chính sách (con em trong ngành) thì tình trạng
làm việc không hiệu quả vẫn tồn tại. Vì vậy Công ty cũng cần phải xem xét, tình toán để khắc phục hạn chế này.
2.3.3.2. Đánh giá về chất lượng lao động
Căn cứ vào bảng cơ cấu lao động trong Công ty, lao động hiện tại của Công ty có trình độ đào tạo chiếm tỉ lệ cao, trong đó lao động có trình độ đại học, trên đại học chiếm 42,95 %; lao động phổ thông chỉ chiếm 9,84% so với
tổng lao động hiện có trong Công ty;
Bảng 2.8 : chất lượng lao động phân theo đối tượng lao động
Trình độ đào tạo
Tổng
Đối tượng lao động
LĐ gián tiếp LĐ trực tiếp
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
1. Đại học, trên đại học 131 42,95 129 65,15 2 1,87
2. Cao đẳng, trung cấp 77 25,25 67 33,84 10 9,34
3. Công nhân kỹ thuật 67 21,96 2 1,01 65 60,75
4. Lao động phổ thông 30 9,84 0 0 30 28,04
Tổng: 305 100 198 100 107 100
(Nguồn: Phòng TC-HC)
Theo biểu số 8, chất lượng lao động hiện tại của Công ty phân theo đối tượng lao động thì lao động thuộc đối tượng gián tiếp có trình độ đào tạo khá
cao và chiếm tỉ trọng cao hơn hẳn đối với lao động trực tiếp, ngược lại số lao động được đào tạo công nhân kỹ thuật hoặc lao động phổ thông chủ yếu được bố trí công việc trực tiếp điều này có nghĩa hiện nay Công ty bố trí sử dụng lao động tương đối phù hợp với trình độ đào tạo.