Nguyên nhân của các tồn tại liên quan đến yếu tố con người, chủ yếu xuất phát từ nhận thức, trình độ của CBCNV. Vì vậy, cần thực hiện một số biện là:
Thứ nhất, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về CNTT cho CBCNV. Trong thời đại CNTT, trình độ, kỹ năng không chỉ dừng lại đạt chứng chỉ tin học văn phòng như trước đây. Chính vì vậy, trình độ, kỹ năng tin học cần phải nâng cao thông qua đào tạo, bồi dưỡng và tự học tập. Bên cạnh đó, cần tiếp tục tuyên truyền, quán triệt về vai trò, lợi ích và mục đính của ứng dụng CNTT, nhấn mạnh trực tiếp đến cơ quan, tổ chức mình.
Thứ hai, người đứng đầu phải thực sự hành động, đó là phải quyết tâm, gương mẫu và đặc biệt phải coi mình là một mắt xích quan trọng của chu trình vận hành ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan. Khi đó, thủ trưởng cơ quan và cả CBCNV sẽ luôn thấy rõ trách nhiệm của mình phải thực hiện, sự không hợp tác, thiếu trách nhiệm nếu có sẽ dễ dàng nhận ra.
Thứ ba, tăng cường đội ngũ chuyên trách về CNTT, đặc biệt chuyên trách về an toàn thông tin. Cơ quan nhà nước phải phân tích, đánh giá nghiêm túc, khoa học về hiện trạng hạ tầng và ứng dụng CNTT, từ đó xác định nhu cầu về số lượng CBCNV chuyên trách về CNTT đủ đảm bảo cho hệ thống vận hành hiệu quả. Đặc biệt, cơ quan nhà nước thực hiện nghiêm túc về hạ tầng nhân sự an toàn thông tin, trong đó có bố trí nhân sự chuyên trách và
101
nâng cao trình độ, nhận thức về an toàn thông tin. Trong bối cảnh, tội phạm về thông tin có xu hướng tăng nhanh, theo đánh giá của các cơ quan, chuyên gia bảo mật, nguy cơ mất an toàn thông tin tại cơ quan nhà nước của Việt Nam đang ở mức rất cao, tỷ lệ máy tính nhiễm virus, mã độc chiếm tỷ lệ lớn, số lượng website dễ bị hacker tấn công cũng tương tự. Chính vì vậy, các cơ quan nhà nước cần thiết phải thực hiện ngay các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin, trong đó giải pháp liên quan đến con người có tính quyết định.