Bối cảnh trong nước:

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước ở việt nam (Trang 97 - 102)

* Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội:

Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra Nghị quyết về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ: “Phát triển khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững”.

Hướng trọng tâm hoạt động khoa học, công nghệ vào phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển theo chiều sâu góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ: nâng cao năng lực, đổi mới cơ chế quản lý, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, tăng cường hội nhập quốc tế về khoa học, công nghệ.

Tăng nhanh năng lực khoa học, công nghệ có trọng tâm, trọng điểm. Phát triển đồng bộ và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và nguồn nhân lực. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ khoa học, công nghệ với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở từng cấp, ngành, địa phương và cơ sở.

Đẩy mạnh nghiên cứu - triển khai, ứng dụng công nghệ; phát triển hợp lý, đồng bộ khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ.

Chú trọng phát triển các ngành, lĩnh vực khoa học, công nghệ làm nền tảng cho phát triển kinh tế tri thức như: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ môi trường... Tập trung phát triển sản phẩm công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn trong một số ngành, lĩnh vực.

* Tình hình kinh tế - xã hội hiện nay:

Theo Tổng cục Thống kế, tăng trưởng kinh tế quý I/2015, cao hơn so với mức tăng trưởng GDP cùng kỳ năm 2014 là 4,96%. Quý I/2015, Việt Nam nhập siêu khoảng 1,8 tỷ USD, bằng 5,1% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, khu vực FDI xuất siêu nếu kể cả dầu thô thì đạt gần 2 tỷ USD, khu vực

90

doanh nghiệp trong nước nhập siêu 3,8 tỷ USD. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 3 tháng đầu năm 2015 tăng 0,74% so với bình quân cùng kỳ năm 2014. Tổng thu ngân sách trong quý I/2015 ước đạt 226,4 nghìn tỷ đồng, bằng 24,8% dự toán. Như vậy, nền kinh tế Việt Nam đã có những tín hiệu tốt. Tổng cầu của nền kinh tế đang dần được phục hồi; lạm phát đang ở mức thấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng một số cơ chế, chính sách cụ thể nhằm đưa nền kinh tế tăng trưởng theo hướng thị trường đầy đủ hơn.

Tuy vậy, theo một số chuyên gia kinh tế, qua kết quả của quý I/2015 cho thấy rằng: Kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn cả trước mắt và lâu dài, như: tăng trưởng chưa bền vững, còn mong manh, chưa tạo được động lực mới, làm cơ sở đột phá cho tăng trưởng của kinh tế Việt Nam. Tổng cầu của nền kinh tế đang hồi phục nhưng chậm và chưa vững chắc...

Theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế, năm 2015 sẽ là năm bản lề cho tương lai của nền kinh tế Việt Nam, bởi đây sẽ là năm hình thành nhiều khối tự do mậu dịch mà Việt Nam sẽ tham gia, trước hết là ba khối: Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên hiệp châu Âu (Việt Nam – EU AFTA) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Riêng với hợp tác ASEAN, trong năm 2015, Việt Nam sẽ phải đẩy mạnh việc thực hiện những sáng kiến kinh tế hiện có, đặc biệt là: Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN, Hiệp định Khung ASEAN về Dịch vụ và Khu vực Đầu tư ASEAN; thúc đẩy hội nhập khu vực trong các ngành ưu tiên; tạo thêm nhiều thuận lợi cho việc đi lại của doanh nhân, lao động lành nghề và nhân tài giữa các nước ASEAN... Về cơ bản, nhiều chuyên gia kinh tế dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2020 sẽ cao hơn so với giai đoạn 2011-2015; năng suất, chất lượng, hiệu quả dự báo sẽ có bước cải thiện... nếu như những chính sách phát triển đi đúng hướng.

91

Với tình hình hiện nay của nền kinh tế, cho thấy rằng sự phát triển các ngành, lĩnh vực có thuận hơn so với những năm trước, tuy vậy cũng có nhiều khó khăn, thách thức trong giai đoạn sắp tới. Điều có tác động không nhỏ đến việc phát triển, ứng dụng CNTT. Về thuận lợi, nền kinh tế tăng trưởng ổn định, giúp cho việc triển khai đầu tư cho các nguồn lực phát triển, ứng dụng CNTT được duy trì theo lộ trình, kế hoạch. Qua đó, việc triển khai ứng dụng CNTT thuận lợi hơn và hiệu quả cao hơn. Về khó khăn, thách thức: Do tăng trưởng kinh tế chưa có tính bền vững, điều này ảnh không nhỏ đến phát triển, ứng dụng CNTT, bởi sự khoa học công nghệ nói chung và CNTT nói riêng trên thế giới đang phát triển rất nhanh.

* Dự báo xu hướng phát triển của ứng dụng công nghệ thông tin:

Ứng dụng các công nghệ đa truyền thông, đa phương tiện để thực hiện

các cuộc họp, hội thảo qua mạng. Dưới sự trợ giúp của các thiết bị CNTT và hệ thống mạng sẽ giúp cho các CQNN có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí để thực hiện cho các buổi họp, hội thảo từ xa trong hệ thống (nội bộ) và cả với bên ngoài hệ thống. Tuy nhiên, yêu cầu trước tiên của việc ứng dụng này là hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống mạng phải nhanh và ổn định. Đối với các cuộc họp, hội thảo với qui mô lớn các thiết bị phục vụ thường là các công nghệ độc quyền. Vì vậy, khi đầu tư cần chú ý đến các chuẩn kỹ thuật trong giao tiếp (giao thức kết nối và truyền dự liệu), ưu tiên các chuẩn chung để đảm tính mở của hệ thống.

Xu hướng “web hóa” các ứng dụng: Sự phát triển của các công nghệ về

web đã tiến đến một bước mà tất cả mọi thứ đều có thể đưa lên web, thậm chí là hệ điều hành. Ưu điểm của công nghệ này là tính mở rất cao, nó có thể dễ dàng đưa các ứng dụng, các hệ thống thông tin ra Internet, tận dụng được hạ tầng sẵn có của Internet để giao tiếp và trao đổi thông tin với các hệ thống khác; Mặt khác, công nghệ web là công nghệ có tính mở cao, ít phụ thuộc và các công nghệ

92

độc quyền (như hệ điều hành). Do đó, khi phát triển các phần mềm phục vụ cho điều hành, tác nghiệp, các hệ thống cung cấp dịch vụ công của CQNN (của Chính phủ) cần chú ý đến xu hướng này để có thể tiết kiệm được chi phí về bản quyền và chi phí cho đầu tư hạ tầng thông tin, đồng thời đảm bảo được sự tương thích cao của hệ thống. Điểm hạn chế của công nghệ này chính là bảo mật, vì vậy cần có chính sách an ninh mạng đi kèm khi triển khai.

Xu hướng tích hợp của các phần mềm, hay nói chính xác là sự tích hợp

về tính năng và công nghệ của phần mềm. Đây là yêu cầu chung của sự phát triển, các phần mềm không thể hoạt động độc lập trong cùng một hệ thống như trước kia. Một kiến trúc phần mềm tổng thể là giải pháp chiến lược cho các hệ thống thông tin ngày nay. Trước hết là sự đảm bảo cho việc đầu tư có hiệu quả, tránh lãng phí; Sau là đảm bảo cho sự “thông suốt” của quá trình trao đổi thông tin với các hệ thống thông tin trong và ngoài, hạ chế được các nguy cơ tiềm ẩn bên trong hệ thống. Điểm cần lưu ý để kiến trúc phần mềm này có thể hoạt động đòi hỏi phải có sự chuẩn hóa các kỹ thuật từ phần cứng cho đến phần mềm, các chuẩn an ninh mạng, an ninh dữ liệu và sự hỗ trợ của môi trường pháp lý đi kèm.

Xu hướng phát triển và sử dụng phần mềm nguồn mở. Xu thế phát triển

và ứng dụng phần mềm nguồn mở hiện nay đang diễn ra khá mạnh. Phát triển phần mềm nguồn mở giúp giảm sự lệ thuộc vào các hãng phần mềm lớn, tạo thêm sự lựa chọn cho người sử dụng, tạo cơ hội kinh doanh mới và nâng cao khả năng phát triển cho các DN phần mềm trong nước, tạo điều kiện cho các quốc gia có lối thoát trước sức ép bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Xu hướng phát triển công nghệ lưu trữ. Thời gian gần đây, các công

nghệ lưu trữ ngày càng được nhắc đến nhiều như một phần quan trọng của xu hướng phát triển CNTT. Có thể nhận thấy, một cuộc bùng nổ thông tin lớn chưa từng có đang diễn ra và công nghệ lưu trữ sẽ đóng vai trò quyết định

93

trong việc thu thập, lưu trữ và xử lý số thông tin một cách hiệu quả, tránh tình trạng hỗn loạn thông tin. Từ nhiều năm, các cơ quan, đơn vị mua băng từ, ổ cứng để gắn thêm vào máy tính phục vụ lưu trữ tuỳ theo nhu cầu. Nhưng áp lực cần bảo vệ nhiều dữ liệu hơn qua những khoảng thời gian lớn hơn đã làm nổi lên vai trò quan trọng của việc lưu trữ.

* Quan điểm, định hướng về ứng dụng CNTT:

Ngày 01/7/2014, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Trong đó chỉ rõ quan điểm là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công nghệ thông tin như là một công cụ hữu hiệu tạo lập phương thức phát triển mới và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; là một trong những động lực quan trọng phát triển kinh tế tri thức, xã hội thông tin, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế; góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững đất nước.

Ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin là một yếu tố quan trọng bảo đảm thực hiện thành công ba đột phá chiến lược, cần chú trọng ưu tiên trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội.

Ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực, song có trọng tâm, trọng điểm. Ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công, trước hết là trong lĩnh vực lien quan tới doanh nghiệp, người dân như giáo dục, y tế, giao thông, nông nghiệp; uuw tiên phát triển công nghệ phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn với thu hút các tập đoàn công nghiệp, công nghệ thông tin đa quốc giá, hình thành các trung tâm nghiên cứu – phát triển.

Đầu tư cho công nghệ thông tin là đầu tư cho phát triển và bảo vệ đất nước, cần đi trước một bước trên cơ sở quản lý tốt (quản lý đến đâu, phát triển

94

tới đó); tăng cường khả năng làm chủ, sáng tạo công nghệ, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, giữ vững chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước ở việt nam (Trang 97 - 102)