Kinh nghiệm của một số quốc gia:

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước ở việt nam (Trang 31 - 44)

1.2.1.1. Kinh nghiệm của Mỹ:

Ngay từ rất sớm, Chính phủ Mỹ đã có những quy định chính sách mạnh mẽ nhằm khai thác lợi thế CNTT tăng hiệu năng, giảm chi phí hoạt động cho bộ máy công quyền cũng như làm cho Chính quyền phục vụ công dân tốt hơn. Quy định đầu tiên có thể kể đến là Luật giảm thiểu giấy tờ 1995 (Paperwork Reduction Act of 1995). Tiếp theo đó, Luật Clinger-Cohen 1996 ( Clinger- Cohen Act of 1996 ), theo đó, vai trò, nhiệm vụ của các lãnh đạo CNTT được xác định rõ trong tổ chức chính quyền, đồng thời hướng dẫn các cơ quan liên bang tập trung nhiều hơn vào kết quả đạt được thông qua đầu tư CNTT, đồng thời minh bạch hóa mua sắm CNTT liên bang.

Năm 1988, Luật loại bỏ công việc giấy tờ Chính phủ được ban hành (Gorvernment Paperwork Elimination Act - GPEA)), trong đó tập trung các nội dung quy định về tính pháp lý của chữ ký số và các văn bản điện tử nhằm thay thế các văn bản giấy.

Năm 2002, đánh dấu một bước mới trong lộ trình phát triển chính phủ điện tử của Mỹ bằng sự ra đời của Luật CPĐT ( E-Government Act of 2002) và Chiến lược chính phủ điện tử, với những quy định mở đường cho nâng cao việc quản lý và xúc tiến CPĐT. Trong đó xác định rõ một số bất cập cần giải

24

quyết, ví dụ như: có quá nhiều website, form mẫu trùng nhau (ví dụ để có trợ cấp phát triển kinh tế, một cơ quan tìm thấy 1000 biểu mẫu tại 250 cơ quan liên bang, các biểu mẫu này gần giống nhau). Các mục tiêu chính hướng đến

là: Tạo điều kiện cho người dân dễ tìm, dễ sử dụng các dịch vụ một cửa chất

lượng của chính phủ (G2C), đơn giản hóa thủ tục bằng việc giảm bớt việc cung cấp dữ liệu trùng lặp (G2B), tạo thuận lợi cho công tác báo cáo, tham gia phối hợp cung cấp dịch vụ người dân (G2G), giảm chi phí, tăng chất lượng công tác hành chính, giảm thời gian xử lý (IEE).

Các giải pháp Mỹ đưa ra nhằm đạt các mục tiêu gồm: Cung cấp các dịch vụ trực tuyến, tài liệu đào tạo, chia sẻ thông tin và tích hợp dự liệu giữa các cơ quan nhà nước khi phù hợp và khả thi; đơn giản hóa, tổ chức lại các thủ tục và thúc đẩy sự phối hợp thu thập dữ liệu, phổ biến bài học thành công để giảm chi phí, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, nguồn nhân lực, mua sắm, xác định các phương pháp đánh giá thành công và giám sát, đánh giá thường xuyên hiệu quả; giảm sự trùng lặp, dư thừa trong việc cung cấp dịch vụ người dân, giảm giá thành. Một trong những giải pháp quan trọng là ứng dụng kiến trúc nghiệp vụ liên bang (FEA), chọn lựa các dự án được ưu tiên triển khai. Trong đó có triển khai xác thực điện tưử, để đảm bảo các nhu cầu an ninh.

Tháng 4/2003, Mỹ tiếp tục ban hành chiến lược chính phủ điện tử. Trong đó đánh giá những kết quả đạt được từ việc thực hiện Chiến lược lần trước và xác định các thách thức, rào cản cần đương đầu trong giai đoạn tiếp theo, chúng không tập trung nhiều ở vấn đề công nghệ mà chủ yếu tập trung vào việc thay đổi chính sách và hành vi. Cụ thể như: Hỗ trợ của lãnh đạo, chủ nghĩa địa phương, minh bạch hiệu quả trong tài chính, nhận thức hiểu biết về các dự án, sáng kiến CPĐT, sự tích hợp các hệ thống thông tin giữa các cơ quan, theo kịp các xu thế công nghệ (băng rộng, sự tương hợp, dịch vụ web, bảo mật và bảo vệ riêng tư). Từ đó, Chiến lược xác định rõ mục tiêu cho giai

25

đoạn tiếp theo là: Cung cấp nhiều hơn, tốt hơn, rẻ hơn các dịch vụ cho công dân, thông qua các nhóm làm việc trong và liên cơ quan, giảm các hệ thống dư thừa. Cụ thể:

- Đơn giản hóa các quy trình làm việc để cải thiện dịch vụ tới công dân. Áp dụng nguyên tăc của thương mại điện tử “buy once use many, collect once use many” (mua một lần sử dụng nhiều lần, thu thập một lần sử dụng nhiều lần).

- Sử dụng các quy trình ngân sách hàng năm và các yêu cầu khác để hỗ trợ triển khai CPĐT.

- Cải thiện việc triển khai các dự án bằng việc nâng cao chất lượng nhóm làm việc CNTT (chất lượng, kỹ năng nhóm triển khai dự án, thông tin dự án, đào tạo…)

- Tiếp tục hiện đại hóa quản lý CNTT tại các nhóm nghiệp vụ (quản lý đầu tư CNTT). Xác định các sự trùng lặp các nhóm nghiệp vụ (quản lý tài chính, dữ liệu và thống kêm nguồn nhân lực, phúc lợi tài chính, điều tra tội phạm, giám sát sức khỏe cộng đồng).

- Gắn liền trách nhiệm người lãnh đạo trong triển khai chính phủ điện tử.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của Australia:

Australia nằm trong nhóm các nước có hạ tầng thông tin và truyền thông, CPĐT hiện đại nhất thế giới. Các chiến lược phát triển CPĐT trên quy mô quốc gia được bắt đầu vào khoảng cuối những năm 90.

Đầu tiên phải kể đến tuyên bố chính sách 1997 của Thủ tướng “Đầu tư

cho phát triển” (Investing for Growth) đã chỉ ra tầm quan trọng của kỷ

nguyên thông tin đối với sự thịnh vượng của quốc gia và cách thức Chính phủ xúc tiến và trợ giúp phát triển môi trường trực tuyến. Nhằm xúc tiến CPĐT, Chính phủ liên bang đã có những chiến lược riêng cho Chính phủ điện tử.

Chiến lược đầu tiên phải kể đến là “Chính phủ trực tuyến” (Government

26

Mở rộng lợi ích của cách mạng CNTT cho các cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp, tạo một môi trường nơi tất cả các giao dịch của Chính phủ được cung cấp mọi lúc tới mọi người, có những dịch vụ dễ dùng và cho phép người dân tương tác với Chính phủ một cách tự nhiên nhất, làm cho Chính phủ gần dân hơn để khuyến khích người dân tương tác với Chính phủ. Trong giai đạn này, cơ sở hạ tầng khóa công khai (PKI) được phát triển, hệ thống đấu thầu điện tử (AusTender) được đưa vào thử nghiệm, mạng Fedlink (mạng ảo) cung cấp truyền thông bảo mật giữa các cơ quan Chính phủ thông qua Internet được hình thành.

Giai đoạn tiếp theo phát triển chính phủ điện tử được đánh dấu bằng

chiến lược “Dịch vụ tốt hơn, Chính phủ tốt hơn” (Better Services, Better

Government) bắt đầu từ tháng 11 năm 2002 với mục đích đề ra: “chuyển đổi từ mức đưa thông tin và các dịch vụ Chính phủ trực tuyến với người dân và doanh nghiệp tới mức ứng dụng tích hợp và toàn diện công nghệ mới cho cung cấp dịch vụ, thông tin Chính phủ và công việc hành chính”, với 6 mục tiêu cụ thể:

1. Đạt được hiệu quả lớn hơn trong đầu tư (quan tâm lớn hơn đến bản quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền tri thức như tài nguyên chia sẻ giữa các tổ chức liên bang, chia sẻ và tái sử dụng tài sản).

2. Đảm bảo truy nhập tiện lợi tới các dịch vụ và thông tin Chính phủ (đa kênh truy nhập, phát triển công vụ tìm kiếm).

3. Cung cấp những dịch vụ đáp ứng nhu cầu của các đối tượng gia đình, doanh nghiệp, các tổ chức công dân/civic organisations Autralia.

4. Tích hợp các dịch vụ liên quan (bao gồm các yêu cầu về kiến trúc, chuẩn).

5. Tạo thói quen và xây dựng lòng tin của người dùng trong sử dụng công nghệ mới.

27

6. Nâng cao tính gần dân trong quá trình xây dựng chính sách. Trong giai đoạn này Australia áp dụng công nghệ mới cho quản lý hành chính, thông tin và các dịch vụ Chính phủ, tiếp tục phát triển các vấn đề về xác thực, gia tăng sự kết nối vào mạng FedLink. Một công việc quan trọng khác là xây dựng Khung tương tác (Interoperability Framework) giữa các cơ quan chính quyền.

Giai đoạn gần đây nhất được đánh dấu bằng chiến lược “Chính phủ đáp

ứng” (Responsive Government) bắt đầu từ tháng 3/2006, với 4 mục tiêu lớn:

1. Đáp ứng nhu cầu người dùng, quan tâm đến vấn đề: an ninh, tính riêng tư, đánh giá nhu cầu, sở thích, xây dựng các tài khoản người dùng và dịch vụ cá nhân hóa, theo dõi tình trạng dịch vụ, nâng cao nhận thức người dùng, tăng cường sự tham gia của người dân vào các hoạt động chính phủ trực tuyến.

2. Cung cấp các dịch vụ kết nối, trong đó tập trung các vấn đề, cải cách quy trình thủ tục (giảm ác quy trình trùng lặp, thừa), bảo đảm công nghệ (công nghệ, dịch vụ, quy trình kết nối, sự tuân theo chuẩn của các cơ quan để có thể kết nối.

3. Đầu tư kinh phí hiệu quả, trong đó quan tâm các vấn đề: Xây dựng khu đầu tư, nâng cao năng lực quản lý dự án, tăng cường chia sẻ, sử dụng lại các hệ thống.

4. Nâng cao năng lực của khu vực công. Trong đó quan tâm các vấn đề, khả năng cung cấp dịch vụ (con người, quy trình, yếu tố phi công nghệ, công nghệ, khả năng quản lý thông tin, tri thức, trách nhiệm triển khai,…), kỹ năng ứng dụng CNTT nguồn nhân lực trong cơ quan nhà nước, mua sắm ICT (có sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước), quản lý cán bộ (đặc biệt vấn đề chuyển đổi chỗ làm việc), bảo đảm môi trường pháp lý cung cấp dịch vụ kết nối.

1.2.1.3 Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Với tầm nhìn chiến lược và sự quyết tâm phát triển chính phủ điện tử gắn với phát triển kinh tế - xã hội, cho đến nay, Chính phủ điện tử của Hàn

28

Quốc đã được phát triển qua nhiều giai đoạn và hiện là một trong các nước có CPĐT phát triển dẫn đầu thế giới. Có thể tóm tắt các giai đoạn phát triển CPĐT của Hàn Quốc như sau:

- Giai đoạn đầu tiên là “Xây dựng nền tảng chính phủ điện tử (‘87’-

00)”. Xây dựng các cơ sở dữ liệu (CSDL) quan trọng thông tin hành chính

như: Đăng ký dân cư, bất động sản, phương tiện giao thông nhờ việc triển khai dự án các hệ thống thông tin quốc gia cơ bản, xây dựng hạ tầng truyền thông Chính phủ điện tử thông qua dự án hạ tầng thông tin Hàn Quốc (KII) (‘94’ – 97), thiết lập cơ sở hạ tầng tích hợp giữa các cơ quan chính phủ bằng cách tập trung vào các đơn vị nghiệp vụ (trong khu vực giới hạn).

- Giai đoạn thứ hai được gọi là “Triển khai chính phủ điện tử đầy đủ

(’01’ - 02)”. Triển khai thực hiện 11 sáng kiến, bao gồm dịch vụ truy cập một

cửa trực tuyến (single window) cho công dân trực tuyến (G4C), dịch vụ mua sắm điện tử E-Procurement (G2B), hệ thống thông tin tài chính quốc gia, xây dựng Luật CPĐT (3/2001).

- Giai đoạn thứ ba là “ Phát triển nâng cao chính phủ điện tử (’03-

’07)”. Bao gồm 31 dự án, chia làm 4 lĩnh vực chính ưu tiên ( đổi mới dịch vụ

dân sự, đổi mới cách thức hoạt động của Chính phủ, đổi mới quản lý tài nguyên thông tin và cải thiện môi trường pháp lý). Ngoài ra, xây dựng hệ thống chia sẻ thông tin hành chính tổng hợp, bảo đảm sự tham gia trực tuyến của người dân vào các hoạt động cơ quan nhà nước, tăng cường kết nối theo chiều ngang và dọc giữa các cơ quan nhà nước.

- Giai đoạn tư: “Phát triển thế hệ tiếp theo của Chính phủ điện tử -

Chính phủ số của người dân” ( ’07-’12).

Để phát triển CPĐT giai đoạn mới, tháng 12/2007 Hàn Quốc đưa ra kế hoạch tổng thể cho CPĐT thế hệ tiếp theo đến năm 2012. Trong đó, xác định tầm nhìn “Chính phủ số của người dân tốt nhất thế giới” với các mục tiêu cụ

29

thể sau: Cung cấp dịch vụ tùy biến cho người dân, lấy người dân là trung tâm bằng việc tích hợp các dịch vụ hướng tới nhu cầu người dân và doanh nghiệp; tăng tốc đổi mới chính phủ hướng hệ thống bằng việc xây dựng hệ thống dịch vụ hành chính thông minh; nâng cấp hệ thống dự phòng cho một xã hội an toàn bằng việc cung cấp mạng thông tin thời gian thực đối với các vấn đề an ninh xã hội; xây dựng nền tảng cho sự phát triển bền vững chính phủ điện tử bằng việc nâng cấp hạ tầng chính phủ điện tử.

Các chiến lược thực hiện bao gồm:

- Thiết lập cấu trúc quản lý phù hợp: Thiết lập một hệ thống mà tất cả các đối tác có thể tham gia đóng góp xây dựng CPĐT (những người thực hiện, các nhà học thuật, các viện nghiên cứu…). Tăng cường mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và địa phương, xây dựng hệ thống trao đổi, hợp tác với thành phần cốt lõi là các CIO của các cơ quan, thiết lập các quy trình để thu thập sự đồng thuận của người dân đối với các thủ tục trong các dự án Chính phủ số.

- Đổi mới quy trình: Cải tiến môi trường pháp lý và các quy trình công việc, cải tiến các quy định phù hợp mối quan hệ khu vực hành chính công điện tử và quan hệ khu vực công – tư.

- Tăng cường các hệ thống quản lý hiệu quả: Thiết lập các quy trình quản lý hiệu quả như các tiêu chuẩn đo lường, các mục tiêu, đánh giá hiệu quả, thành lập văn phòng quản lý dự án PMO và phát triển các chương trình đào tạo PMO, thiết lập hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ chính phủ điện tử như quản lý chất lượng, quản lý thay đổi, và đo lường mức độ vận hành.

- Tăng cường quản lý nguồn nhân lực chính phủ điện tử: Đào tạo chuyên gia CNTT (quản lý dự án, an toàn an ninh…). Cung cấp các chương trình đào tạo CNTT và truyền thông dành cho các CEO, CIO, cán bộ…

30

- Củng cố vị trí dẫn đầu thế giới, nâng cao mối quan hệ CPĐT với các tổ chức quốc tế, nước ngoài, mở rộng sự hiện diện toàn cầu, tăng cường hỗ trợ các chuẩn quốc tế, xác thực quốc tế, thúc đẩy mô hình chính phủ điện tử Hàn Quốc.

Lộ trình thực hiện cụ thể là:

- Năm 2007: Giai đoạn 1 - chuẩn bị. Xây dựng kế hoạch tổng thể và các kế hoạch hành động.

- Năm 2008: Giai đoạn 2 - xây dựng nền tảng. Xác định tính khả thi của các dự án. Xây dựng năng lực cho triển khai và quản lý cấu trúc tổ chức.

- 2009 - 2011: Giai đoạn 3 - thiết lập hệ thống. Triển khai toàn diện các hệ thống đã được phát triển.

- 2012: Giai đoạn 4 - tích hợp. Nâng cao hiệu quả bằng việc tích hợp các hệ thống và cung cấp các dịch vụ chất lượng cao hơn.

Các nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện đó là: Tích hợp các dịch vụ hướng tới nhu cầu người dân và doanh nghiệp; xây dựng hệ thống dịch vụ hành chính thông minh; cung cấp mạng thông tin thời gian thực đối với các vấn đề an ninh xã hội; nâng cấp hạ tầng chính phủ điện tử cơ bản.

1.2.1.4. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Nhật bản cùng với Hàn Quốc là những nước có Chính phủ điện tử mạnh nhất Châu Á hiện nay, đồng thời cũng nằm trong nhóm đầu của thế giới. Nhật Bản quan niệm Cách mạng thông tin mang tầm quan trọng lịch sử, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với xã hội Nhật Bản. Nhật Bản phát triển Chính phủ

điện tử trong chiến lược tổng thể “ Nhật Bản điện tử” (e –Japan) nhằm sử

dụng công nghệ thông tin như công cụ để thực tế hóa một Nhật Bản “không khoảng cách”, mọi người có thể hưởng lợi về công nghệ thông tin, đây là chiến lược phát triển hướng tới hầu khắp các nhu cầu xã hội. Việc phát triển chính phủ điện tử thông qua các chiến lược quốc gia được bắt đầu vào năm

31

2000 và hiện nay đã và đang trải qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn đều gắn liền với một mục tiêu cụ thể.

Giai đoạn đầu tiên, hướng tới phát triển Cơ sở hạ tầng (CSHT) là một

phần nằm trong chiến lược e-Japan (2000). Chiến lược e-Janpan nhằm hướng tới: Thiết lập cơ sở hạ tầng mạng siêu tốc; tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại điện tử; thực tế hóa Chính phủ điện tử; bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao.

Trong giai đoạn này, Nhật Bản hướng vào giải quyết các vấn đề sau: - Số hóa công tác hành chính trong chính quyền địa phương và trung ương. Các công việc quản lý hành chính cải cách để loại bỏ giấy tờ, nhận thức

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước ở việt nam (Trang 31 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)