Thống kê tỷ lệ CBCNV sử dụng thư điện tử trong công việc có ý nghĩa rất quan trọng, bởi nó giúp cho việc đánh giá hiệu quả khai thác hạ tầng máy tính và hạ tầng mạng cho công việc của mỗi CBCNV và của các cơ quan. Số liệu này không chỉ phản ánh hành vi của CBCNV, mà còn phản ánh chính sách, môi trường ứng dụng CNTT tại mỗi cơ quan nhà nước. Biểu đồ dưới
49
đây phản ánh tỷ lệ CBCNV sử dụng email trong công việc của CQCP và CQĐP trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014.
Bảng 2.4. Tỷ lệ CBCNV sử dụng thư điện tử trong công việc
Năm Cơ quan
Chính phủ Cơ quan địa phương 2010 67.70% 47.00% 2011 72.10% 43.20% 2012 67.30% 34.50% 2013 72.90% 49.70% 2014 70.50% 48.80%
Nguồn: Bộ Thông tin truyền thông và Hôi Tin học Việt Nam
Biểu đồ cho thấy rằng, từ năm 2010, tỷ lệ CBCNV sử dụng thư điện tử trong công việc đạt được tỷ lệ tương đối cao, CQCP đạt 67.7% và CQĐP là 47%. Tuy vậy, các năm sau đó, tỷ lệ này có diễn biến khác nhau giữa CQCP và CQĐP. Theo đó, năm 2011 tỷ lệ này của CQCP đạt 72.1%, trong khi đó CQĐP giảm xuống và đạt 43.2%; sang năm 2012, tỷ lệ sử dụng e.mail của CQCP và CQĐP đều giảm mạnh (đạt lần lượt khoảng 67.3% và 34.5%). Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này được cho là xuất phát từ chính sách, môi trường cho ứng dụng này, đó là thiếu sự quyết liệt từ khâu chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, đến việc thiếu quyết tâm của CBCNV trong quá trình thực thi Tuy vậy, đến năm 2013, tỷ lệ này tăng mạnh, đặc biệt CQĐP có sự tăng đột phá (tăng trên 15%) so với năm 2012. Một lí do chính tạo ra điều này chính là nhờ sự chỉ đạo, hướng dẫn quyết liệt của Chính phủ, của Bộ TTTT (trong đó phải kể đến là Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị riêng về việc sử dụng thư điện tử trong công việc).
50
Theo số liệu thống kê, đến năm 2014, tỷ lệ CBCNV sử dụng e.mai trong công việc giảm so với năm trước, trong đó CQCP giảm trên 2,4% và CQĐP giảm 0,9%.
Có thể thấy rằng, đến nay tỷ lệ CBCNV sử dụng thư điện tử trong công việc đạt tương đối cao. Tuy vậy, nếu đối chiếu với tỷ lệ số máy tính trên tổng số CBCNV và tỷ lệ máy tính được kết nối internet, thì tỷ lệ sử dụng thư điện tử theo thống kê là chưa tương xứng. Thực tế cho thấy rằng, không phải một bộ phận chưa sử dụng thư điện tử vì công việc không yêu cầu, mà xuất phát từ một số tồn tại như: Chưa có thói quen sử dụng bản giấy (vẫn còn tư tưởng giấy trắng mực đen), không biết sử dụng hoặc biết không nhiều nên né tránh sử dụng,… Bên cạnh đó, một nguyên nhân khiến tỷ lệ sử dụng thư điện tử chưa cao hơn cần xem xét đến đó là đã giao dịch qua phần mềm QLVB- ĐHCV qua mạng.
2.2.5. Tỷ lệ cơ quan sử dụng phần mềm quản lý văn bản - điều hành công việc qua mạng (QLVB-ĐHCV):
Cùng với việc sử dụng thư điện tử, Phần mềm QLVB-ĐHCV qua mạng là một công cụ quan trọng để hiện thực hóa việc sử dụng và giao dịch bằng văn bản điện tử thay thế văn bản điện tử, giao dịch qua phương tiện điện tử thay thế phương thức giao dịch truyền thống. Công cụ này có thể bị hạn chế về phạm vi giao dịch với môi trường bên ngoài (vì lí do chưa kết nối hoặc chưa tương thích với hệ thống khác bên ngoài), nhưng đây là công cụ rất hiệu quả cho hoạt động giao dịch nội bộ một tổ chức, bởi ngoài chức năng truyền tải, nó còn có chức năng lưu trữ thống nhất, đồng bộ trong hệ thống.
Bưới đây là biểu đồ tỷ lệ triển khai ứng dụng Phần mềm QLVB-ĐHCV qua mạng của CQCP và CQĐP trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014.
51
Bảng 2.5. Tỷ lệ triển khai Phần mềm QLVB-ĐHCV qua mạng
Năm Cơ quan
Chính phủ Cơ quan địa phương 2010 95.70% 92.10% 2011 96.00% 96.80% 2012 100.00% 96.80% 2013 100.00% 95.20% 2014 100.00% 98.40%
Nguồn: Bộ Thông tin truyền thông và Hôi Tin học Việt Nam
Số liệu trên biểu đồ cho thấy tỷ lệ cơ quan nhà nước triển khai khai ứng dụng QLVB-ĐHCV qua mạng khá cao. Từ năm 2010, 92.1% CQĐP và 95.7% CQCP triển khai ứng dụng phần mềm này. Đến năm 2011, tỷ lệ này tăng lên so với trước đó, đặc biệt CQĐP có bước tăng mạnh từ 92.1% năm 2010 lên 96.8%. CQCP có tăng nhưng không đáng kể. Năm 2012, trong khi CQĐP vẫn duy trì tỷ lệ như trước, thì CQCP tăng mạnh và đạt tỷ lệ 100% cơ quan triển khai ứng dụng phần mềm QLVB-ĐHCV. Đến năm 2013, CQCP vẫn duy trì tỷ lệ đạt trược trước đó, CQĐP tỷ lệ này lại giảm (giảm gần 2%). Đến năm 2014, tỷ lệ này của CQĐP được cải thiện rõ rệt, tăng từ trên 95.2% lên trên 98.4%, CQCP vẫn duy trì tỷ lệ 100%.
Như vậy, đến nay về cơ bản tất cả các cơ quan nhà nước đã triển khai ứng dụng phần mềm QLVB-ĐHCV qua mạng. Tuy vậy, đây chỉ mới coi là bức tranh chung về mặt triển khai phần mềm, mà chưa phản ánh được kết quả ứng dụng cụ thể phần mềm này trong mỗi cơ quan, đơn vị. Nội dung này sẽ phân tích kỹ hơn tại các phần sau.
52