Những kết quả chủ yếu:

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước ở việt nam (Trang 86 - 88)

Từ kết quả phân tích, đánh giá trên đây cho thấy rằng trong gia đoạn 2011-2014, các Bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai ứng dụng CNTT và đạt được nhiều kết quả quan trọng: Hệ thống chính sách ứng dụng CNTT không ngừng được hoàn chỉnh và đồng bộ; hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin ngày càng hoàn thiện, hiện đại, kết nối tốc độ cao; việc triển khai sử dụng hệ thống thư điện tử, hệ thống QLVB-ĐHCV qua mạng và các ứng dụng CNTT khác như quản lý tài chính - kế toán, quản lý nhân sự, quản lý tài sản tại cơ quan nhà nước bước đầu phát huy hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí quản lý; dịch vụ công trực tuyến mức độ cao (mức độ 3, 4) đang được tăng cường triển khai, cho phép người dân và doanh nghiệp khai báo, gửi đăng ký biểu mẫu điện tử và tiến hành thanh toán phí dịch vụ qua mạng; các hệ thống thông tin quan trọng như đấu thầu điện tử, thuế điện tử, hải quan điện tử đã đưa vào sử dụng, góp phần cải cách, nâng cao chất lượng hoạt động hành chính cũng như năng lực cạnh tranh của Việt Nam.

* Về chính sách ứng dụng CNTT: Rất nhiều văn bản về cơ chế, chính

sách, chương trình, kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT đã được các cơ quan có thẩm quyền từ Trung ương đến địa phương ban hành, góp phần định hướng và tạo hành lành pháp lý thuận lợi cho triển khai các ứng dụng.

* Về hạ tầng kỹ thuật: Đến nay, 95% CBCNV của CQCP và 65% của

79

suất đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng an toàn thông tin tăng nhiều hơn so với giai đoạn trước đó.

* Về hạ tầng nhân lực: Tỷ lệ CBCNV biết sử dụng máy tính trong công

việc tương đối cao, tại CQĐP đạt 85.2% và tại CQCP đạt 92.5% . Số lượng CBCNV chuyên trách CNTT trên tổng số CBCNV trong các cơ quan nhà nước tăng lên hàng năm. Hiện tại, CQCP đã đạt tỷ lệ 04 chuyên trách về CNTT/100CBCNV và ở địa phương là 01 chuyên trách/100 CBCNV.

* Về ứng dụng CNTT: Tính trung bình trong cả nước, tỷ lệ sử dụng thư

điện tử trong công việc đạt trên 50%, trong đó tại địa phương đạt 48.8% và tại cơ quan trung ương đạt 70.5%. Đến nay, hầu hết các cơ quan thuộc Bộ, UBND tỉnh, thành phố đã triển khai ứng dụng phần mềm QLVB-ĐHCV qua mạng; các cơ quan thuộc Bộ, các Sở ban ngành, huyện, phường xã đạt tỷ lệ trên 80%. Một số loại văn bản đã được sử dụng văn bản điện tử hoàn toàn, trong đó tỷ lệ giai dịch trong nội bộ đạt trên 70% cơ quan đơn vị thực hiện, tỷ lệ này khi giao dịch với cơ quan ngoài đạt thấp hơn. Số cơ quan, đơn vị ứng dụng chữ ký số chưa cao, nhưng đã có sự chuyển biến tích cực qua từng năm.

* Về cung cấp dịch vụ công: Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 1, 2

rất cao; dịch vụ công mức độ cao (mức độ 3, 4) chưa nhiều, nhưng đang có xu hướng tăng lên hàng năm.

* Về an toàn, bảo mật thông tin: So với giai đoạn trước, trong mấy năm

qua vấn đề về an toàn, an ninh thông tin đã được chú trọng hơn. Số cơ quan, đơn vị sử dụng tường lửa, lưu trữ dự phòng và số máy tính cài đặt phần mềm phòng diệt virus tăng nhiều hơn trước.

* Về môi trường tổ chức và chính sách ứng dụng CNTT: Nhìn chung vấn

đề này có sự thay đổi rõ nét so với giai đoạn trước đó. Hầu hết, các Bộ, tỉnh, thành phố thuộc Trung ương đều đã thành lập và duy trì hoạt động Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT và bố trí lãnh đạo Bộ, lãnh đạo tỉnh, thành phố phụ trách

80

mảng này. Cùng với đó, rất nhiều chính sách đảm bảo điều kiện, thúc đẩy ứng dụng CNTT được các Bộ, tỉnh thành phố ban hành.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước ở việt nam (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)