Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước ở việt nam (Trang 88 - 95)

Mặc dù trong giai đoạn 2011-2014, hoạt động ứng dụng CNTT đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy vậy, so với mục tiêu đề ra, cũng như so với tiềm lực CNTT hiện có của toàn xã hội, thì kết quả đạt được chưa tương xứng và còn bộc lộ nhiều hạn chế.

2.4.2.1. Những hạn chế, tồn tại:

* Về chính sách:

- Về chính sách chung: Một số chính sách thiếu tính thống nhất hoặc chưa kịp thời, làm giảm tính khả thi khi triển khai các chính sách khác. Điển hình:

Chính sách về giảm chi tiêu ngân sách trong hoạt động hành chính, đầu tư cho CNTT (đặc biệt là các dự án lớn) cũng thuộc danh mục xem xét cắt giảm hoặc tạm dùng triển khai. Điều này đã gây ra sự ngưng trệ, hoặc gián đoạn việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, cũng như cập nhật công nghệ mới phục vụ ứng dụng CNTT.

Chính sách về lưu trữ hồ sơ, tài liệu điện tử: Đến nay, các Bộ có chức năng vẫn chưa thể ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết về thực hiện lưu trữ, quản lý hồ sơ, tài liệu điện tử (mặc dù, Luật, Nghị định đã quy định về vấn đề này đã ban hành nhiều năm). Chính vì vậy, văn bản điện tử vẫn chưa thể có giá trị pháp lý đầy đủ để các cơ quan nhà nước cũng như xã hội yên tâm sử dụng, thừa nhận. Đây là một yếu tố lí giải vì sao mức độ sử dụng văn bản điện tử còn hạn chế.

Chưa có chính sách riêng về định hướng công nghệ, mô hình chung về ứng dụng CNTT, cũng như các chính sách đã ban hành chưa chú trọng, không rõ ràng về nội dung này. Chính vì điều này đã dẫn tình trạng hiện nay có nhiều sự khác nhau về công nghệ, mô hình ứng dụng CNTT giữa các Bộ, các địa

81

phương. Đây chính là lí do tại sao sự kết nối giữa các hệ thống gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí không thế kết nối do không tương thích về công nghệ.

Chính sách về thanh toán tài chính: Theo quy định hiện hành, hầu hết các hồ sơ thanh toán chí phí liên quan hoạt động quản lý nhà nước đều yêu cầu văn bản giấy. Như vậy có thể nói một lượng văn bản lớn chưa thể sử dụng văn bản điện tử và giao dịch qua phương tiện điện tử.

- Về chính sách nội bộ: Còn nhiều cơ quan chưa xây dựng quy chế, quy định về ứng dụng CNTT trong cơ quan, như quy định về quản lý, sử dụng hệ thống thư điện tử, phần mềm QLVB-ĐHCV, an toàn, bảo mật thông tin; hoặc đã xây dựng nhưng thực hiện không hiệu quả.

* Về hạ tầng kỹ thuật:

Các hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thông tin triển khai trong nội bộ cơ quan nhà nước chủ yếu được cài đặt riêng rẽ, thiếu kết nối trên diện rộng, dữ liệu ít được đồng bộ với nhau, chưa được khai thác hết tính năng thiết kế. Điều này dẫn đến hiệu quả đầu tư không cao, gây lãng phí.

Bên cạnh đó, nhiều cơ quan chưa quan tâm, chưa hợp tác trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu để chia sẻ, liên kết với các cơ quan liên quan, hoặc dùng chung trên cơ sở dữ liệu quốc gia. Đây là một rào cản trong việc ứng dụng CNTT để cải cách TTHC.

* Về hạ tầng nhân lực:

Trình độ, thói quen ứng dụng CNTT của CBCNV và người dân còn hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp, tiếp nhận các dịch vụ của các cơ quan nhà nước thông qua ứng dụng CNTT; một bộ phận CBCNV chưa có thói quen, kỹ năng ứng dụng CNTT, đặc biệt là các ứng dụng CNTT đặc thù, chuyên ngành, chưa hình thành văn hóa chia sẻ thông tin. Cùng với đó, nhiều cán bộ lãnh đạo chưa thực sự quan tâm chỉ đạo, thiếu quyết liệt, chưa gương

82

mẫu trong ứng dụng CNTT. Đây đang được coi là một rào cản rất lớn cản trở việc ứng dụng CNTT.

Ngoài ra, còn nhiều cơ quan chưa thực sự chú trọng đến việc tăng cường đội ngũ chuyên trách về CNTT và an toàn thông tin. Chính điều này, các cơ quan chưa có đủ cán bộ chuyên trách CNTT để đáp ứng yêu cầu công việc, cũng như bị động trước những nguy cơ mất an toàn thông tin.

* Về sử dụng văn bản điện tử:

Tỷ lệ các văn bản điện tử được trao đổi qua mạng còn rất hạn chế; một số cơ quan nhà nước vẫn chưa tận dụng triệt để các điều kiện hiện có để trao đổi, xử lý văn bản điện tử. Việc trao đổi hồ sơ xử lý giữa các đơn vị liên quan chủ yếu vẫn sử dụng qua hình thức giấy tờ, các văn bản giao dịch điện tử chủ yếu là văn bản không có giá trị cao.

* Dịch vụ công trực tuyến mức độ cao (mức độ 3, 4) được cung cấp còn

hạn chế, chưa hiệu quả; mức độ sẵn sàng sử dụng các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao của người dân và doanh nghiệp còn chưa cao.

* Các trang, cổng thông tin điện tử các Bộ, chính quyền địa phương

chưa thật sự theo nguyên tắc lấy người dân làm trọng tâm: Thông tin cung cấp chưa đầy đủ, thiếu tính cập nhật; chưa triển khai hoặc không thường xuyên duy trì các mục, chuyên mục giao tiếp 2 chiều với công dân (hỏi đáp, lấy ý kiến,…)

Trên đây là một số mặt hạn chế cơ bản làm hạn chế hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước ở Việt Nam trong thời gian qua.

2.4.2.2. Nguyên nhân:

* Nguyên nhân của từng hạn chế:

- Về chính sách:

Nhận thức, hiểu biết về chủ trương, quan điểm, định hướng phát triển ứng dụng CNTT không thống nhất, không đầy đủ của một số cơ quan liên

83

quan. Từ đó, dẫn đến chính sách của ngành này không đồng bộ với chính sách của ngành khác; tinh thần trách nhiệm, sự phối hợp giữa các cơ quan được phân công chưa cao, dẫn đến chậm trễ trong việc xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai; cơ quan quản lý nhà nước về CNTT chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của việc định hướng về công nghệ và mô hình ứng dụng chung, từ đó dẫn đến không tham mưu để ban hành kịp thời chính sách về vấn đề này.

Nguyên nhân chính của việc nhiều cơ quan chưa ban hành quy định ứng dụng CNTT trong nội bộ, xuất phát từ việc các cơ quan đó chưa nhận thức được tầm quan trọng việc xây dựng quy định nội bộ đối với việc thúc đẩy ứng dụng CNTT trong nội bộ. Đối với cơ quan đã ban hành quy định nhưng không thực hiện được, chủ yếu là do không quy định rõ ràng về trách nhiệm, cũng như quy trình thực hiện, đồng thời chưa gắn liền triển khai ứng dụng CNTT với việc đơn giản hóa quy trình, thủ tục giải quyết công việc. Một nguyên nhân khác cần nhắc đến đó là quy định về lưu trữ, quản lý văn bản điện tử chưa rõ ràng, dẫn đến không khuyến khích các cơ quan triển khai.

- Về hạ tầng kỹ thuật:

Thiếu sự định hướng về công nghệ chung, dẫn đến có những sự khác nhau về công nghệ của hệ thống phần mềm ứng dụng giữa các cơ quan, dẫn đến việc kết với nhau rất khó khăn do không có sự tương thích.

Việc chưa khai thác hết tính năng của hạ tầng thông tin, một mặt do ý thức, năng lực khai thác thiết bị, phần mềm phục vụ công việc của CBCNV còn hạn chế; mặt khác có thể xuất phát từ việc phần mềm xây dựng không đồng bộ với quy trình giải quyết công việc trong thực tế,…

Đối với việc chưa chưa quan tâm, chưa hợp tác xây dựng cơ sở dữ liệu xuất phát từ các nguyên nhân như: Nhận thức về vai trò, ý nghĩa của xây dựng

84

và chia sẻ dữ liệu quản lý; không muốn chia sẻ thông tin vì thông tin không đầy đủ, không rõ ràng, minh bạch; lúng túng trong việc triển khai.

- Về hạ tầng nhân lực:

Các tồn tại nêu trên có thể xuất phát từ các nguyên nhân là: Chưa chú trọng và không thường xuyên làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng cho CBCNV; chưa có chế tài rõ ràng trong việc ứng dụng CNTT; chưa làm tốt công tác tuyên truyền về lợi ích, ý nghĩa của ứng dụng CNTT đối với CBCNV và xã hội;

Hạn chế của xây dựng đội ngũ chuyên trách CNTT, về cơ bản xuất phát từ hai nguyên nhân, đó là chưa có cơ chế đãi ngộ phù hợp để thu hút nguồn nhân lực này và thủ trưởng cơ quan chưa thực sự thấy hiệu quả của việc xây dựng lực lượng này, đặc biệt chưa chứ trọng đến vấn đề an toàn thông tin.

- Về sử dụng văn bản điện tử:

Việc số lượng văn bản giao dịch qua phương tiện điện tử có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau: Thiếu sự quyết liệt trong chỉ đạo, triển khai sử dụng; chưa thay đổi được tư duy “giấy trắng mực đen”, nên không sử dụng điện tử; kỹ năng sử dụng phương tiện điện tử hạn chế; nhiều văn bản vẫn phải sử dụng giấy theo quy định; phương tiện điện tử (phần mềm) không đáp ứng yêu cầu; quy định về lưu trữ, quản lý hồ sơ, tài liệu điện tử chưa rõ ràng.

- Về cung cấp dịch vụ công:

Các hạn chế của vấn đế này xuất phát từ một số nguyên nhân là: Các cơ quan nhà nước chưa có đủ năng lực để cung cấp dịch mức độ cao; thủ tục hành chính còn rườm rà, đòi hỏi nhiều giấy tờ; quan điểm quản lý nặng về tiền kiểm; tâm lý sợ trách nhiệm, sợ giảm quyền lực,… Vấn đề lưu trữ hồ sơ điện tử cũng là một nguyên nhân cản trở việc cung cấp dịch vụ mức độ cao.

Đối với việc người dân, doanh nghiệp chưa sẵn sàng sử dụng dịch vụ công mức độ cao, có thể xuất phát từ việc họ chưa có trang thiết bị kỹ thuật để

85

kết nối hoặc kỹ năng sử dụng hạn chế; quy trình sử dụng dịch vụ phức tạp, khó hiểu; thiếu thông tin hoặc không được hướng dẫn đầy đủ về các dịch vụ công trực tuyến mà cơ quan nhà nước đang cung cấp.

- Về Trang/Cổng thông tin điện tử:

Các Bộ, chính quyền địa phương chưa đánh giá đúng chức năng của công cụ này trong công tác thông tin, tuyên truyền, chia sẻ thông tin của website, đặc biệt chưa đề cao việc trao đổi thông tin 02 chiều trong hoạt động quản lý, từ đó, các cơ quan chưa thực sự đầu tư nguồn lực cho việc duy trì, phát triển website của mình.

* Nguyên nhân chung:

- Nhiều lãnh đạo các CQNN chưa thực sự coi CNTT là phương tiện chủ lực để đi tắt, đón đầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; một bộ phận lớn CBCNV chưa nhận đúng vị trí, vài trò của ứng dụng CNTT để thay đổi phương thức hoạt động, nâng cao năng suất lao động, cải cách quy trình, thủ tục hành chính; một bộ phận lãnh đạo cơ quan nhà nước chưa quyết tâm hành động trong ứng dụng CNTT, có nhận thức nhưng không hoặc chưa hành động quyết liệt.

- Nhiều cơ quan triển khai ứng dụng CNTT chưa gắn với đổi mới quy trình, thủ tục quản lý nội bộ, chưa gắn ứng dụng CNTT với trách nhiệm người đứng đầu và cả với CBCNV trong thực thi nhiệm vụ.

- Vai trò, năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành của Trung ương và địa phương về CNTT còn nhiều hạn chế, dẫn đến hiệu quả tham mưu ban hành chính sách và tổ chức thực thi chính sách nhiều lúc còn chưa đạt hiệu quả cao.

- Mặt bằng trình độ CNTT của CBCNV trong cơ quan nhà nước chưa cao, chưa theo kịp sự phát triển CNTT hiện đại.

86

Có thể những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đề cập trên đây là chưa đầy đủ, nhưng đây là những hạn chế và nguyên nhân được rút ra thực tế ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước trong giai đoạn vừa qua. Những vấn đề nêu ra trên đây thực sự là những rào cản hiện hữu làm hạn chế hiệu quả ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước. Nếu có những biện pháp phắc phục các hạn chế trên, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước ở Việt Nam.

87

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN

NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước ở việt nam (Trang 88 - 95)