Do nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế hàng hóa, xóa bỏ bao cấp chuyển sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, nền sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn, nhiều người không có việc làm, vì vậy vai trò của ngành thương mại, dịch vụ ngày càng quan trọng vì nó làm lưu thông hàng hóa nhanh, SX phát triển, tạo ra việc làm cho người LĐ.
Các ngành dịch vụ trong tỉnh ngày càng mở rộng mạng lưới kinh doanh, đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu phục vụ dân cư, góp phần giải quyết nhu cầu mua sắm của xã hội. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2009 là 33699,9 tỉ đồng, tăng 23.016 tỉ đồng so với năm 2005. Kim ngạch xuất khẩu cả năm 2011 tăng trưởng tốt ở hầu hết các mặt hàng đặc biệt là nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực và nhóm các mặt hàng nông sản chế biến.Kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt 10342,2 triệu USD, nhập khẩu 9126,8 triệu USD. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng cao do nhiều dự án được triển khai, doanh nghiệp ký được nhiều đơn hàng nên nhu cầu nhập vật tư, máy móc thiết bị đầu tư xây dựng, nguyên liệu phục vụ sản xuất tăng.
LĐ ngành thương mại và dịch vụ được thu hút chủ yếu từ đội ngũ chuyên viên kinh tế, kỹ thuật được đào tạo từ nhiều nguồn, nhiều nước khác nhau với một đội ngũ doanh nhân năng động, giàu kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh tế thị trường, có mối quan hệ rộng rãi với khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đông Nam Bộ và thế giới bên ngoài đã góp phần vào sự tăng trưởng ngành thương mại và dịch vụ.
Nhờ sự phát triển của ngành đã giải quyết được một khối lượng việc làm lớn cho lực lượng lao động. Năm 2000 số lao động làm việc trong ngành dịch vụ là 20 981 người mỗi năm tăng khoảng 10.000 người, tốc độ tăng trưởng lao động công nghiệp hàng năm là 114,5%.
Bảng 2.15: Tốc độ tăng trưởng của lao động trong ngành dịch vụ giai đoạn 2006 – 2010
Đơn vị:%
2000 2006 2008 2009 2010
Toàn ngành 100 110 115 125 143
LĐ thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng 100 123 133 141 165
LĐ vận tải, kho bãi TTLL 100 114 117 122 128
LĐ tài chính. Tín dụng 100 113 117 123 132
LĐ giáo dục và đào tạo 100 103 104 109 113
LĐ y tế và cứu trợ xã hội 100 110 118 123 133
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương qua các năm
Tốc độ tăng trưởng của lao động trong ngành dịch vụ từ năm 2000 đến năm 2010 là 143% (1,43 lần). Trong vòng 10 năm từ năm 2000 đến năm 2010 lao động trong lĩnh vực thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Năm 2010 là 165% (tăng hơn 1,65 lần so với năm 2000), lao động trong lĩnh vực vận tải kho bãi thông tin liên lạc tăng 1,28 lần và lao động trong giáo dục đào tạo tăng 1,13 lần.
Trong các ngành thương mại dịch vụ, ngành thu hút được nhiều LĐ nhất và đóng góp nhiều nhất vào cơ cấu GDP là ngành thương mại – nhà hàng và ngành vận tải – kho bãi – bưu điện. Hai ngành này đã giải quyết được 229.804 LĐ năm 2011, chiếm 90% số LĐ ngành thương mại dịch vụ và đóng góp 29% cho GDP của tỉnh với tổng số tiền là 5.412 tỷ đồng
Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do những năm gần đây Bình Dương
hình thành. Cộng với sự phát triển mạnh của các ngành xuất nhập khẩu các loại hàng hóa từ công nghiệp, nông nghiệp. Điều này đã thu hút một lượng lớn lao động phục vụ trong ngành thương nghiệp. Tỉnh cũng chú trọng phát triển du lịch thu hút du khách, đồng thời phát triển cùng với các điểm du lịch là các khách sạn và nhà hàng đã tạo sức hút lao động từ nông, công nghiệp sang phục vụ trong ngành dịch vụ.
Cơ cấu lao động phân theo ngành cho thấy lao động trong ngành dịch vụ của tỉnh tập trung đông nhất trong lĩnh vực thương nghiệp, khách sạn nhà hàng có 214.216 người (chiếm 46,7%) và có xu hướng tăng trong giai đoạn 2000 – 2010. Các ngành còn lại chiếm tỉ lệ tương đối lớn trong cơ cấu như: ngành vận tải kho bãi thông tin liên lạc có 31.015 người năm 2010 (chiếm 14,5%), tiếp đến ngành giáo dục đào tạo có 15.689 người (chiếm 7,3%). Hầu hết tỉ trọng lao động trong các ngành này ít biến động.
Khu vực dịch vụ là khu vực có năng suất lao động khá cao. Năng suất lao động trong khu vực cũng tăng nhanh trong giai đoạn từ năm 2000 (12,6 triệu đồng) đến 2010 (38,6 triệu đồng/ người/ năm), tăng gấp 3 lần trong 10 năm.
Tỉnh có nhiều điều kiện phát triển ngành dịch vụ, do đó trong tương lai tỉnh cần phải chú trọng phát triển ngành dịch vụ nhằm tạo thêm việc làm nâng cao thu nhập cho người lao động.
Nhận xét chung về lao động và sử dụng lao động tỉnh Bình Dương
Qua thực trạng nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động ở BD có thể thấy BD là tỉnh có nguồn lao động dồi dào, đứng thứ 3 ở Đông Nam Bộ. Năm 2006 số người trong tuổi lao động là 949.341 người (chiếm 78,89% dân số). Năm 2010 tăng lên 1.237.455người (chiếm 76,35% dân số). Người lao động có truyền thống hiếu học, có tinh thần cách mạng, cần cù, chịu khó, sáng tạo trong lao động sản xuất. Điều này sẽ tạo thuận lợi phát triển nền kinh tế đa dạng.
Lao động đang làm việc ở BD phân bố không đồng đều ở các huyện do có sự khác nhau trong quá trình phát triển kinh tế. Các huyện tập trung đông lao động như Dĩ An, Thuận An, Bến Cát… là những tỉnh tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất nên thu hút nhiều lao động, đặc biệt là lao động nhập cư từ các địa phương
khác. Lao động nông nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ và có xu hướng giảm. Tỉ lệ lao động thất nghiệp tương đối thấp so với các địa phương khác trong vùng và cả nước (2,88% năm 2010). Năm 2010 có gần 30% dân số trong độ tuổi lao động sống ở thành thị.
Mặc dù sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế có chiều hướng tích cực nhưng chưa theo kịp với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chính vì vậy sử dụng lao động trong các thành phần kinh tế mất cân đối, thành phần kinh tế ngoài nhà nước sử dụng khoảng 89,5% lao động đang làm việc (năm 2010) trong đó, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 40,9%.
Chất lượng nguồn lao động của tỉnh chưa cao: tỉ lệ lao động qua đào tạo thấp hơn so với mức bình quân của cả nước,( năm 2006 có 85% số người trong độ tuổi lao động chưa qua đào tạo, năm 2010 giảm xuống còn 83,5%). Vì vậy, Bình Dương gặp nhiều khó khăn trong việc cung cấp lao động sử dụng cho các ngành nghề có công nghệ tiên tiến, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cao trong sản xuất. Trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh, các khu công nghiệp hình thành nhưng số lao động trong tỉnh có trình độ tay nghề đáp ứng yêu cầu sản xuất của các doanh nghiệp không nhiều. Năm 2009 trình độ đại học, cao đẳng chỉ chiếm 3,91%, trung học chuyên nghiệp chiếm 3,57%, sơ cấp 4,27% ,lao động không có trình độ chuyên môn kĩ thuật chiếm 88,25%.
Bình Dương nằm trong vùng kinh tế Đông Nam Bộ, giữ vị trí đứng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ tiên tiến cho nên thị trường lao động phát triển sâu rộng và đòi hỏi chất lượng lao động cao. Trong khi đó, không ít ngành nghề đào tạo lại không phù hợp với yêu cầu của thị trường, dẫn đến lao động không có nghề có tỷ trọng lớn ngày càng khó có cơ hội tìm việc làm.
Điều này có thể giải thích vì sao tuy quy mô đầu tư lớn, tốc độ tăng trưởng cao nhưng một bộ phận lao động có ngành nghề chuyên môn kĩ thuật vẫn không có việc làm. Tỉ lệ thất nghiệp năm 2010 Bình Dương là 2,6% .
So với Đông Nam Bộ và cả nước thì Bình Dương là tỉnh có tỷ lệ thất nghiệp tương đối thấp ( Đông Nam Bộ là 3,91%), song do sự hoạt động của các ngành kinh tế, đặc biệt là các cơ sở sản xuất và kinh doanh còn thiếu ổn định nên thời gian gần đây tỷ lệ lao động thất nghiệp trong tỉnh có xu hướng tăng nhẹ.
Như vậy, vấn đề quan trọng của Bình Dương trong thời gian tới là cần chú trọng bổ sung về số lượng, nâng cao chất lượng nguồn lao động. Đó sẽ là động lực quan trọng đưa nền kinh tế của tỉnh hội nhập và tiến dần lên nền kinh tế trí thức.
Tiểu kết chương 2
Bình Dương là tỉnh có số dân nói chung đứng thứ ba ở vùng Đông Nam Bộ và lao động nói riêng tăng nhanh từ sau khi thành lập tỉnh. Nguyên nhân do chính sách phát triển phù hợp thu hút nhiều nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh. Do vậy, không những giải quyết tốt việc làm cho lao động địa phương, mà còn thu hút lực lượng lao động ngoại tỉnh.
Chính sách phát triển kinh tế của tỉnh là ưu tiên phát triển công nghiệp, đã góp phần chuyển dịch lao động theo chiều hướng tiến bộ. Lao động nông nghiệp giảm nhanh cả vế quy mô và cơ cấu. Tăng nhanh lao động ngành công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là lao động ngành công nghiệp.
Tuy nhiên hiện trạng sử dụng lao động tại Bình Dương cho thấy: lao động còn thiếu trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật cũng như năng lực thấp gây khó khăn cho tiến trình công nghiệp hóa hiện địa hóa. Vấn đề này cần được các cơ quan, chính quyền ở Bình Dương đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng lao động, sử dụng lao động co hiệu quả trong các ngành kinh tế.
Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, SỬ DỤNG HỢP LÝ LAO ĐỘNG Ở BÌNH DƯƠNG