Dự báo nhu cầu – cầu lao động đền năm 2020

Một phần của tài liệu Hiện trạng và định hướng sử dụng lao động tỉnh bình dương (Trang 115 - 117)

Trong thời kì 2012- 2015 cơ cấu lao động của tỉnh tiếp tục dịch chuyển theo hướng: lao động làm việc trong các ngành dịch vụ tăng từ 38,0% lao động năm 2015 lên 45,0% năm 2020; các ngành công nghiệp – xây dựng sử dụng 45,0% lao động; các ngành nông- lâm- ngư nghiệp sử dụng giảm từ 14,0% lao động năm 2015 còn 10,0% lao động năm 2020.

Bảng 3.3: Dự báo nhu cầu chỗ làm việc theo khu vực kinh tế

Khu vực kinh tế Nhu cầu LĐ ( người)

2012 2015 2020

Nông nghiệp 6.012 7.815 9.821

Công nghiệp 23.985 30.978 38.968

Dịch vụ 20.423 27.254 31.263

Tổng số 50.420 66.047 80.052

Nguồn: Sở lao động Thương binh- Xã hội tỉnh Bình Dương

Trong thời gian tới tỉnh vẫn tiếp tục phát triển các ngành được xem là thế mạnh của tỉnh trong thời gian qua như: các ngành công nghiệp giày da, may mặc, thực phẩm, hóa chất, bưu chính… Bên cạnh đó, chú trọng phát triển các ngành kinh tế trọng điểm tạo ra sức mạnh kinh tế mới cho tỉnh như: sản xuất máy móc, thiết bị, điện, nước…

Để tạo ra bước phát triển mới, trong thời gian tới nhu cầu tuyển dụng công nhân kỹ thuật và lao động lành nghề, lao động đã qua đào tạo tăng nhanh:

Tỷ lệ tham gia LLLĐ của nam có xu hướng giảm nhẹ từ 87,5% năm 2010 xuống còn 83,5% vào năm 2020; trong khi, tỷ lệ tham gia LLLĐ của nữ ổn định ở mức 75,5% (thấp hơn so với nam).

Tỷ trọng lao động trong độ tuổi so với dân số của Tỉnh ở mức khá cao, khoảng 62 - 63% trong thời kỳ 2012- 2020. Tốc độ tăng cung LLLĐ trong độ tuổi đạt bình quân 4,59%/năm thời kỳ 2011-2020. Đến năm 2015 lao động trong độ tuổi của tỉnh là 1.281.540 người và năm 2020 là 1.541.498 người.

Trung bình hàng năm cung LLLĐ trong độ tuổi tăng thêm khoảng 55.700 người/năm thời kỳ 2011-2015 và khoảng 59.400 người/năm thời kỳ 2016-2020. Đây là một thách thức không nhỏ cho Tỉnh trong việc giải quyết công ăn việc làm cho những người mới gia nhập thị trường lao động.

Để bắt kịp và vượt lên chỉ tiêu chung của cả nước vào các năm 2015 và 2020 thì tỉnh Bình Dương cần nỗ lực rất lớn trong đào tạo, dạy nghề cho người lao động, trong đó có lao động nhập cư làm việc ở các khu công nghiệp.

Đến năm 2015: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70% tổng LLLĐ trong độ tuổi, tương đương 897.100 lao động (tăng 10% so với năm 2010), trong đó: đào tạo/dạy nghề dưới 3 tháng và sơ cấp là 691.200 người (chiếm 69,0% tổng số), trình độ trung cấp là 176.700 người (chiếm 19,7%), cao đẳng là 59.700 người (chiếm 6,7%) và đại học trở lên là 41.500 người (chiếm 4,6%).

Đối với đào tạo nghề: tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 60%, tương đương

774.000 lao động (tăng 10% so với năm 2010), trong đó: đào tạo/dạy nghề dưới 3 tháng và sơ cấp là 619.200 người (chiếm 80,0% tổng số lao động qua đào tạo nghề), trình độ trung cấp nghề là 116.100 người (chiếm 15%), cao đẳng nghề là 38.700 người (chiếm 5%).

Đến năm 2020: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80% tổng LLLĐ trong độ tuổi, tương đương 1.233.200 lao động (tăng 10 % so với năm 2015), trong đó: đào tạo/dạy nghề dưới 3 tháng và sơ cấp là 677.100 người (chiếm 54,9% tổng số), trình độ trung cấp là 344.600 người (chiếm 27,9%), cao đẳng là 161.000 người (chiếm 13,1%) và đại học trở lên là 50.500 người (chiếm 4,1%).

Đối với đào tạo nghề: tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 70%, tương đương

1.058.000 lao động (tăng 10 % so với năm 2015), trong đó: đào tạo/dạy nghề dưới 3 tháng và sơ cấp là 677.100 người (chiếm 64% tổng số lao động qua đào tạo nghề), trình độ trung cấp nghề là 253.900 người (chiếm 24%), cao đẳng nghề là 127.000 người (chiếm 12%).

Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế cần có một đội ngũ lao động có trình độ tay nghề. Vì vậy, Tỉnh cần có những giải pháp hữu hiệu đào tạo lao động kĩ thuật có tay

nghề cung cấp cho nhu cầu của xã hội. Ngoài đào tạo những lao động có kĩ thuật cũng cần tập trung đào tạo lao động cho các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch với nhóm nghề nữ công gia chánh, nhân viên khách sạn, hướng dẫn viên du lịch… và các nhóm nghề thuộc các ngành nông - lâm - ngư nghiệp như trồng trọt, bảo vệ thực vật, thú y, nuôi trồng thủy hải sản.

Một phần của tài liệu Hiện trạng và định hướng sử dụng lao động tỉnh bình dương (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)