Các giải pháp điều chỉnh thị trường sức lao động

Một phần của tài liệu Hiện trạng và định hướng sử dụng lao động tỉnh bình dương (Trang 124 - 134)

*Xây dựng hệ thống thông tin lao động

Tỉnh cần xây dựng một hệ thống thông tin lao động và thị trường lao động, nhằm đảm bảo cung cấp một cách đầy đủ, kịp thời và có độ tin cậy về nhu cầu sử dụng lao động. Các thông tin cần thiết về lao động có thể nhận dạng và đánh giá hoạt động của thị trường lao động theo không gian và thời gian xác định. Thông tin về thị trường lao động được cung cấp từ hệ thống là cơ sở thực tiễn để hoạch định chính sách, cơ quan quản lí nhà nước các cấp, xây dựng, điều chỉnh và tổ chức thực hiện các chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy thị trường lao động phát triển đúng hướng góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ hơn. Các nguồn thông tin này chỉ có được nếu có sự liên kết chắt chẽ giữa các cơ quan quản lí và doanh nghiệp sử dụng lao động. Cần dự báo nhu cầu về nguồn lao động cho công nhân. Theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội Bình Dương tới năm 2020 thì giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân từ 19 - 20%, đi cùng với nó năng suất lao động tăng từ 174,2 triệu đồng/ lao động năm 2010 lên 190 triệu đồng năm 2015. Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh giá trị sản

xuất công nghiệp chiếm gần 57% GDP. Phấn đấu năm 2020 có 80% lao động đã qua đào tạo.

Hàng năm các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn sẽ tiếp nhận từ 15.000 – 17.000 lao động, trong đó lực lượng lao động chuyên môn kỹ thuật phải

chiếm ít nhấ 20 – 30%. Vì đa số lao động đã qua đào tạo nghề.

*Xây dựng sàn giao dịch việc làm

Xây dựng sàn giao dịch việc làm và đưa sàn giao dịch vào hoạt động, tỉnh cần phân bổ kinh phí đầu tư xây dựng và sự hỗ trợ kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm của Trung ương, bố trí mặt bằng xây dựng, tổ chức biên chế hoạt động cấp kinh phí hoạt động, tốt nhất là giao cho trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh quản lí để thuận tiện hoạt động cũng như tận dụng những cơ sở vật chất hiện có. Để có những thông tin về lao động và thị trường lao động thật nhiều, đa dạng và hữu ích, cần duy trì hoạt động thường xuyên của sàn giao dịch, cập nhật thông tin thường xuyên của các doanh nghiệp, thị trường lao động, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho người lao động cũng như các doanh nghiệp cần tuyển dụng lao động. Bên cạnh đó, tỉnh cần có nhiều chính sách thu hút lao động từ các tỉnh khác.

*Xây dựng chính sách thu hút nhân tài

Xây dựng chính sách thu hút “chất xám”, khuyến khích những người có trình độ kỹ thuật cao và các nhà đầu tư đến tỉnh định cư bằng cách trả lương cao, hỗ trợ nhà ở, tạo điều kiện làm việc thoải mái để thu hút nhân tài trong và ngoài nước đến phục vụ tại tỉnh Bình Dương. Bên cạnh đó cũng có chính sách khuyến khích lao động có tay nghề và có trình độ chuyên môn kỹ thuật đến vùng sâu công tác nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo thêm thu nhập.

*Hoàn thiện tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ quản lí về lao động

Hoàn thiện tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí lao động ở các cấp từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định chất lượng, hiệu quả của công tác quản lí lao động ở tỉnh Bình Dương.

Sắp xếp lại hệ thống các cơ quan làm công tác quản lí lao động, với chức năng nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng tránh chồng chéo và trùng lắp. Tăng cường về cả số

lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lí lao động ở các huyện và thành phố nhất là ở cấp cơ sở. Tăng cường trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lí lao động. Đánh giá, chọn lọc lại cán bộ quản lí nhà nước về lao động việc làm. Đảm bảo bố trí cán bộ quản lí lao động việc làm phải có trình độ trung cấp trở lên.

Tiểu kết chương 3

Từ quan điểm chiến lược phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Bình Dương, từ kết quả dự báo về dân sô, nguồn lao động của tỉnh, luận văn đã đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng và sử dụng hợp lí lao động ở Bình Dương. Do đặc điểm của lao động Bình Dương hiện nay chất lượng tương đối thấp. Vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng lao động là vấn đề đáng quan tâm nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế để phát triển kinh tế một cách toàn diện hơn trong tương lai.

KẾT LUẬN

Nguồn lao động và sử dụng lao động là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu hiện nay đối với cả nước nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng. Thực tế nghiên cứu vấn đề sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh cho thấy, vấn đề sử dụng lao động là một vấn đề mang tính tổng hợp có liên quan tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển văn hóa xã hội, đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Bình Dương thì chúng lại càng tác động với nhau mạnh mẽ hơn. Vì vậy, nguồn lao động và sử dụng lao động không chỉ giới hạn trong phạm vi trách nhiệm của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, các trung tâm giới thiệu việc làm, các cơ sở dạy nghề mà còn là trách nhiệm của các cấp các ngành và của toàn xã hội.

Qua nghiên cứu luận văn đã đạt được những kết quả:

Từ thực trạng nguồn lao động và sử dụng lao động tỉnh Bình Dương, cho thấy:

- Tổng quan có chọn lọc các vấn đề lý luận cơ bản về nguồn lao động. Luận văn đã phân tích được những nhân tố ảnh hưởng tới nguồn lao động và sử dụng lao động ở Bình Dương, đặc biệt chú ý tới các nhân tố kinh tế- xã hội.

- Tỉnh có nguồn lao động dồi dào là một thuận lợi lớn cho sự phát triển kinh tế của tỉnh, đặc biệt là cung cấp lao động cho các ngành công nghiệp của tỉnh hiện nay. Tuy nhiên, đây cũng là áp lực lớn cho việc giải quyết việc làm nhằm tạo thu nhập ổn định cho người lao động.

- Chất lượng nguồn lao động của tỉnh đã được cải thiện nhưng nhìn chung còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kĩ thuật, cơ cấu lao động đang làm việc còn mất cân đối, nhất là giữa thành thị và nông thôn.

Trên cơ sở đó luận văn đã đưa ra dự báo nguồn lao động và nhu cầu sử dụng lao động trong những năm tới để có giải pháp phù hợp cho sự phát triển nguồn lao động và sử dụng lao động trong tương lai. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp

nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động và sử dụng hợp lí lao động tỉnh Bình Dương.

Những hạn chế của luận văn:

Tài liệu thống kê chưa đồng bộ gây khó khăn cho việc dự báo và phân tích các yếu tố của nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động. Đây là vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp liên quan đến nhiều yếu tố, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nên rất khó khăn phân tích và dự báo, đôi khi sự phân tích chỉ mang tính định tính.

Nguồn lao động và sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương là vấn đề phức tạp và có tác động đến nhiều người, do đó cần phải có sự quyết tâm cao và sự đồng thuận của các cấp các ngành, các doanh nghiệp và tất cả mọi người. Với sự nghiên cứu nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động chúng tôi hy vọng rút ra được những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế Bình Dương theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

1. Báo cáo phát triển con người Việt Nam (2001), Đổi mới và sự nghiệp phát

triển con người, Nxb Chính trị Quốc gia.

2. Lê Huy Bá (2006),Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Tp. Hồ Chí Minh.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2001), Thực trạng và giải pháp phát triển thị

trường lao động ở Việt Nam, Nxb Lao động - xã hội.

4. Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội (1997), Thực trạng lao động – việc

làm ở Việt Nam, Nxb Lao động - xã hội.

5. Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội (2001), Thuật ngữ lao động – thương

binh và xã hội, tập 1, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội

6. Chính Phủ Việt Nam/ Ủy Ban Kế Hoạch Nhà nước (1993), Qui hoạch tổng thể Đồng bằng sông Cửu Long.

7. Vũ Huy Chương (2002), Vấn đề tạo nguồn nhân lực tiến hành công nghiệp

hóa, hiện đại hóa,Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

8. Cục thống kê Bình Dương (2009), Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2008.

9. Cục thống kê Bình Dương (2011), Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2012.

10. Nguyễn Đình Cử (1997), Giáo trình dân số và phát triển, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

11. Đàm Nguyễn Thùy Dương (2004), Nguồn lao động và sử dụng nguồn lao

động ở thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ Địa lí, trường Đại học Sư

phạm Hà Nội.

12. Phạm Xuân Hậu (1997), Điạ lí kinh tế - xã hội Việt Nam, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

13. Trần Thị Bích Hằng (2000), Vấn đề tạo nguồn nhân lực tiến hành công

quyết việc làm ở Việt Nam,Nxb Sự thật, Hà Nội.

15. Học viện Hành chính Quốc gia (1997), Quản lí nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục, Hà Nội

16. Nguyễn Kim Hồng (1997), Giáo trình dân số học, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

17. Trần Hoàn Kim (1996), Kinh tế Việt Nam chặng đường 1945-1995 và triển

vọng đến năm 2020,Nxb Thống kê Hà Nội.

18. Trần Thị Tuyết Mai (1995), Phát triển nguồn nhân lực trong phát triển kinh

tế - xã hội, luận án tiến sĩ khoa học kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc

dân, Hà Nội.

19. Đặng Văn Phan - Nguyễn Kim Hồng (2007), Địa lí kinh tế- xã hội Việt Nam

thời kì hội nhập, Nxb Giáo dục.

20. Đặng Văn Phan (2002) Tổ chức lãnh thổ, Nxb Giáo dục.

21. Đặng Văn Phan (2008) Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam, Nxb Giáo dục

22. Sở Lao Động Thương binh – Xã hội tỉnh Bình Dương (2011), Số liệu thực trạng giải quyết việc làm tỉnh Bình Dương năm 2009, 2011.

23. Phạm Thị Xuân Thọ (2007), Giáo trình địa lí đô thị, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

24. Lê Thông (2003), Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam, Nxb Giáo dục. 25. Trần Văn Thông (2005), Qui hoạch du lịch, Nxb Đại học quốc gia thành phố

Hồ Chí Minh.

26. Nguyễn Văn Trung (chủ biên) (1998), Phát triển nguồn nhân lực trẻ ở nông

thôn để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, nông nghiệp nước ta, Nxb

Chính trị quốc gia Hà Nội

27. Trường Cao Đẳng Lao động – Xã hội (2001), Nguồn nhân lực, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

28. Nguyễn Minh Tuệ (1992), Dân số và sự phát triển kinh tế xã hội, Nxb Hà Nội.

và Đào tạo Hà Nội.

30. Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (2002), Từ chiến lược phát triển giáo

dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực,Nxb Giáo dục Hà Nội.

31. Tổng cục thống kê (2010), Niên giám thống kê 2009.

32. Tổng cục thống kê (2005), Điều tra di cư Việt Nam năm 2004.

Và một số trang web: - vi wikipedia.org.

Phụ lục 1: Số người nhập cư, số người xuất cư và tỷ suất di cư trong 5 năm trước điều tra Tỉnh Bình Dương Năm 1999 - 2009

Số dân nhập cư, xuất cư và

tỷ suất di cư Đơn vị tính Năm 1999 Năm 2009

Số người từ 5 tuổi trở lên Trong đó: Nam Nữ người người người 660.217 317.159 343.058 1.366.040 653.215 712.825 Số người nhập cư Trong đó: Nam Nữ người người người 64.355 29.731 34.624 499.781 231.213 268.568 Số người xuất cư

Trong đó: Nam Nữ người người người 23.082 11.849 11.179 34.732 16.268 18.464 Tỷ suất nhập cư Trong đó: Nam Nữ 89,82 85,82 93,57 365,9 354,0 376,8 Tỷ suất xuất cư

Trong đó: Nam Nữ 32,14 34,20 30,21 25,4 24,9 25,9 Tỷ suất di cư thuần

Trong đó: Nam Nữ 57,68 51,62 63,36 340,4 329,1 350,9

Phụ lục 2: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chia theo giới tính và thành thị/nông thôn vùng Đông Nam Bộ, tỉnh Bình Dương

Đơn vị: %

Nơi cư trú Tổng số Nam Nữ Chênh lệch

nam – nữ Toàn quốc 76,5 81,8 71,4 10,04 Thành thị 67,1 74,4 60,4 14,0 Nông thôn 80,6 85,0 76,3 8,7 Vùng Đông Nam Bộ 77,1 84,61 70,16 14,15 Thành thị 73,9 80,90 65,80 15,10 Nông thôn 83,18 89,57 76,57 13,00 Bình Dương 83,31 87,70 75,64 12,06 Thành thị 73,34 80,75 67,01 13,74 Nông thôn 84,72 90,57 79,42 11,15

Nguồn: số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009

Phụ lục 3: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chia theo giới tính và thành thị/nông thôn và các huyện năm 2009

Đơn vị: người

Nơi cư trú Tổng số Nam Nữ Chênh lệch

nam – nữ Toàn Tỉnh 81,33 87,70 75,64 12,06 Thành thị 73,34 80,75 67,01 13,74 Nông thôn 84,72 90,57 79,42 11,15 Các Huyện, thị Thị xã Thủ Dầu Một 65,41 73,98 58,15 15,83

Huyện Dầu tiếng 80,20 88,11 72,51 15,60

Huyện Bến Cát 83,60 90,27 77,41 12,86

Huyện Phú Giáo 81,90 88,41 74,83 13,58

Huyện Tân Uyên 83,65 90,09 77,52 12,57

Huyện Dĩ An 83,22 88,63 78,57 10,06

Huyện Thuận An 86,63 91,79 82,27 9,52

Đơn vị: %

Nghề nghiệp Dưới 40 tuổi 40 tuổi trở lên

Chung Nam Nữ Chung Nam Nữ

Tổng số 78,3 76,64 80,01 21,7 23,36 19,99

1. Nhà lãnh đạo trong các ngành,

các cấp và các đơn vị 42,92 38,27 54,58 57,08 61,73 45,42 2. Nhà chuyên môn bậc cao 78,98 76,15 82,02 21,01 23,85 17,98 3. Nhà chuyên môn bậc trung 69,99 69,36 70,61 30,01 30,64 29,39 4. Nhân viên trợ lí văn phòng 79,5 73,61 86,51 20,5 26,39 13,49 5. Nhân viên phục vụ và bán hàng 64,56 66,55 63,01 35,44 33,45 36,99 6. Lao động có kĩ năng 60,02 59,72 60,38 39,98 40,28 39,62 7. Lao động thủ công 82,62 83,16 81,2 17,38 16,84 18,8 8. Thợ vận hành máy móc 92,81 88,41 95,75 7,19 11,59 4,25 9. Lao động giản đơn 63,99 66,64 60,78 36,01 33,36 39,22

Một phần của tài liệu Hiện trạng và định hướng sử dụng lao động tỉnh bình dương (Trang 124 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)