Chất lượng nguồn lao động

Một phần của tài liệu Hiện trạng và định hướng sử dụng lao động tỉnh bình dương (Trang 53 - 55)

Chất lượng nguồn lao động đã được cải thiện, có đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, nhưng nhìn chung còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế nhà nước và sự khác biệt giữa các vùng là rất đáng kể.

So với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, so với trình độ của lao động các nước trong khu vực và quốc tế thì trình độ học vấn của lao động nước ta còn thấp nguồn nhân lực Việt Nam còn yếu so với các nước trong khu vực. Năm 2011, trong tổng số hơn 50,35 triệu người từ 15 tuổi trở lên đang làm việc của cả nước, chỉ có gần 7,8 triệu người đã được đào tạo, chiếm 15,4%. Có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo giữa thành thị và nông thôn, mức chênh lệch này là 21,9 % (thành thị là 30,9% và nông thôn là 9%). Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo thấp nhất ở hai vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên (tương ứng là 8,6% và 10,8%) và cao nhất ở hai trung tâm kinh tế - xã hội lớn nhất của cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Bảng 1.3: Trình độ giáo dụccủa dân số hoạt động kinh tế các nước Châu Á 1996 (%).

Trình độ Việt

Nam Singapore Malaixia Hàn Quốc Đài loan Hồng Kông

Giáo dục đại học 5,1 23 5 50 40 40

Giáo dục trung học 9,8 30 48 20 20 23

Giáo dục tiểu học 85,1 47 47 30 40 37

Theo chỉ số phát triển giáo dục, Việt Nam xếp thứ 64/127 trong khi Hàn Quốc xếp thứ 4, Trung Quốc xếp thứ 54, Thái Lan thứ 60…

Tỉ lệ lao động được đào tạo của nước ta tuy vẫn tăng đều qua các năm nhưng đến nay vẫn chỉ đạt 24% tổng lao động (tỉ lệ tương ứng của các nước trong khu vực là 50%). Tỉ lệ đào tạo lao động có bằng cấp còn thấp (tăng khoảng 7,3%/năm) và chưa tương ứng với nhu cầu lao động có đào tạo cho phát triển kinh tế. Cơ cấu đào tạo theo ngành nghề, theo trình độ còn nhiều bất cập. Chất lượng thấp làm lao động Việt Nam mất thế cạnh tranh, ngay cả ở thị trường lao động nội địa. Với chất lượng nguồn nhân lực như hiện tại, khi hội nhập với thị trường lao động quốc tế, lao động Việt Nam sẽ mất lợi thế và phải chấp nhận nhiều thiệt thòi.

Năng suất lao động của Việt Nam hiện tại còn thấp, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế còn hạn chế. Trong các năm 2006 - 2008, năng suất lao động chung của nền kinh tế tăng từ 22,5 lên 26,5 triệu đồng/năm. Trong điều kiện tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 2 năm đầu của kế hoạch 2006 - 2010 là tương đối khả quan nhưng năng suất lao động của nền kinh tế vẫn không được cải thiện nhiều thì sự chững lại của tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 và có thể cả trong một vài năm tiếp theo sẽ còn làm chậm hơn nữa tốc độ tăng của năng suất lao động.

Về xuất khẩu lao động: Trong năm 2009 cả nước đã đưa được khoảng 72.500

lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong khi đó, rất nhiều người chuyển nguyện vọng sang các nước châu Âu, Úc, Canada, Mỹ, Hàn Quốc…

Việt Nam thiếu trầm trọng lao động kĩ thuật trình độ cao và lao động dịch vụ cao cấp trong các ngành tài chính, ngân hàng, du lịch, bán hàng...nên nhiều nghề và công việc phải thuê lao động nước ngoài trong khi lao động xuất khẩu đa phần có trình độ chuyên môn kĩ thuật thấp hoặc mới chỉ qua giáo dục định hướng. Lĩnh vực thiếu hụt nhân sự nghiêm trọng nhất là công nghệ thông tin, tài chính, kiểm toán, luật và hầu hết các ngành công nghiệp. Ngoài ra, nhiều người lao động chưa có trình độ ngoại ngữ đủ để làm việc, dù rằng trên thực tế tình trạng này đang được cải thiện nhờ ngày càng có nhiều người nước ngoài đến Việt Nam cũng như một số người Việt được đào tạo ở nước ngoài quay về nước làm việc.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã đề xuất một kế hoạch gồm năm nhóm giải pháp liên quan đến phát triển thị trường lao động trình Chính phủ, bao gồm: phát triển nguồn cung lao động, phát triển nhu cầu về lao động, thúc đẩy giao dịch trên thị trường, cải cách hệ thống tiền lương tiền công và hoàn thiện thể chế về thị trường lao động. Trong đó, quan trọng nhất là việc phát triển đào tạo nghề trên qui mô toàn quốc.

Một phần của tài liệu Hiện trạng và định hướng sử dụng lao động tỉnh bình dương (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)