Các nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Hiện trạng và định hướng sử dụng lao động tỉnh bình dương (Trang 58 - 61)

2.2.2.1. Địa hình

Bình Dương là một tỉnh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sườn phía nam của dãy Trường Sơn, nối nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; là tỉnh bình nguyên có địa hình lượn sóng yếu từ cao xuống thấp dần từ 10m đến 15m so với mặt biển.

Các quy luật tự nhiên tác động lên vùng đất này tạo nên nhiều dạng địa mạo khác nhau: có vùng bị bào mòn, có vùng tích tụ (do có sự lắng đọng của các vật liệu xâm thực theo dòng chảy), có vùng vừa bị bào mòn, vừa tích tụ và lắng đọng. Nhìn chung, độ cao địa hình chủ yếu từ 6 - 60m, độ dốc bình quân không quá 150 thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế, đất đai ít bị lũ lụt, ngập úng. Đất có cường độ nén trung bình khoảng 2kg/cm2và dư địa chấn thuận lợi cho việc mở mang hệ thống giao thông.

2.2.2.2. Khí hậu

Khí hậu ở Bình Dương cũng như chế độ khí hậu của khu vực miền Đông Nam Bộ: nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn

định, trong năm phân chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 10 dương lịch.

Do độ cao địa hình nên khí hậu có sự khác biệt đôi chút so với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long (mưa nhiều hơn, biên độ nhiệt ngày đêm cao hơn) nhất là vùng phía Bắc của tỉnh (Dầu Tiếng, Phú Giáo).

Với khí hậu mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, độ ẩm cao và nguồn ánh sang dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Khí hậu Bình Dương tương đối ôn hòa, ít thiên tai bão, lụt…phù hợp cho việc xây dựng nhà xưởng, kho bãi…

2.2.2.3. Thủy văn

Do lượng mưa lớn, Bình Dương có lượng nước mặt khá phong phú và mật độ sông suối vào loại trung bình.

Các sông chảy qua tỉnh thường ở đoạn trung lưu và hạ lưu nên độ dốc trung bình, lòng sông mở rộng (trừ sông Bé) và lưu lượng không lớn (trừ sông Đồng Nai) có giá trị cả về thủy lợi và thủy điện.

Chế độ thủy văn của các con sông chảy qua tỉnh và trong tỉnh Bình Dương thay đổi theo mùa: mùa mưa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 11 (dương lịch) và mùa khô (mùa kiệt) từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, tương ứng với 2 mùa mưa nắng. Bình Dương có các sông lớn (Sông Đồng Nai, Sông Sài Gòn, Sông Thị Tính, Sông Bé) nhiều rạch ở các địa bàn ven sông và nhiều suối nhỏ khác.

Ngoài ra, Bình Dương còn có nguồn nước ngầm dồi dào, trữ lượng lớn, chất lượng tốt và dễ khai thác để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Nhiều nhất là ở khu vực phía Tây huyện Bến Cát đến bờ sông Sài Gòn.

2.2.2.4. Thổ nhưỡng

Ở Bình Dương có 7 loại đất khác nhau, chủ yếu là đất xám và đất đỏ vàng. Ngoài ra còn có đất phèn, đất dốc tụ, đất phù sa và đất xói mòn trơ sỏi đá chiếm diện tích không đáng kể. Theo kết quả tổng điều tra đất năm 2000 thì 2 loại đất chính chiếm 76,5% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó đất xám chiếm 52,5%, đất đỏ vàng chiếm 24%.

Bảng 2.1: Diện tích và cơ cấu các nhóm đất chính năm 2009 Nhóm đất chính Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) - Tổng diện tích 278.531 100,0 - Đất phèn 3.304 1,18 - Đất phù sa 15.725 5,64 - Đất xám 142.446 51,14 - Đất đỏ vàng 65.243 23,42 - Đất dốc tụ 32.848 11,79 - Đất xói mòn 9.100 3,27 - Mặt nước sông hồ 9.865 3,56

Nguồn: Niên giám thống kê, Cục thống kê Bình Dương năm 2009 2.2.2.5. Sinh vật

Nằm gần trung tâm Đông Nam Bộ, rừng của Bình Dương thuộc hệ sinh thái rừng đa dạng và phong phú. Do điều kiện thuận lợi địa hình bằng phẳng, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và đất đai màu mỡ. Theo số liệu thống kê năm 2009, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng của Bình Dương là 12.519 ha, trong đó đất rừng sản xuất là 11.064 ha và rừng phòng hộ là 1.455 ha trồng rừng (chủ yếu là bạch đàn, keo, sao, dầu, kên kên…). Rừng có vai trò lớn về phòng hộ và ổn định môi trường sinh thái, trữ lượng gỗ còn 260.100m3

. Ngoài ra, Bình Dương là nôi có vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước với các loại cây: cao su, điều, tiêu,…

Diện tích rừng của Bình Dương không lớn nhưng có vai trò to lớn về kinh tế, phòng hộ và giữ cân bằng môi trường sinh thái không chỉ cho tỉnh, mà còn được coi là vành đai xanh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vì vậy, cần có biện pháp quản lí, bảo vệ diện tích rừng tự nhiên, tăng diện tích rừng trồng và hạn chế việc thay thế diện tích rừng sang diện tích khác.

2.2.2.6. Khoáng sản

Cùng với những giá trị quý giá về tài nguyên rừng, Bình Dương còn là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi chứa đựng nhiều loại khoáng sản phong phú tiềm ẩn dưới lòng đất. Đó chính là cái nôi để các ngành nghề truyền thống ở Bình Dương sớm hình thành như gốm sứ, điêu khắc, mộc, sơn mài ...

Một số loại khoáng sản chính của Bình Dương: Cao lanh, sét, các loại đá xây

dựng, than bùn, cát xây dựng.

Một phần của tài liệu Hiện trạng và định hướng sử dụng lao động tỉnh bình dương (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)