Sử dụng lao động trong ngành nông-lâm thủy sản

Một phần của tài liệu Hiện trạng và định hướng sử dụng lao động tỉnh bình dương (Trang 87 - 93)

Xét về tổng thể chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (như phát triển đô thị, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thu hút đầu tư và mở rộng phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp,… ) đã tác động rất lớn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động, đặc biệt là cơ cấu lao động trong khu vực I.

Theo số liệu thống kê, lao động trong khu vực I giảm nhanh chóng cả về qui mô và cơ cấu. Trong giai đoạn 2000 - 2010 lao động toàn ngành nông nghiệp giảm 45.808 người (từ 167.673 người xuống còn 121.865 người). Tương ứng là tỉ lệ lao động khu vực nông nghiệp giảm 33% trong cơ cấu lao động chung toàn tỉnh

Tuy nhiên, sự thay đổi quy mô, cơ cấu lại khác nhau trong từng ngành: lao động nông nghiệp giảm dần, lao động trong lâm nghiệp giảm gần một nửa, lao động trong ngành thủy sản tăng gấp 3 lần trong thời kỳ từ năm 2000 - 2010.

Nguyên nhân: do cơ cấu kinh tế nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng

trên nên làm thay đổi lực lượng lao động hợp lý hơn. Sự giảm sút lực lượng lao động nông nghiệp là hợp lý cho sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, dịch vụ và công nghiệp là các ngành kinh tế mà tỉnh đang tập trung đầu tư phát triển.

Thế nhưng trên thực tế thị trường lao động nông - lâm nghiệp hiện nay là thị trường lao động chưa thực sự phát triển, còn phân mảng, phân tán. Bản thân người lao động chưa có cơ hội phát huy hết khả năng cống hiến của mình.

Thực trạng sử dụng lao động theo các ngành thì tình trạng lao động vẫn bị ứ đọng nhiều nhất trong khu vực sản xuất nông nghiệp. Để thấy rõ hơn điều này chúng ta sẽ xem xét tình trạng thiếu việc làm - một đặc trưng nổi bật ở khu vực nông thôn.

Trong các cuộc điều tra lao động và việc làm của Cục Thống kê và Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh Bình Dương cho thấy tỷ lệ thất nghiệp chính thức ở khu vực nông thôn chiếm từ 2 - 3%. Tuy nhiên, tình trạng thiếu việc làm thường xuyên của dân số trong độ tuổi lao động và đánh giá theo mức độ thiếu việc trên 50% chiếm tỷ lệ cao nhất (56,98%), tiếp đến là thiếu việc làm mức 30 - 50% (34,26%) và thiếu việc làm dưới 30% chiếm 8,76%. Số người thiếu việc làm tập

trung nhiều nhất ở nhóm tuổi 15 - 24 (chiếm 34,12%), tiếp đến là nhóm tuổi 25 - 34 (chiếm 28,10%) và thấp nhất là nhóm tuổi 60 trở lên (15,76%).

Xét theo cơ cấu ngành kinh tế, tỷ lệ lao động thiếu việc làm trong ngành sản xuất nông nghiệp là nhiều nhất chiếm 57,8%, nếu xét theo thành phần kinh tế thì số người đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên thiếu việc làm chủ yếu tập trung ở thành phần kinh tế ngoài nhà nước (chiếm 43%).

Nếu xét trên góc độ sử dụng thời gian lao động ở khu vực I trong tỉnh thì tỷ lệ thời gian lao động sử dụng cho các hoạt động kinh tế nói chung của dân số từ đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên trong 12 tháng của năm 2010 là 65,9 %, tăng so với tỷ lệ này của năm 2000 là 53%. Số liệu trên cho thấy, tình trạng thiếu việc làm của lao động trong ngành nông nghiệp trong tỉnh đang được cải thiện, tỷ lệ lao động có việc làm tăng. Đây là kết quả của việc chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp và một số chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua.

Một tiêu chí không kém phần quan trọng là năng suất lao động, một chỉ tiêu về mặt chất, đánh giá mức độ sử dụng lao động. Ở đây, chúng ta tập trung xem xét năng suất lao động trong khu vực I vì sự gia tăng năng suất lao động trong nông nghiệp là tiền đề để thực hiện sự phân công lại lao động trong khu vực I và các ngành kinh tế khác trong tỉnh.

Bảng 2.10: GDP nông nghiệp, năng suất lao động nông nghiệp tỉnh BD thời kỳ 2000 -2011

Năm Lao động nông

nghiệp (người)

GDP nông nghiệp (giá so sánh 1994)

(triệu đồng)

Năng suất lao động nông nghiệp (đồng/người) 2000 182.700 1.527.118 8,35 2002 172.272 1.936.050 11,2 2007 148.129 2.169.318 14,6 2009 124.532 2.487.111 20,0 2010 121.865 2.577.973 21,15 2011 119.435 2.687.603 22,15

Lao động ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch đáng kể do tỉnh chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lý, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa vào sản xuất để tạo ra sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao hơn, nhờ đó đời sống người lao động ngành nông nghiệp được cải thiện đáng kể.

Bảng 2.11: Năng suất lao động nông - lâm - ngư nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000 - 2010

Đơn vị: triệu đồng/ người/ năm

2000 2006 2009 2010

Toàn ngành 6,9 11,22 20,35 21,15

Nông nghiệp 7,0 10,4 21,0 21,2

Lâm nghiệp 6,0 8,56 18,75 19,65

Ngư nghiệp 7,7 14,7 21,3 22,6

Nguồn: Niên giám thống kê Bình Dương năm 2010

Năm 2010 lực lượng lao động nông nghiệp chiếm 11,72% tổng lao động của tỉnh, giá trị GDP do ngành tạo ra tương đối thấp chỉ còn gần 4,5%. Ngược lại tỉ lệ lao động công nghiệp là 64,5% và dịch vụ là 23,78% tạo ra giá trị GDP là 65,5% và 30%. Các con số trên cho thấy hiệu quả ngành nông nghiệp rất thấp.

Năng suất lao động của ngành ngư nghiệp cao nhất trong 3 nhóm ngành của ngành nông nghiệp. Năm 2010 là: 22,6 triệu đồng/ người/ năm và tăng trung bình hàng năm 6%. Năng suất ngành thủy sản cao và không ngừng tăng do nhu cầu tiêu dùng sản lượng thủy sản ngày càng cao trong khi đó, chăn nuôi mang lại giá trị cao hơn so với trồng trọt. Trong những năm gần đây tỉnh đã có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển ngành thủy sản như giảm hình thức nuôi quảng canh sang chuyên canh, đầu tư về giống, dịch vụ. Đặc biệt là hỗ trợ về vốn cho phát triển nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về thức ăn cho nhân dân trong tỉnh và một phần hàng hóa cho xuất khẩu của các doanh nghiệp. Trong khi đó, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp

nói chung khá cao do sự phát triển của các rừng cao su, cà phê ngày càng nhiều. Riêng ngành lâm nghiệp có năng suất tương đối thấp nhưng vẫn tăng chậm do có sự đổi mới về thiết bị, đồng thời giảm một phần lớn lực lượng lao động qua hai nhóm ngành còn lại.

Hiệu quả sản xuất nông nghiệp của BD không cao một phần thể hiện ở mức độ đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp của BD còn hạn chế một phần do điều kiện thổ nhưỡng, một phần do thói quen canh tác … Đến năm 2010 thóc gạo vẫn chiếm 14% trong cơ cấu và chăn nuôi duy trì ở mức 28%. Kinh nghiệm phát triển của nhiều tỉnh chỉ ra rằng việc đa dạng hóa cây trồng là nhân tố quan trọng nhất mang lại thu nhập nông nghiệp lớn hơn và tăng việc làm cho khu vực này. Bởi vì so với lúa gạo, những loại cây trồng khác (không phải ngũ cốc) cần số giờ lao động trên 1 ha nhiều hơn từ 2 - 3 lần. Hơn nữa việc sản xuất chúng lại không bị nhu cầu tiêu dùng tại địa phương hạn chế, dẫn đến việc thương mại hóa các sản phẩm nông nghiệp và như vậy lại cần thêm lao động chế biến và tiêu thụ. Sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ loại có thu nhập thấp sang loại cây trồng có thu nhập cao là nhân tố quan trọng để tăng thu nhập và năng suất trong khu vực nông nghiệp.

Dân số và lao động trong nông nghiệp BD mặc dù tốc độ tăng chậm, nhưng nhìn chung tăng đều qua các năm từ 2000 đến nay, năng suất lao động tăng không nhiều nên mức thu nhập của dân cư không cao nếu không muốn nói là thấp, do vậy khả năng tích lũy (đặc biệt là tích lũy vốn) rất ít ỏi đã hạn chế rất lớn đến khả năng tạo việc làm trong nông thôn. Kết quả điều tra mức sống dân cư năm 2010 cho thấy tỷ lệ đói nghèo (theo tiêu chuẩn cũ) đã giảm từ 8,5% năm 1997 xuống còn 0,05% năm 2010 (trong khi bình quân chung cả nước là 9,5%). Tuy nhiên, số hộ nghèo ở nông thôn vẫn còn cao gấp 2 lần ở thành thị, do vậy khoảng 72,3% người nghèo thuộc về vùng nông thôn, nhất là các xã thuần nông, xa trung tâm huyện lỵ.

Về trình độ học vấn và chuyên môn kĩ thuật của lao động ngành nông - lâm nghiệp thấp hơn so với các ngành khác. Có đến 94% lao động chưa qua đào tạo và khoảng 12% lao động chưa qua đào tạo trường lớp nào. Vì thế khả năng chuyển đổi việc làm và tìm kiếm hoặc tự tạo việc làm tốt hơn đối với lực lượng lao động này rất

khó. Thêm vào đó là lề lối làm việc còn mang tính truyền thống và tình trạng ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ như hiện nay đã hạn chế tính chủ động, sáng tạo của người nông dân trong sản xuất, kinh doanh cũng như khả năng tiếp cận thị trường của người lao động.

Theo số liệu điều tra, trong những năm gần đây, BD có sự chuyển dịch quan trọng của lao động trong các thành phần kinh tế của khu vực I. Lao động được chuyển dịch từ khu vực kinh tế nhà nước sang khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Trong đó, kinh tế ngoài nhà nước chủ yếu tập trung trong các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp như: các hộ gia đình, các trang trại, hợp tác xã, … Các hình thức sản xuất này đã và đang trở thành lực lượng chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh.

Nếu như năm 2000 lao động làm việc trong khu vực quốc doanh và tập thể (các trạm, trại, nông trường quốc doanh, hợp tác xã nông nghiệp…) là 25% thì đến năm 2010 tỷ lệ này chỉ còn 16,5%. Từ năm 2000 đến nay, hình thức kinh tế trang trại ngày càng phát triển tập trung chủ yếu vào trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, tuy nhiên ở BD quy mô và diện tích của loại hình này không lớn (năm 2010 cả tỉnh có 1800 trang trại diện tích từ 7 ha - 10 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Dầu Tiếng và Phú Giáo. Nguyên nhân do Phú Giáo và Dầu Tiếng là hai huyện tập trung phần lớn diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê…) của tỉnh.

Những năm đổi mới gần đây, ngoài việc được học tập nâng cao về trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật, lực lượng lao động nông nghiệp trong tỉnh còn được tiếp cận, bồi dưỡng và nâng cao kiến thức về nền kinh tế thị trường. Cơ chế mới đã tạo ra những người nông dân mới, biết làm chủ ruộng đất, chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Người dân BD ngày nay đã quen dần với sản xuất hàng hóa, với cạnh tranh, với thị trường, biết sản xuất kinh doanh tổng hợp, vận dụng các quy luật kinh tế trong sản xuất kinh doanh. Nhiều hộ nông dân thường xuyên thuê mướn hàng chục lao động, vay vốn ngân hàng hàng tỷ đồng để mở rộng hay chuyển hướng sản xuất kinh doanh. Đã xuất hiện ngày càng nhiều hộ nông dân biết làm giàu. Ở BD tỷ lệ hộ giàu tăng từ 7% năm 2000 lên 12% năm 2010, nhiều hộ có số tài sản và nhà xưởng, vốn liếng lên tới hàng chục tỷ đồng,

có hộ nông dân còn quan hệ làm ăn với cả các hãng nước ngoài (khu vực Đông Nam Á và Đông Âu cũ). Bây giờ ở BD chuyện nông dân sở hữu những xe ô tô trị giá hàng trăm triệu đồng không còn là hiếm, chưa kể có những gia đình đầu tư cho con đi du học mỗi năm chi phí cả chục ngàn USD…

Mặt khác, sự đa dạng của ngành nghề trong nông nghiệp tỉnh đã hình thành một cơ cấu lao động phong phú hơn cho vùng nông thôn (cả về loại hình công việc, trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề …). Ở đây đã xuất hiện những ông chủ doanh nghiệp tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ có số vốn từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng … Đồng thời cũng xuất hiện một lực lượng lao động làm thuê, chủ yếu là bà con nông dân có ít ruộng đất hoặc "nông nhàn" ít việc và tập trung vào các làng nghề truyền thống như gốm, sứ, đan lát.. với hàng nghìn lao động mỗi ngày với thu nhập từ 50 nghìn đồng/ngày. Sự xuất hiện, tồn tại và phát triển tầng lớp thuê mướn lao động và lao động đi làm thuê biểu hiện sự hoạt động của thị trường lao động trong khu vực I đã có sự phát triển (trước đây không công khai). Đây là xu thế hoàn toàn phù hợp quy luật trong cơ chế vận động của nền kinh tế thị trường, khi thị trường ngày càng phát triển thì tỷ lệ người thuê mướn lao động và lao động làm thuê càng gia tăng. Thực tiễn ở BD cho thấy thị trường lao động hoạt động năng động, tự giác hơn ở những nơi sản xuất hàng hóa phát triển, còn những vùng sản xuất thuần nông nặng về tự cấp, tự túc thì hầu như không có việc thuê mướn lao động (có chăng chỉ là đổi công). Trong giai đoạn trước mắt, nhà nước chưa đủ sức tạo ra nhiều việc làm cho dân cư mà nguồn tạo việc làm chủ yếu phải dựa vào hộ gia đình vào kinh tế tư nhân. Việc khuyến khích phát triển kinh tế trang trại gia đình, các tổ hợp sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần … là những cơ hội tốt nhất để tạo thêm nhiều việc làm cho nông dân trong tỉnh, tăng thêm, thu nhập cải thiện đời sống cho họ và gia đình họ.

Sử dụng lao động trong nông nghiệp là một điểm đáng chú ý, nó phản ánh sự chuyển biến tích cực của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu việc làm nên cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn trở nên đa dạng hơn. Bên cạnh đó, nhóm ngành….đã được khôi phục từng bước phát triển, nhiều ngành nghề mới cũng xuất hiện, góp

phần đa dạng hóa ngành nghề, phát triển KT- XH, đã tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động và thúc đẩy quá trình phân công lao động trong ngành nông nghiệp của tỉnh. Mặt khác, sự phát triển của các ngành kinh tế cũng đang góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Hiện trạng và định hướng sử dụng lao động tỉnh bình dương (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)