2.4.3.1. Sử dụng LĐ trong ngành xây dựng
Là tỉnh có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ từ nông nghiệp sang công nghiệp, lao động khu vực II ở Bình Dương tăng lên nhanh chóng và chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu lao động toàn ngành kinh tế.
Bảng 2.12: Quy mô và cơ cấu lao động khu vực II Bình Dương giai đoạn 2000 - 2009
2000 2006 2009
Người % Người % Người %
Xây dựng 25.191 17,2 49.596 10,2 58.825 9,3
Công nghiệp 120.969 82,8 436.078 89,8 574.689 91,7
Tổng số 146.160 100,0 485.674 100,0 633.514 100,0
Nguồn: Niên giám thống kê 2011, Cục thống kê Bình Dương
Quy mô lao động khu vực II tăng từ 146160 người (năm 2000) lên 633.514 người (năm 2009), trong vòng 9 năm số lao động tăng gấp 4,33 lần. Tuy nhiên có sự khác nhau giữa các ngành: công nghiệp tăng 4,8 lần (từ 120.969 người năm 2000 lên 574.689 người năm 2009) trong khi đó xây dựng chỉ tăng 2 lần (từ 25.191 người năm 2000 lên 58.825 người năm 2009). Nguyên nhân: do công nghiệp phát triển mạnh với những chính sách thu hút LĐ vào làm việc trong các khu công nghiệp. Trong khi đó cơ sở hạ tầng chưa phát triển đồng bộ, chưa rộng khắp do nguồn vốn đầu tư vào xây dựng cơ bản còn hạn chế dẫn đến LĐ trong xây dựng giảm tỉ trọng trong cơ cấu LĐ khu vực II. Nếu như năm 2000 LĐ xây dựng chiếm 17,2% trong cơ cấu thì đến năm 2009 chỉ còn chiếm 9,3%. Đặc biệt, từ năm 2008 đến nay sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng như trong cả nước đã làm cho hoạt
động xây dựng của tỉnh ngừng trệ. Hoạt động xây dựng của tỉnh Bình Dương còn tiếp tục trầm lắng bởi tác động từ chính sách đối phó với khủng hoảng kinh tế bằng cắt giảm đầu tư công, thắt chặt tín dụng ngân hàng. Do vậy hoạt động xây dựng gặp nhiều khó khăn, thị trường bị giảm sút, thu hẹp trong 2 năm gần đây và trong thời gian tới. Hậu quả nhiều LĐ phổ thông, LĐ thời vụ, ngắn hạn trong ngành xây dựng phải về quê hoặc tìm việc khác. LĐ có hợp đồng dài hạn thì ở trong tình trạng “đi
thì dở, ở cũng không xong” do nhiều doanh nghiệp xây dựng không hoạt động nên
không đủ lương trả cho người LĐ, người LĐ muốn bỏ việc tìm việc khác cũng gặp nhiều khó khăn khi các ngành kinh tế khác hiện nay đang giảm biên chế, thắt chặt chi tiêu trong thời kì khủng hoảng.
2.4.3.2. Sử dụng LĐ trong ngành công nghiệp
Trong mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực (ngoại lực là quan trọng, nội lực là quyết định) thì LĐ là nội lực. Trong mối quan hệ giữa sử dụng LĐ và năng suất LĐ thì năng suất LĐ là yếu tố quyết định.
Nhìn lại từ năm 2000 đến nay, Bình Dương đã đạt được những kết quả quan trọng trọng việc giải quyết việc làm cũng như cải thiện đáng kể năng suất LĐ, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp.
Bảng 2.13: Quy mô và cơ cấu lao động ngành công nghiệp
2000 2006 2010
Người % Người % Người %
CN khai thác 727 0,6 1.885 0,4 2.397 0,38
CN chế biến 120.001 99,2 433.681 99,45 597.523 99,5
SX phân phối điện, khí đốt 241 0,2 512 0,15 698 0,12
Tổng số 120.969 82,8 436.078 89,8 600.618 91,7
Nguồn: Niên giám thống kê Bình Dương năm 2011
Lao động ngành công nghiệp Bình Dương tăng lên nhanh chóng. Năm 2000 có 120.969 người đến năm 2010 có 600.618 người (tăng gấp 5 lần). Có thể lý giải nhờ chính sách “trải chiếu hoa” thu hút đầu tư đã đưa Bình Dương từ một tỉnh
thuần nông sang tỉnh công nghiệp và đô thị. Các nhà máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp mọc lên “như nấm sau cơn mưa” đã thu hút hàng nghìn LĐ ngày đêm làm việc miệt mài trong những công xưởng, nhà máy, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất thúc đẩy KT – XH phát triển.
Tuy nhiên, giống như cả nước nói chung và khu vực Đông Nam Bộ nói riêng, LĐ công nghiệp của Bình Dương tập trung chủ yếu trong ngành công nghiệp chế biến. Do xuất phát điểm còn thấp, công nghiệp chế biến không đòi hỏi nhiều vốn đầu tư và tận dụng lợi thế có sẵn của lãnh thổ là nguồn nguyên liệu cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến và nguồn LĐ dồi dào trên địa bàn tỉnh và các vùng.
Năng suất lao động:
Lao động và năng suất lao động có vai trò to lớn tạo ra thu nhập và sức mua, làm tăng tiêu thụ trong nước – động lực của tăng trưởng kinh tế, là “cứu cánh” của tăng trưởng kinh tế trước những bất ổn ở bên ngoài.
Chính sách thu hút đầu tư và quản lý kinh tế hiệu quả đã làm cho giá trị sản xuất công nghiệp ở Bình Dương tăng trưởng vượt bậc từ đó kéo theo năng suất lao động tăng cao.
Bảng 2.14: Giá trị sản xuất và năng suất lao động ngành công nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000 – 2010
Năm Giá trị SX
(tỷ đồng)
Năng suất lao động (triệu đồng/ người/ năm)
Toàn ngành CN khai thác CN chế biến SX phân phối điện, khí đốt
2000 9.282 76,7 93 56 81,1
2006 52.762 121 146 87 130
2008 76.651 137,6 161,8 94 157
2010 104.621 174,2 206 120 196,6
Năng suất lao động có sự khác nhau giữa các ngành:
Ngành công nghiệp khai thác
Giá trị SX ngành công nghiệp khai thác năm 2010 là 816 tỷ đồng (so với năm 2000 tăng 400 tỷ đồng) chiếm tỷ trọng 0,78% trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Ngành công nghiệp khai thác gồm 50 cơ sở (so với năm 2000 giảm 10 cơ sở) và thu hút 2.397 LĐ (so với năm 2000 tăng gấp đôi), chiếm 0,32% tổng số LĐ công nghiệp của tỉnh.
LĐ công nghiệp khai thác tập trung ở thành phần kinh tế trong nước. Trong đó: khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng 65,8%, nhà nước chiếm 34,2%. Ngành công nghiệp khai thác không có cơ sở nào có vốn đầu tư nước ngoài. Nguyên nhân: do đầu tư vào ngành cần nhiều vốn và thời gian thu hồi vốn lâu.
Năng suất LĐ trong ngành vẫn liên tục tăng từ 93,0 triệu đồng/ người năm 2000 lên 206 triệu/ LĐ năm 2010. Nguyên nhân do BD là tỉnh mới được khai thác trong thời gian gần đây nên ngành này còn có nhiều tiềm năng. Các ngành công nghiệp khai thác được phân bố ở các địa phương như: Bến Cát, Tân Uyên...
Ngành công nghiệp chế biến
Công nghiệp chế biến ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp và đóng góp lớn vào GDP của tỉnh. Năm 2010 theo giá so sánh của ngành đạt 103 581 tỷ đồng, chiếm 99,0% tổng giá trị SX công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Năm 2010 công nghiệp chế biến có 7.489 cơ sở thu hút 597.523 LĐ (chiếm 55,4% LĐ đang làm việc trên địa bàn tỉnh). LĐ ngành công nghiệp chế biến có mặt trong cả 3 thành phần kinh tế, song thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 51% số LĐ công nghiệp của tỉnh.
Trong số các ngành công nghiệp chế biến, ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống, thuốc lá, dệt may, thuộc da, giày…có tỷ trọng cao cả về LĐ, số lượng SX và cơ sở SX.
Năng suất lao động cùa ngành tăng nhanh từ 56 triệu/ người năm 2000 lân 120 triệu năm 2010 (năng suất tăng gấp đôi trong 10 năm). Điều này có thể lý giải do thời gian qua ngành công nghiệp chế biến của tỉnh thực sự phát triển mạnh dựa trên
những lợi thế săn có về nguồn LĐ, nguyên liệu và thu hút được nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước vào ngành.
Hiện nay, các ngành công nghiệp chế biến đang là động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng của Bình Dương. Phân bố ngành chủ yếu ở Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, thành phố Thủ Dầu Một...
Ngành công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước
Giá trị SX ngành SX phân phối điện, khí đốt và nước năm 2010 là 450 tỷ đồng (so với năm 2000 tăng 10 lần), chiếm 0,12% trong cơ cấu giá trị SX công nghiệp của tỉnh.
Năng suất LĐ của ngành tăng lên nhanh chóng từ 81,1triệu đồng/ người năm 2000 lên 196 triệu đồng/ người năm 2010 (tăng gấp 2,5 lần sau 10 năm). Điều này chứng tỏ nhu cầu sử dụng điện nước cho phát triển kinh tế của nhân dân trong tỉnh ngày càng tăng. Vì vậy, tỉnh cần có nhiều chính sách đầu tư hơn nữa cho phát triển ngành SX điện, nước nhằm đảm bảo tốt hơn nhu cầu của người dân.
Công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt với đặc trưng phục vụ của ngành nên phân bố ở hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tại các khu vực tập trung dân cư đông như: thị xã Thuận An, Dĩ An, thành phố Thủ Dầu Một...là những thị trường tiềm năng nhất của ngành.
Sử dụng LĐ trong khu vực công nghiệp phản ánh tình hình KT - XH của BD và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Có thể nói, quá trình chuyển nền kinh tế của tỉnh từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và nó góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt của tỉnh. Ngày nay, với cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, ngành công nghiệp tạo nhiều việc làm và là ngành kinh tế chính tạo ra việc làm cũng như cơ cấu GDP của tỉnh. BD đã và đang được biết đến là một tỉnh có nền kinh tế năng động. Chất lượng cuộc sống của đại đa số người dân trong tỉnh được nâng cao đáng kể, số lao động thu hút từ các tỉnh khác cũng có nhiều điều kiện cải thiện cuộc sống cho chính bản thân và gia đình của họ ở quê hương.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển công nghiệp mạnh mẽ theo chiều rộng của tỉnh hiện nay cần phải chú ý một số các vấn đề:
Nâng cao chất lượng tay nghề và trình độ cho người lao động.
Nắm bắt chặt chẽ khâu liên kết lao động với các tỉnh để có nguồn lao động bổ sung kịp thời cho phát triển kinh tế.
Chú ý tới các vấn đề về môi trường, cải thiện chất lượng cuộc sống của đại đa số người lao động hơn nữa.