Phân tích các câu hỏi

Một phần của tài liệu hàm số lượng giác trong dạy học toán và vật lý ở trường phổ thông (Trang 66 - 69)

3.3.2.1. Câu 1

Hàm số lượng giác là một khái niệm cĩ rất nhiều ứng dụng trong thực tiễn, đặc biệt là trong Vật lý. Câu hỏi này được chúng tơi đưa ra nhằm kiểm tra xem liệu với cách thức tiếp cận (theo kiểu Tốn học) của thể chế đưa ra thì bản thân giáo viên trong quá trình tích luỹ kinh nghiệm trong việc dạy học của mình cĩ sử dụng một phương pháp khác để thay thế hay khơng hoặc cĩ thấy cách tiếp cận như trên là tốt nhất hay chưa? Liệu giáo viên cĩ đề cập đến một cách tiếp cận khác so với SGK?

3.3.2.2. Câu 2

Mục đích của câu hỏi thứ 2 này là muốn tìm hiểu quan điểm của giáo viên trong trường hợp cách thức tiếp cận khái niệm hàm số lượng giác cĩ thể được thay đổi và sự thay đổi gắn liền với yếu tố Vật lý thì giáo viên sẽ cĩ những ứng xử như thế nào? Câu hỏi này là một câu hỏi gợi mở trong trường hợp giáo viên đã trả lời là

sẽ chọn phương pháp tiếp cận truyền thống trong câu 1, cịn đối với những giáo viên cĩ một phương cách tiếp cận mới khi trả lời câu 1 thì câu hỏi này sẽ cung cấp thêm một sự lựa chọn khác cho giáo viên. Câu trả lời được chúng tơi dự đốn ở đây sẽ là đa số giáo viên sẽ cho rằng việc tiếp cận theo một phương thức mới liên quan đến thực tế sẽ tạo được sự thú vị cho học sinh, tuy nhiên việc giải thích để chuyển đổi các yếu tố Vật lý trong bài tốn thành các khái niệm Tốn học đơi khi sẽ gây trở ngại cho giáo viên và học sinh.

3.3.2.3. Câu 3

Để kiểm tra được mức độ, cũng như số lượng các dạng bài tốn Vật lý mà giáo viên sử dụng là mục tiêu của câu hỏi số 3 này. Thơng qua câu trả lời của giáo viên ở 3 mức độ đánh giá mà theo dự đốn của chúng tơi là sẽ tập trung vào mức độ “Ít khi”, điều này sẽ cho chúng tơi kiểm chứng được mức độ quan tâm chưa nhiều của giáo viên đối với vấn đề dạy học liên mơn Tốn – Lý. Cũng chính vì sự chưa sâu sát này nên hệ quả là một bộ phận khơng nhỏ học sinh sẽ gặp khĩ khăn khi phải giải quyết các bài tốn Vật lý vì khơng được thực hành và tiếp xúc nhiều. Ngồi ra, một câu hỏi phụ được đưa ra ở đây nhằm đánh giá xem liệu kiến thức Vật lý mà giáo viên sử dụng cĩ trùng khớp với kết quả của phần phân tích thể chế trong chương 1 và 2 hay khơng?

3.3.2.4. Câu 4

Hai đề tốn được cho trong câu hỏi này là một kiểu nhiệm vụ quen thuộc đối với cả học sinh lẫn giáo viên là “Xác định các thành phần của một hàm số tuần hồn”đã được nêu trong chương 1. Câu hỏi này nhằm làm rõ hơn câu hỏi số 3 khi trong cùng một kiểu nhiệm vụ cĩ hai đề tốn để giáo viên lựa chọn với sự khác biệt như sau:

Bảng 3.1. So sánh các đặc trưng của đề 1 và đề 2

Đề 1 Đề 2

Mơ hình được cho là một mơ hình Vật lý thực tế, chưa xuất hiện mơ hình Tốn học.

Mơ hình Tốn học được thiết lập sẵn.

Ưu tiên sử dụng các diễn giải bằng lời để học sinh hiểu được hiện tượng và hạn chế việc sử dụng kí hiệu.

Hạn chế diễn giải bằng lời và tối đa hố việc sử dụng các kí hiệu Tốn học.

Nhiệm vụ của học sinh là phải thiết lập được mơ hình Tốn học từ các yếu tố Vật lý đã cho, sau đĩ mới tìm cách giải quyết mơ hình Tốn học đĩ.

Nhiệm vụ của học sinh là giải quyết bài tốn dựa vào mơ hình đã cho.

Chính những khác biệt trên làm cho chúng tơi dự đốn được câu trả lời của giáo viên sẽ là ưu tiên việc chọn đề 2 để học sinh thực hành. Lý do cho lựa chọn này cĩ thể là việc thiết lập một mơ hình Tốn học từ các yếu tố Vật lý sẽ gây khĩ khăn, phức tạp cho học sinh trong việc tiếp thu.

3.3.2.5. Câu 5

Câu hỏi này nhằm kiểm tra xem với một bài tốn mà các kí hiệu Tốn học liên quan đến Vật lý cĩ được giáo viên lựa chọn để học sinh làm trong giờ bài tập hay khơng? Theo chúng tơi dự đốn thì câu trả lời được đưa ra ở đây là "Ít khi cho ra bài này" hoặc "Khơng cho ra bài tập này". Chính vì lý do đĩ nên chúng tơi đưa ra giả định là nếu giáo viên phải dạy bài tập này cho học sinh thì giáo viên cĩ giải thích ý nghĩa Vật lý của các kí hiệu Tốn học được sử dụng trong bài hay khơng? Ở đây, nếu cĩ được sự giải thích từ phía giáo viên thì học sinh sẽ hiểu được các ý nghĩa của các bài tốn và kí hiệu mà các em tiếp xúc, điều này giúp các em cĩ thêm sự hứng thú đối với mơ hình Tốn học theo hình thức liên mơn, ngược lại nếu được giải thích khơng cặn kẽ hay qua loa thì sẽ làm cho các em cảm thấy nhàm chán và khĩ khăn khi gặp phải các mơ hình dạng này. Chúng tơi dự đốn câu trả lời được đưa ra ở đây là "Ít khi giải thích" hoặc "Khơng giải thích". Lý do được đưa ra cĩ thể là do việc giải thích ở một số trường hợp là khơng cần thiết, mất thời gian… Những điều này sẽ gây nên tâm lý “sợ” khi gặp những mơ hình này đối với học sinh, qua đây

chúng tơi cũng làm rõ được phần nào nguyên nhân dẫn đến khĩ khăn của học sinh được đề cập trong giả thuyết H1.

3.3.2.6. Câu 6

Bài tốn là một kiểu nhiệm vụ quen thuộc trong sách bài tập Tốn lớp 10. Hai lời giải giả định đều đúng và đặc trưng cho hai kĩ thuật giải khác nhau. Lời giải của học sinh A thiên về Tốn học khi sử dụng ngầm ẩn kiến thức sự tương ứng của số thực và điểm trên đường trịn lượng giác, cịn lời giải của học sinh B lại nghiêng về Vật lý khi sử dụng kiến thức chuyển động trịn đều. Sự lựa chọn và đánh giá của giáo viên về hai lời giải trên sẽ giúp chúng tơi trả lời được câu hỏi Q1. Ở đây, theo phân tích của chương 2 và quan sát giờ dạy – học thực tế của GV – HS về kiến thức lượng giác ở lớp 10, chúng tơi dự đốn lời giải của học sinh B ít được giáo viên mong đợi hơn lời giải của học sinh A vì lời giải của học sinh B thường được xem là

“khơng chính thống” (được hiểu theo nghĩa là sử dụng một kiến thức khơng phải của Tốn để giải quyết một kiểu nhiệm vụ Tốn học). Đồng thời, chúng tơi cũng dự đốn đa số các giáo viên sẽ cho rằng khơng cần thiết phải để học sinh luyện tập dạng bài tốn trên. Lý do được giáo viên đưa ra cĩ thể là do nếu muốn áp dụng được kiến thức lượng giác thì cho các bài tập dạng khác trong đĩ vai trị của lượng giác được thể hiện rõ ràng hơn thay vì chỉ ở mức ngầm ẩn.

Một phần của tài liệu hàm số lượng giác trong dạy học toán và vật lý ở trường phổ thông (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)