7. Kết cấu của luận văn
1.1.3. Nhiệm vụ của việc DH THTV
Tiếng Việt là một trong những môn có tầm quan trọng đặc biệt trong môn khoa học xã hội – nhân văn, có vai trò trọng yếu trong việc giữ gìn phát huy tiếng nói của dân tộc. Quan trọng hơn, tiếng Việt chính là phương tiện để giao tiếp của người Việt. Muốn giao tiếp có hiệu quả phải vận dụng tốt các kĩ năng sử dụng tiếng Việt. Chính vì vậy, môn Tiếng Việt trong nhà trường có nhiệm vụ sau:
- Cung cấp tri thức về tiếng Việt, từ đó hình thành, phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho người học để họ thuận tiện trong việc học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động. Giúp người học hình thành các kĩ năng nói – nghe – đọc - viết. Đồng thời cung cấp cho họ những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học Việt Nam và nước ngoài. Giúp người học hình thành năng lực nói và viết đúng chuẩn mực tiếng Việt, biết làm cho ngôn bản của mình thích hợp với mục đích, hoàn cảnh và điều kiện xã hội của giao tiếp, biết tự đánh giá, tự điều chỉnh cách viết, cách nói của mình hợp với phong cách ngôn ngữ.
- Hình thành cho người học năng lực tư duy ngôn ngữ theo hướng làm cho họ biết tích lũy cho mình vốn tri thức ngày càng phong phú, biết huy động và tổ chức những tri thức cần
thiết cho một đề tài, biết tự đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, biết diễn đạt kết quả tư duy của mình một cách chặt chẽ, logic, có sức thuyết phục cao.
Việc dạy và học TV là hướng về các kĩ năng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp. Trong hoạt động giao tiếp, các kĩ năng nói – nghe – đọc – viết là những kĩ năng có quan hệ chặt chẽ tác động qua lại và tương trợ lẫn nhau trong quá trình dạy và học TV. Vì vậy trong quá trình dạy học, người dạy phải hướng người học đạt được yêu cầu về các kĩ năng sau:
Về kĩ năng nói: Người học có thể giao tiếp và đạt được mục đích của giao tiếp như nói đúng, rõ ràng các âm, từ, câu, dấu thanh, nói đúng ngữ điệu. Để đạt được những điều đó, GV phải hướng dẫn HV tiến hành nói từ đơn giản đến phức tạp. Từ nói theo mẫu câu, nói qua hội thoại đến nói theo chủ đề… Trong quá trình dạy nói, GV cần lắng nghe và sửa lỗi cho HV khi cần thiết.
Về kĩ năng nghe: Người học có thể nghe hiểu trong giai đoạn đầu tiếp nhận ngôn ngữ. Từ đây, HV có thể điều chỉnh phát âm, phân biêt âm, từ, các cụm từ trên dòng âm thanh, liên kết âm thanh, ý nghĩa và nhận thức ý nghĩa của câu để học hiểu, điều chỉnh khả năng giao tiếp. Kĩ năng nghe thường bắt đầu từ nghe hiểu, nghe trả lời trực tiếp, nghe lựa chọn và nghe xác nhận thông tin.
Kĩ năng đọc: Đọc là một khâu rất quan trọng không thể thiếu được trong quá trình dạy và học tiếng. Người học ban đầu có thể đọc chữ cái, vần, từ, câu, đoạn và bài. Tuy nhiên phần đọc yêu cầu người học phải học cả nghĩa của từ để từ đó có thể hiểu được nội dung mình đang đọc. Việc đọc đúng, rõ các âm, từ, câu, dấu thanh, đọc lưu loắt và cao hơn nữa là đọc đúng ngữ điệu, đọc diễn cảm, đọc sáng tạo sẽ giúp người học viết đúng chính tả, hiểu nội dung, ý nghĩa của bài đọc.
Kĩ năng viết: người học có thể viết đúng các âm, từ, câu và từ đó có thể liên kết câu thành đoạn, lên kết đoạn thành bài. Quá trình dạy và học viết, người dạy phải cung cấp cho HV những kiến thức nhất định về ngữ pháp và người học cũng phải nắm vững các quy tắc của tiếng để từ đó có thể viết từ, câu đúng cấu trúc ngữ pháp và đúng về ngữ nghĩa.
Cả bốn kĩ năng trên đều có quan hệ mật thiết với nhau. Nếu không học tốt một trong bốn kĩ năng thì không thể học tốt được tiếng. Vì vậy, trong quá trình dạy và học, chúng ta không được tuyệt đối hóa một kĩ năng nào.
Đối với học viên nước ngoài học tiếng Việt ngoài những kĩ năng trên, giáo viên cần cung cấp thêm cho họ những từ ngữ cũng như phong tục, tập quán của người Việt. Đồng thời cung cấp thêm cho người học những kiến thức về lịch sử, văn hóa, xã hội con người
Việt Nam. Bởi vậy trong chương trình dạy học TV cho người nước ngoài đều có các bài học cung cấp tri thức về văn hóa, lịch sử, xã hội và con người Việt Nam.
Giảng dạy tiếng Việt nói chung và dạy tiếng Việt cho người nước ngoài nói riêng mang tính quan hệ hai chiều. Mục tiêu giảng dạy tiếng Việt cho người bản ngữ, người nước ngoài đều nhằm cung cấp cho người học vốn từ ngữ để giao tiếp đạt hiệu quả cao. Sau khi học xong chương trình TV, người học có thể thuần thục các kĩ năng nói – nghe – đọc – viết. Đây cũng chính là cơ sở để họ tiếp tục học các môn chuyên ngành. Tuy nhiên trong thời gian qua các PP dạy học truyền thống chưa phát huy được hết khả năng của người dạy và người học cho nên chất lượng dạy và học chưa đạt được kết quả như mong đợi. Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để dạy và học TV đạt kết quả cao? Qua thực tế giảng dạy và theo quan điểm giao tiếp, chúng tôi nhận thấy rằng dạy học theo quan điểm giao tiếp vừa tiết kiệm được thời gian, vừa mang lại hiệu quả cao, vừa tăng được lượng kiến thức cho người học. Bên cạnh đó, quan điểm này còn giúp người dạy và người học không bị nhàm chán trong giờ học, làm cho giờ học trở nên sôi nổi và gây hứng thú cho người học.
Như phần trên đã trình bày, dạy TV với tư cách là một ngoại ngữ nên có những khó khăn nhất định như: bất đồng về ngôn ngữ, TV có thanh điệu và trong mỗi âm tiết đều có một thanh điệu, trong khi đó tiếng Khơmer không có thanh điệu mặc dù cả tiếng Khơmer và TV đều là ngôn ngữ đơn lập, dạy TV cho người nước ngoài là dạy những kiến thức mà người học chưa biết. Chính vì vậy, người học cần được thực hành càng nhiều càng tốt, nếu được thực hành nhiều thì họ càng có điều kiện để nhớ nhiều từ, phát âm chuẩn, nói, viết đúng ngữ pháp… Bên cạnh đó, người học không những cần đến những mẫu câu trong giáo trình mà họ cũng rất cần những kiến thức thực tế tức là những cuộc giao tiếp mà hàng ngày họ tiếp xúc. Để đáp ứng được nhu cầu của người học, đòi hỏi người dạy phải có một PP phù hợp. Qua nghiên cứu các tài liệu và thực tiễn dạy học, chúng tôi thấy PP nếu được đưa vào vận dụng để giảng dạy TV cho người nước ngoài sẽ mang lại kết quả rất cao cho người học.