7. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Thiết kế giáo án
2.2.2.1. Những hạn chế của giáo án trước đây
Thực tế giảng dạy cho thấy, bên cạnh những mặt ưu điểm về nội dung và phương pháp truyền thụ trong giáo án vẫn còn hạn chế nhất định như: nội dung còn dàn trải, mờ nhạt, rập khuôn máy móc, thiếu tính chủ động của người dạy và người học nên sức chứa, sức thấm, sức hút chưa cao. Các giáo án thường được sao chép lại và dạy từ năm này qua năm khác (xem phụ lục 1). Các giáo án chủ yếu là để cho giáo viên thuyết trình về lí thuyết. Công việc tìm ngữ liệu và phương pháp dạy học của giáo viên còn mờ nhạt. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do người soạn còn lúng túng, thụ động trong cách làm việc với giáo trình, chưa biết cách khai thác kiến thức cần dạy và kích thích được tính chủ động, tư duy, sáng tạo của người học. Từ những hạn chế trên, việc đổi mới cách tổ chức dạy học là một nhu cầu tất yếu trong quá trình đổi mới DH THTV cho người nước ngoài nói chung và cho HV Campuchia tại trường Sĩ quan Lục quân 2 nói riêng.
2.2.2.2. Định hướng mới trong cách soạn giáo án theo quan điểm giao tiếp
Việc đổi mới PP soạn giáo án nằm trong quỹ đạo của đổi mới PP dạy và học. Giáo án cần đổi mới toàn diện cả về hình thức lẫn nội dung và dựa trên cơ sở coi trọng vai trò của người học. Giáo án phải thể hiện được sự làm chủ tri thức của người GV. GV phải có nhận thức mới để hiểu và quản lí được công việc của mình; phải vận dụng được các nguyên tắc DH mới một cách hiệu quả. Muốn giúp người học sáng tạo, trước hết GV phải là người biết sáng tạo và luôn sáng tạo.
Một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Ngoài những yêu cầu có tính
hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi người học;giờ học đổi mới PPDH còn có những yêu cầu mới như:được thực hiện thông qua việc GV tổ chức các hoạt động học tập cho HV theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: giữa GV với HV, giữa HV với nhau (chú trọng cả hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học). Về bản chất, đó là giờ học có sự kết hợp giữa học tập cá thể (hình thức học cá nhân) với học tập hợp tác (hình thức học theo nhóm, theo lớp); chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các kĩ năng (KN), gắn với thực tiễn cuộc sống; phát huy thế mạnh của các PPDH tiên tiến, hiện đại; các phương tiện, thiết bị dạy học và những ứng dụng của công nghệ thông tin; chú trọng cả hoạt động đánh giá của GV và tự đánh giá của HV. Ngoài việc nắm vững những định hướng đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) như trên, người GV cần phải nắm vững các kĩ thuật dạy học để có được những giờ dạy học tốt. Chuẩn bị và thiết kế một giờ học cũng là một hoạt động cần có những kĩ thuật riêng.
2.2.2.3. Tổ chức dạy học theo quan điểm giao tiếp
a. Sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù
- Phương pháp giao tiếp
+Mô tả PP:
PP giao tiếp là PP rất đặc trưng của việc dạy học TV, là PP nhằm rèn luyện cho người học kĩ năng giao tiếp thông qua việc thực hiện một vai giao tiếp trong tình huống cụ thể. “PP giao tiếp là PP hướng dẫn người học vận dụng lí thuyết được học vào thực hiện các nhiệm vụ của quá trình giao tiếp, có chú ý đặc điểm và các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp”. Yếu tố đóng vai trò quan trọng trong PP giao tiếp là tình huống giao tiếp. Để HV thuận lợi trong thực hành giao tiếp, tình huống phải rõ ràng, phải xác định rõ về các vai giao tiếp và thời gian giao tiếp; mục đích, cách thức giao tiếp; nội dung giao tiếp có thể được nêu dưới dạng gợi ý, cũng có thể để HV hoàn toàn chủ động chuẩn bị.
+ Cách tiến hành
Các bước tiến hành cũng như kĩ năng GV cần có khi dạy học theo PP giao tiếp được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 2.2. Bảng các bước tiến hành PP giao tiếp trong dạy học
PP giao tiếp trong dạy học TV
Các bước Hoạt động của GV Hoạt động của HV
giao tiếp cho HV
- Lựa chọn đơn vị kiến thức dạy theo PP giao tiếp.
- Xây dựng tình huống giao tiếp kích thích nhu cầu giao tiếp của HV
- Lựa chọn hình thức làm việc cho HV: cá nhân hay nhóm.
thông qua việc tìm hiểu đề và thực hiện bài tập tình huống
2 - Nêu rõ yêu cầu học sinh cần đạt.
- Giải đáp những câu hỏi của học sinh về đề bài (nếu có)
- Theo dõi lớp học
-HV làm bài tập
3 Theo dõi, phân tích để đánh giá
- Nêu rõ yêu cầu (nghe, quan sát để làm gì) với HV khác.
- HV trình bày kết quả
4 - Đánh giá quá trình, kết quả làm việc của HV
- Nhấn mạnh kiến thức HV cần nắm
HV cùng nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm
+ Yêu cầu sư phạm
Để thực hiện PP giao tiếp có hiệu quả, GV nên đưa ra tình huống kích thích được nhu cầu giao tiếp của người học. Đó là tình huống có tính tự nhiên, gần gũi với thực tế giao tiếp mà người học thường gặp. Song không phải tình huống đời thường nào cũng có thể đưa vào dạy học. Theo chúng tôi, GV cần chọn lọc tình huống có giá trị thẩm mĩ giáo dục lối sống nhất định. Ngoài ra, GV nên dự kiến những tình huống mới nảy sinh và cách giải quyết tình huống của HV để kịp thời có cách hỗ trợ, hướng dẫn.
PP giao tiếp là PP chủ yếu để phát triển lời nói cho HV nhưng không phải lúc nào, với đơn vị kiến thức nào người GV cũng sử dụng PP này được. GV phải chú ý không phải GV cứ hỏi nhiều, HS nói nhiều là dạy theo hướng giao tiếp. Cách dạy khoa học, nghệ thuật đòi hỏi GV cần có sự phân tích kĩ lưỡng nội dung bài học để lựa chọn PP phù hợp, lựa chọn đơn vị kiến thức cần dạy bằng PP giao tiếp. Thông thường PP giao tiếp phù hợp cho những bài luyện tập, thực hành, bước củng cố kiến thức; song vẫn có thể linh hoạt vận dụng PP này khi hướng dẫn HS khám phá kiến thức mới.
Dạy THTV bằng PP giao tiếp giúp HV chủ động hơn trong giờ học, làm cho quá trình giao tiếp giữa GV với người học, người học với người học tự nhiên hơn, bớt tính khuôn mẫu, nhàm chán. Giờ học gắn với những tình huống gần gũi giúp người học hứng thú học tập hơn.
Đây là con đường ngắn nhất, hiệu quả giúp người học nắm được các quy tắc sử dụng TV trong giao tiếp để có thể giao tiếp hiệu quả.
Ngoài những ưu điểm trên, PP này giúp HV rèn luyện kĩ năng giao tiếp và vận dụng chúng trong những tình huống giao tiếp cụ thể.
+ Nhược điểm
PP giao tiếp được thực hiện qua bốn bước, trong đó phần nhiều là quá trình làm việc của HV. Nếu GV thiếu linh hoạt, không hướng dẫn rõ và HV không chuẩn bị kĩ thì những cuộc giao tiếp mà HV thực hiện có thể xa đề, lạc đề, làm mất nhiều thời gian của tiết học. Ngoài ra thao tác trình bày, nhận xét chậm chạp của HV cũng ảnh hưởng đến tiến độ tiết học.
Có thể phát sinh những tình huống không nằm trong dự kiến của GV.
Là một trong những PP đăc thù của dạy học TV, PP giao tiếp thể hiện rõ những ưu điểm nổi bật ở mặt vừa phát huy đươc tinh thần học tập tích cực vừa rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho người học. Đây là PP không thể thiếu khi dạy học theo quan điểm giao tiếp.
b. Phương pháp nêu vấn đề
+Mô tả PP
Phương pháp nêu vấn đề là cách dạy học mà GV tạo ra tình huống có vấn đề, chứa đựng mâu thuẫn cần giải quyết và điều khiển HV phát hiện, giải quyết vấn đề qua đó giúp HV lĩnh hội được tri thức. “Dạy học giải quyết tình huống có vấn đề là PP dạy học, trong đó GV tạo ra tình huống có vấn đề, điều khiển người học phát hiện vấn đề, tự giác, tích cực hoạt động giải quyết tình huống, thông qua đó lĩnh hội tri thức, phát triển kĩ năng và đạt được các mục đích dạy học khác” [tr21, 26]. PP nêu vấn đề khác với PP giao tiếp ở mục đích giao tiếp. Nếu mục đích của PP giao tiếp chủ yếu là để HV thể nghiệm những kiến thức đã học trong tình huống giao tiếp giả định gần giống với thực tế thì PP nêu vấn đề nhằm để HV tìm hiểu và khắc sâu kiến thức trong tình huống có chứa đựng mâu thuẫn.
Cách tiến hành
+ Phương pháp nêu vấn đề được tiến hành theo những bước dưới đây:
Bảng 2.3. Bảng các bước tiến hành PP nêu vấn đề trong dạy học
1 - Lựa chọn nội dung dạy học bằng PP nêu vấn đề
- Xây dựng tình huống có vấn đề và câu hỏi - Lựa chọn hình thức làm việc cho HV: Cá nhân hay nhóm
GV đưa ra tình huống có vấn đề và đưa ra hệ thống câu hỏi
- HV phát hiện dạng vấn đề nảy sinh, vấn đề cần giải quyết
2 - Đưa ra những gợi ý cần thiết - Quan sát lớp
- Dự kiến trước những câu trả lời của HV, những tình huống có thể xảy ra khi HV thảo luận
HV tiến hành giải quyết vấn đề
3 - Phân tích ý kiến của HV
- Đánh giá phần làm việc của HV HV trình bày kết quả, rút ra kiến thức có được từ việc giải quyết vấn đề
4 GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh kiến
thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm HV ghi nhớ và vận dụng vào thực tiễn + Yêu cầu sư phạm
Yếu tố cơ bản quan trọng đảm bảo sự thành công của PP nêu vấn đề là tình huống có vấn đề vừa phải lôi cuốn HV vừa kích thích nhu cầu hiểu biết lại vừa phù hợp với trình độ nhận thức và khả năng giải quyết vấn đề của HV. Tình huống khó quá hay dễ quá sẽ không thể tạo được động lực học tập ở đa số HV. Một số tình huống có vấn đề trong dạy học có thể có những dấu hiệu sau:
Nhằm cung cấp tri thức mới.
Chứa đựng một mâu thuẫn giữa tri thức cũ (cái đã biết) và tri thức mới (cái cần khám phá). Mâu thuẫn này phải vừa sức vừa mang tính sư phạm.
Tri thức cũ là nền tảng, là cơ sở để HV tìm lời giải Đáp án của vấn đề là đáp án mở.
+ Ưu điểm:PP dạy học nêu vấn đề kích thích tư duy và tính tích cực của HV trong học tập, HV biết nêu giả thuyết, biết động não suy nghĩ để giải quyết vấn đề đặt ra.
+ Nhược điểm: Quá trình suy nghĩ của HV làm mất nhiều thời gian, dẫn đến tiết dạy bị cháy giáo án.
c. Phương pháp hoạt động nhóm (dạy học hợp tác) + Mô tả PP:
Đây là phương pháp giúp người học tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập dưới hình thức làm việc theo nhóm để tìm câu trả lời cho một yêu cầu xác định.
“Học hợp tác là một hình thức tổ chức dạy học trong đó các nhóm HV cùng nhau giải quyết các nhiệm vụ do GV nêu ra, từ đó rút ra bài học dưới sự hướng dẫn của GV” [tr20, 2]. Học hợp tác đòi hỏi từng thành viên trong nhóm phải đóng góp ý kiến trực tiếp và tích cực vào giải quyết nhiệm vụ chung nên sẽ tạo ra môi trường giao tiếp, sự tương tác giữa thầy và trò, trò và trò.
+ Cách tiến hành
Bảng 2.4. Bảng các bước tiến hành PP thảo luận nhóm trong dạy học
Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HV
1 GV chia nhóm, giao nội dung thảo luận cho các nhóm
Lựa chọn nôi dung thảo luận
HV chia nhóm và làm theo yêu cầu của GV
2 GV quan sát, hỗ trợ các nhóm khi cần
thiết
Các nhóm thảo luận
3 Nêu câu hỏi gợi mở để HV suy nghĩ
tiếp những vấn đề mà các nhóm chưa tìm ra câu trả lời. GV tổ chức cho HV thảo luận chung trên lớp bằng cách yêu cầu các nhóm trình bày kết quả và bổ sung. GV dành thời gian cho HV trình bày các ý kiến. Có thể mỗi nhóm hoặc các thành viên có những quan điểm khác nhau GV bổ sung, chốt lại vấn đề và nhận xét, đánh giá.
Các nhóm trình bày vấn đề dưới sự hướng dẫn của GV. Có thể từng nhóm hoặc các thành viên trong nhóm khác có ý kiến khác với người vừa trình bày hoặc bổ sung ý kiến. Những ý kiến trình bày phải đáp ứng được yêu cầu của GV và phù hợp với thực tiễn giao tiếp
+ Yêu cầu sư phạm
Việc chia nhóm đóng vai trò quan trọng trong dạy học hợp tác. Có nhiều loại nhóm: nhóm 2 HV, nhóm 4-5 HV, nhóm ghép, nhóm kim tự tháp, nhóm trộn… GV nên căn cứ vào nội dung thảo luận, tình hình lớp học mà chọn loại nhóm cho phù hợp. Nhóm có thể chia theo tổ, theo vị trí ngồi, theo số thứ tự. Song dù theo cách nào thì cần đảm bảo trình độ của các nhóm tương đối ngang nhau, trong mỗi nhóm có đủ HV giỏi, khá và trung bình, yếu của lớp.
Nội dung thảo luận của nhóm có thể giống nhau hoặc khác nhau nhưng mức độ khó phải tương đương nhau để đảm bảo sự công bằng trong học tập.
Thời gian thảo luận phải được GV quy định rõ ràng để HV có kế hoạch làm việc phù hợp. Hết thời gian thảo luận, người trình bày kết quả có thể do nhóm cử đại diện hoặc GV chỉ định, có thể do một thành viên trình bày hoặc các thành viên thay phiên nhau.
Suốt quá trình HV thảo luận, GV phải quan sát, đôn đốc, có những gợi ý cần thiết để các nhóm thảo luận tích cực.
PP này tạo cơ hội được nói cho tất cả HV, sẽ giúp cho các người học mạnh dạn hơn khi nói ra những điểm yếu của bản thân, thoải mái chia sẻ với bạn hững vướng mắc khi sử dụng TV. Nếu không cho HV thảo luận mà sử dụng PP vấn đáp thì HV sẽ e ngại, không dám phát biểu hoặc không dám nói hết những hạn chế của bản thân, hơn nữa thời lượng tiết học không cho phép tất cả HV trình bày ý kiến.
+ Ưu điểm: PP dạy học hợp tác có ưu điểm lớn là tăng cơ hội học tập cho HV. Trong cách dạy học truyền thống HV thường chỉ được học từ thầy còn trong quá trình trao đổi thảo luận, HV có thêm cơ hội học từ bạn. Những điều ngại hỏi thầy sẽ dễ dàng trao đổi với bạn học do sự gần gũi về khoảng cách, tâm lí, tuổi tác… Không chỉ học được từ bạn một số kiến thức mới HV còn có thể thấy, học hỏi được ở bạn những điểm hay trong cách lắng nghe, cách góp ý, cách lên kế hoạch làm việc, cách khám phá một vấn đề…
PP dạy học hợp tác là điều kiện thuận lợi để HV vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm đã của bản thân vào khám phá, hình thành kiến thức mới. Như thế, HV sẽ hiểu và nắm vững kiến thức tốt hơn so với việc tiếp thu kiến thức sẵn có.
PP dạy học hợp tác tạo cho HV nhiều cơ hội để rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và phản hồi. Bởi vì khi cùng làm việc với nhau trong nhóm, các thành viên có điều kiện