7. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Mục đích kiểm tra, đánh giá
Giờ thực hành của HV được xem là một bước kiểm tra, đánh giá hoạt động học của HV, cần được dành một thời lượng nhất định và sự quan tâm, đầu tư của cả người dạy và người học. Mục đích của việc làm này là kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức lí thuyết và khả năng vận dụng kiến thức ấy vào hoạt động thực hành; kiểm tra, đánh giá mức độ thành thạo các kĩ năng nói – nghe – đọc – viết; nhận xét thái độ học tập của HV, năng lực giao tiếp của họ; giúp họ kiểm tra, đánh giá kết quả thực hành của chính bản thân, từ đó hoàn thiện và nâng cao các kĩ năng cơ bản trên.
2.3.2. Vận dụng quan điểm giao tiếp trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV của HV
2.3.2.1. Phần chuẩn bị của giáo viên
Bước 1:GV chấm bài viết của HV hoặc nghe HV nói, đưa ra những nhận xét chi tiết về ưu, khuyết điểm chung của cả lớp. Đồng thời trong quá trình chấm bài học nghe người học nói, GV thống kê lỗi mà người học thường mắc phải để giúp họ điều chỉnh lại lỗi sai của mình. Bước này đòi hỏi người dạy phải có năng lực sư phạm và lòng nhiệt huyết đối với công việc, đặc biệt là có thái độ công tâm đối với người học.
Bước 2: Sau khi chấm hoặc kiểm tra xong, GV lựa chọn những bài viết, những bài nói hay hoặc khá nhấthoặc những bài chưa đạt yêu cầu để làm ngữ liệu cho giờ trả bài.
Cùng một từ nhưng có những cách đặt câu khác nhau. Vì vậy, GV trích mỗi bài viết của mỗi HV một câu để họ so sánh, đối chiếu và rút ra những kinh nghiệm làm bài.
Bước 3:Dự kiến hình thức thực hành kiểm tra, đánh giá. Đối với loại hoạt động thực hành này, hình thức DH phù hợp nhất là hình thức nhóm học tập kết hợp với vấn đáp trực tiếp.
2.3.2.2. Quy trình kiểm tra trên lớp
Bước 1:GV kiểm tra lại các kĩ năng nói – nghe – đọc – viết của HV dựa trên các bài tập đã cho.
Trước hết, GV yêu cầu HV đọc lại đề bài và tiến hành phân tích đề. GV đặt câu hỏi yêu cầu HV trả lời, một HV khác nhận xét câu trả lời của bạn. Việc này giúp cho người học xác định lại yêu cầu của đề đồng thời có thể so sánh với chính kết quả bài làm của mình.
Ví dụ: Viết một bài ( khoảng 100 từ) kể về một buổi đi tham quan Suối Tiên.
GV yêu cầu người học lập dàn ý. Để thực hiện bước này, GV cũng sử dụng hệ thống câu hỏi và hình thức vấn đáp trực tiếp.
Chẳng hạn, đối với đề bài nêu trên, GV hướng dẫn HV lập dàn ý như sau: 1. Thời gian đi tham quan là ngày nào? Đi bằng phương tiện gi? Đi với ai? 2. Đi tham quan những gì? Phong cảnh nơi dó như thế nào?
3. Suy nghĩ của bản thân về khu du lịch Suối Tiên. ….
Bước 2:GV cho HV sửa lỗi sai trong bài làm. Bước này tiến hành lần lượt như sau:
GV đưa ra hệ thống lỗi sai của HV (lỗi chính tả, dùng từ, viết câu…). Những lỗi sai này được hiển thị trên màn hình hoặc liệt kê trong các phiếu học tập. Tìm cách phát huy những ưu điểm và hạn chế những khuyết điểm trong bài làm của mình.
Chia lớp học thành từng nhóm, giao cho mỗi nhóm chịu trách nhiệm sửa một loại lỗi trong bài làm. Ví dụ nhóm 1 sửa lỗi chính tả, nhóm 2 sửa lỗi dùng từ, nhóm 3 sửa lỗi về câu. Các nhóm cùng nhau thảo luận. Sau đó, mỗi nhóm sẽ cử đại diện lên trình bày kết quả, các nhóm khác theo dõi và góp ý. GV nhận xét một lần nữa về hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả thực hành của người học.
Bước 3: GV trả bài viết cho HV, nêu những nhận xét chung về bài làm của cả lớp. Đọc những câu hay của HV trong lớp. Sau mỗi bài viết, người học ghi lại trong vở kinh nghiệm viết câu, tìm cách phát huy những ưu điểm và hạn chế những khuyết điểm trong bài làm của mình.
Điểm quan trọng nhất của việc dạy THTV theo quan điểm giao tiếp là sự phối hợp giữa nội dung DH với PP giao tiếp, cụ thể là sự phối hợp giữa nội dung giảng dạy và phương tiện DH. Các kĩ năng cơ bản trrong dạy học THTV là các kĩ năng nói- nghe – đọc – viết. Quy trình DH được thiết kế ở chương này đã thể hiện sự vận dụng triệt để quan điểm giao tiếp vào trong nội dung giảng dạy qua cách thức tổ chức giữa thầy và trò với các hình thức tổ chức DH chủ yếu là học tập nhóm, học tập cá nhân, vấn đáp, thuyết trình, với các phương tiện dạy học đa dạng như: bài tập tình huống, câu hỏi gợi mở, phiếu học tập… Theo các bước DH trong quy trình đó, GV thiết kế giáo án để giảng dạy cho phù hợp với đối tượng và nội dung chương trình. Quan điểm giao tiếp bảo đảm những lợi thế quan trọng cho hoạt động DH THTV, giúp người dạy và người học hướng đến kết quả như mong muốn.
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Thực nghiệm sư phạm (TNSP) là phương pháp thu nhận thông tin về sự thay đổi số lượng và chất lượng trong nhận thức và hành vi của các đối tượng giáo dục do người nghiên cứu tác động đến chúng bằng một số tác nhân điều khiển và đã được kiểm tra. Hiện nay, phương pháp TNSP đang là phương pháp chủ công trong nghiên cứu khoa học. Ngay từ khi xuất hiện thực nghiệm đã có ý nghĩa như một cuộc cách mạng trong quá trình nghiên cứu, nó thay đổi tư duy khoa học kiểu cũ. Phương pháp TNSP làm tăng trình độ kỹ thuật thực hành, làm phát triển khả năng tư duy lý thuyết. Chính phương pháp TN đã tạo ra một hướng nghiên cứu mới, phương pháp hoàn toàn chủ động trong sáng tạo khoa học.