Tổ chức thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu dạy tiếng việt thực hành cho học viên campuchia tại trường sĩ quan lục quân 2 theo quan điểm giao tiếp (Trang 95 - 96)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.5.Tổ chức thực nghiệm sư phạm

3.2.5.1. Giao nhiệm vụ thực nghiệm

Sau khi đã thống nhất kế hoạch TN, chúng tôi gửi những bản thiết kế giáo án cho GV dạy thực nghiệm nghiên cứu, trao đổi để thống nhất kiến thức, cách thức triển khai bài dạy. Đặc biệt nhấn mạnh quan điểm giao tiếp trong quá trình dạy học. Chúng tôi cũng thống nhất và biên soạn, cung cấp cho GV cả lớp TN và ĐC những câu hỏi kiểm tra của cả ba bài dạy TN. Các lớp TN và ĐC làm kiểm tra 15 phút sau cuối mỗi bài học chung một hệ thống câu hỏi. Qua bài kiểm tra này, chúng tôi nhằm kiểm tra kiến thức của người học từ đó tìm ra mặt mạnh, mặt yếu trong quá trình dạy và học. Mặt mạnh cần phát huy và mặt hạn chế cần đưa ra những giải pháp thiết thực để giảm bớt những lỗi mà người học thường mắc phải nhằm nâng cao kết quả học tập của HV.

Giáo án thực nghiệm được chuyển cho GV các lớp cùng với bài tập kiểm tra đánh giá kết quả của HV sau tiết thực nghiệm. Sau khi kết thúc giờ thực nghiệm, chúng tôi tổ chức lấy ý kiến của GV và HV đối với tiết dạy THTV theo PP giao tiếp.

3.2.5.2. Theo dõi tiến trình thực nghiệm

Do không có điều kiện ghi hình hay ghi âm lại những tiết dạy TN, chúng tôi chỉ cố gắng dự giờ và ghi nhận lại tiến trình của giờ dạy bằng các biên bản dự giờ. Với các nhận xét và thông tin cơ bản như không khí lớp học, các hoạt động dạy và học, số HV phát biểu, chất lượng phát biểu, thái độ học tập của HV… Sau mỗi tiết dạy thực nghiệm đều có trao đổi, góp ý rút kinh nghiệm với nhau giữa các GV dạy lớp TN và ĐC, rút ra những bài học kinh nghiệm về mặt sư phạm khi vận dụng quan điểm giao tiếp vào dạy THTV.

Một phần của tài liệu dạy tiếng việt thực hành cho học viên campuchia tại trường sĩ quan lục quân 2 theo quan điểm giao tiếp (Trang 95 - 96)