Những điểm khác biệt

Một phần của tài liệu dạy tiếng việt thực hành cho học viên campuchia tại trường sĩ quan lục quân 2 theo quan điểm giao tiếp (Trang 44 - 45)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2.Những điểm khác biệt

TV và tiếng Khơmer là hai ngôn ngữ có quan hệ cội nguồn, cùng thuộc ngữ hệ Môn – Khơmer, họ Nam Á. Nhưng giữa TV và tiếng Khơmer cũng có những điểm khác biệt sau:

- Tiếng Khơmer là ngôn ngữ vô thanh (không có thanh điệu) trong khi đó TV là loại ngôn ngữ có 6 thanh điệu (ngang, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng).

- Bộ chữ Khơmer bao gồm phụ âm và nguyên âm. Phụ âm được chia làm hai loại có 33 con chữ và 32 chân được chia làm 2 loại giọng O có 15 con chữ và giọng Ô có 18 con chữ. Nguyên âm có 2 loại đó là nguyên âm thường và nguyên âm độc lập. Nguyên âm thường là nguyên âm phải ráp với phụ âm mới có nghĩa (gồm 24 chữ và được chia làm 2 giọng đọc: khi ráp với các phụ âm giọng O thì đọc khác và khi ráp với phụ âm giọng Ô thì đọc khác). Nguyên âm độc lập là nguyên âm không cần ráp với phụ âm cũng có nghĩa vì ngay chính bản thân nó đã có nghĩa (nguyên âm độc lập gồm 13 con chữ).

- Cấu trúc của tiếng Khơmer được phân thành ba tầng và được gọi là "chân", "thân" và "tóc" bởi vì chữ Khơmer có rất nhiều nguyên âm và phụ âm ở dưới và cũng có rất nhiều nguyên âm và phụ âm ở trên.

- Tiếng Khơmer, khi trong câu có số từ đi kèm, thì số từ đứng sau danh từ và đứng trước một từ đệm và khi nói về số lượng thí số từ đứng sau. Khi nói về người phải thêm từ "niak", máy móc thêm từ "cô- rương", nhà cửa thêm từ "kho-noong", động vật, sách vở thêm từ "co- bal", cây cối thêm từ "đơm".

Ví dụ:

Tôi thấy bốn cô gái. (kho- nhum kho- inh niary buôn niak). Tôi bán hai chiếc ô tô. (kho- nhum luak lan pi cô- rương).

Trong vườn nhà tôi có bốn cây dừa. (co- nông chăm- ca pho- tes kho- nhum miên buôn đôông đơm).

Tôi mua ba cái li. (kho- nhum tinh bây keo).

Tóm lại, trong tiếng Khơmer các danh từ chỉ động vật, bất động vật, khi đứng một mình hay kết hợp trực tiếp với số từ chỉ lượng thì không có phụ từ chỉ đơn vị "con", "cái", "quyển", "cuốn"… xen vào giữa cụm bởi vì tiếng Khơmer không có hai từ này cho nên khi viết người ta phải thêm những từ như trên đã phân tích.

TV có tính độc lập cao. Trong dòng lời nói, TV bao giờ cũng thể hiện khá đầy đủ, rõ ràng, được tách và ngắt ra từng khúc đoạn riêng biệt. Âm tiết TV thường không bị nhược hóa hay mất đi và không nối âm trong khi đó tiếng Khơmer lại đọc nối âm. Mỗi âm tiết TV đều mang một thanh điệu nhất định. Mỗi quan hệ giữa âm và nghĩa trong âm tiết cũng chặt chẽ và thường xuyên như trong từ của các ngôn ngữ Châu Âu. Bên cạnh đó âm tiết TV còn có một cấu trúc chặt chẽ.

Những điểm tương đồng giữa tiếng Khơmer và TV tạo nên hiện tượng giao thoa, hòa mã, chuyển mã trong ngôn ngữ tiếng Khơmer. Đó chính là hiện tượng chuyển di. Sự chuyển di ấy có thể là tích cực hoặc là tiêu cực. Chuyển di theo hướng tích cực sẽ là nhân tố thuận lợi để HV học TV một cách dễ dàng. Chuyển di theo hướng tiêu cực sẽ làm cho người học gặp nhiều khó khăn trong quá trình học.

Một phần của tài liệu dạy tiếng việt thực hành cho học viên campuchia tại trường sĩ quan lục quân 2 theo quan điểm giao tiếp (Trang 44 - 45)