7. Kết cấu của luận văn
3.2.6. Nhận xét kết quả thực nghiệm sư phạm
3.2.6.1. Kết quả thực nghiệm
Để có cơ sở đánh giá xác đáng kết quả của quá trình thực nghiệm,chúng tôi tiến hành thu nhận những thông tin từ người học thông qua các bài kiểm tra (gồm bài kiểm tra ngắn và bài kiểm tra kết thúc học phần) và phiếu điều tra khi kết thúc đợt thực nghiệm. Quá trình xử lí, thống kê đã cho ra kết quả cụ thể như sau:
- Kết quả các bài kiểm tra:
a. Bài "Anh làm nghề gì?"
Cuối tiết học, chúng tôi dành 15 phút để HV làm bài kiểm tra ngắn để khảo sát mức độ hiểu bài của HV, bài kiểm tra ngắn được thống nhất nội dung của các GV giảng dạy và dự giờ (phụ lục 1), kết quả được thống kê như sau:
Bảng 3.2. Bảng thống kê kết quả kiểm tra ngắn
LỚP SĨ SỐ
ĐIỂM
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%)
TN- L1 20 2 10 10 50 8 40 0 0
ĐC- L2 21 1 4,7 9 42,85 7 33.3 4 19,04
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra ngắn
Bảng thống kê và biểu đồ so sánh trên cho thấy kết quả bước đầu của quá trình TN
0 10 20 30 40 50 60
Giỏi Khá Trung bình Yếu
TN ĐC
không có điểm giỏi nào (0%), tỉ lệ khá ở lớp TN (40%) cao hơn lớp ĐC (38,95%) và tỉ lệ bài làm loại trung bình của lớp TN cao hơn lớp ĐC, do chất lượng HV khá đồng đều nên không có bài làm nào xếp loại yếu. Kết quả trên đặt ra cho chúng tôi một câu hỏi cần phải có câu trả lời: Vì sao kết quả lớp TN lại không có điểm giỏi như lớp đối chứng? Xem xét lại giáo án, trao đổi với GV dạy lớp và GV cùng tham gia dự giờ, người viết nhận ra rằng: lớp TN HV chủ yếu làm việc một cách độc lập, làm việc theo mẫu, thụ động trong việc xử lí các tình huống giao tiếp. Nay phải đón nhận một sự thay đổi lớn trong PP, hình thức học tập, phải chủ động khám phá, thực hành đa dạng thay cho lối học thụ động đón nhận, học lí thuyết nhiều hơn thực hành nên HV bỡ ngỡ, lúng túng. Đây là những phản ứng tất yếu của con người trước cái mới (dù tốt hay không tốt), riêng ở những HV có mức học trung bình, yếu thì phản ứng này rõ ràng hơn, làm ảnh hưởng đến kết quả học tập. Mặt khác, trong số GV dự giờ lớp học, người thực hiện luận văn khá lạ với các HV, chỉ mới gặp gỡ các HV một lần để trao đổi thống nhất một số điều trước TN. Sự có mặt này dù đã được báo trước nhưng cũng tác động đến tâm lí HV, làm họ, mất tập trung trong học tập. Tìm ra được nguyên nhân, chúng tôi đã cân nhắc rồi trao đổi với GV dạy lớp TN và đi đến thống nhất: song song với dạy TV theo quan điểm giao tiếp, GV cũng áp dụng các hình thức, PP dạy học tích cực. Bên cạnh đó, để thu hẹp khoảng cách tâm lí với HV, ngay sau đó, người thực hiện luận văn đã có 4 buổi đến lớp lúc 15 phút đầu giờ học để trò chuyện với HV.
b. Bài "Nếu đi du lịch thì tôi thích đi bằng ô tô"
Bảng 3.3. Bảng thống kê kết quả kiểm tra ngắn
LỚP SĨ SỐ
ĐIỂM
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%)
TN- L1 20 4 20 12 60 4 20 0 0
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra ngắn
Bảng thống kê và sơ đồ so sánh đã cho thấy những thay đổi tích cực trong chất lượng học tập của HV lớp TN. Lớp có 2 điểm tốt, chiếm tỉ lệ 10%, số điểm khá là 10 chiếm 50% tăng nhiều hơn so với lớp đối chứng. So với lớp ĐC, tỉ lệ điểm tốt và khá cao hơn, tỉ lệ điểm yếu là không có, trong khi tỉ lệ điểm yếu của lớp ĐC lên đến 4%. Dấu hiệu tiến bộ này góp phần khẳng định dạy học theo quan điểm giao tiếp đã có những tác động tích cực đến người học. Theo tìm hiểu của người viết thì HV ở lớp TN rất thích học tiết THTV theo quan điểm giao tiếp, họ hiểu bài sâu hơn và rất thích được thực hành, ứng dụng ngay trong tiết học.
Bài kiểm tra cuối học phần
Vào cuối học phần, chúng tôi xin phép BGH nhà trường tổ chức đợt dành cho lớp TN và ĐC. Đề kiểm tra được thống nhất chung giữa các GV (phụ lục 4), cấu trúc đề kiểm tra theo thang điểm 10, nội dung nằm trong ba bài học thực nghiệm. Đề có hai phần, trắc nghiệm và tự luận, kết quả thống kê như sau:
Bảng 3.4. Bảng thống kê kết quả kiểm tra cuối học phần
LỚP SĨ SỐ
ĐIỂM
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) TN- L1 20 3 15 12 60 5 25 ĐC- L2 21 1 4,76 10 47,6 8 38,01 1 4,76 0 10 20 30 40 50 Giỏi Khá Trung bình Yếu TN ĐC
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra kết thúc học phần
Bảng thống kê và sơ đồ so sánh cho thấy những chỉ số tích cực về điểm học tập của lớp TN so với lớp đối chứng: tỉ lệ điểm giỏi 15% cao hơn tỉ lệ này ở lớp ĐC 10,24%, tỉ lệ khá 60% cũng cao hơn ở lớp ĐC 12,4%, không có điểm yếu trong khi ở lớp ĐC là 15.90%.
Kết quả này góp phần khẳng định tính khả quan của việc dạy học THTV cho người nước ngoài theo quan điểm giao tiếp. Để có cái nhìn xác đáng hơn về hiệu quả của việc dạy học TV theo quan điểm giao tiếp, bên cạnh định lượng điểm số, chúng tôi còn căn cứ vào nhiều dữ liệu khác, trong đó có các sản phẩm trong tiết học và sản phẩm chuẩn bị ở nhà của HV lớp TN.
- Các sản phẩm học tập khác của HS
Trong quá trình TN, chúng tôi đã dành nhiều thời gian để HV thực hành TV vào giao tiếp. Tùy vào nội dung bài học, đơn vị kiến thức được chọn để thực hành mà HV sẽ làm việc theo nhóm hoặc cá nhân, sẽ trình bày sản phẩm dưới dạng nói hoặc viết. Mỗi bài học thường có một sản phẩm được thể hiện dưới dạng viết và thường được trình bày trong khuôn khổ của phiếu học tập. Xem xét cái đạt, cái chưa đạt trong một số phiếu học tập của HV qua từng bài học cũng là cơ sở giúp chúng tôi đưa ra nhận xét về kết quả TN.
Bài : Anh làm nghề gì? 0 10 20 30 40 50 60 Giỏi Khá Trung binh Yếu TN ĐC
Ở bài này, chúng tôi yêu cầu HV làm việc nhóm (4HS/nhóm, có 5 nhóm). Các HV hoạt động rất sôi nổi, thích thú với yêu cầu của đề bài, tuy nhiên, chỉ có nhóm 1 là trình bày phiếu học tập tương đối hoàn chỉnh, ghi tên nhóm rõ ràng, các nhóm khác thì trình bày nội dung sơ lược, chưa đầy đủ, đa số các nhóm còn sai về lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp (xem phụ lục 9).
Sau khi làm bài tập nhóm xong, các phiếu học tập đã được GV thu lại. Chúng tôi cùng GV xem xét và ghi nhận xét trên từng phiếu rồi phát lại cho các nhóm, nhắc nhở HV về những lỗi mà người học mắc phải
Rút kinh nghiệm ở tiết học trước, HV trình bày phiếu học tập cẩn thận hơn, nhưng ở bài tập này, GV yêu cầu HV hoàn thành phiếu học tập cá nhân, đây cũng là hình thức đánh giá nhanh khả năng tiếp thu bài của HV.
Sau khi HV hoàn thành phiếu học tập, GV yêu cầu 1,2 HV trình bày. GV thu lại phiếu học tập, nhận xét chung, nhắc nhở các em về cách trình bày, về lỗi chính tả, lỗi dùng từ.
Bài:Nếu đi du lịch thì tôi thích đi bằng ô tô
GV yêu cầu HV thảo luận nhóm (4HV/nhóm), hoàn thành phiếu học tập trong 10 phút. Sau đó, mỗi nhóm chọn ra mộc HV đem phiếu học tập của nhóm mình di chuyển sang nhóm còn lại để cùng nhóm đó nhận xét về bài làm của nhóm mình, rút ra kết luận cuối cùng và trình bày trước lớp nhận xét đó. Hoạt động này giúp HV có cơ hội được trao đổi, bổ sung kiến thức cho nhau. (xem phụ lục 9)
- Kết quả phiếu khảo sát HV sau đợt TN: (xem phụ lục 7)
Câu 1. Đưa ra câu hỏi này là chúng tôi muốn biết cảm nhận của HV về nguyên tắc giảng dạy THTV . Đa số HV (17/20) cho rằng việc học THTV gắn lí thuyết với thực hành là rất cần thiết .
Câu 2.Mục đích khi đưa ra câu hỏi này là để biết dạng bài tập nào làm cho HV khó hiểu, khó làm từ đó đưa ra PP dạy hợp lí và trong quá trình dạy cần lưu ý đến dạng bài tập đó nhất. Đa số HV (15/20) cho rằng bài tập tình huống khó nhất.
Câu 3. Mục đích của câu hỏi này là để HV nói lên được suy nghĩ của mình về các hoạt động trong tiết học. Hầu hết đều thích thú với hoạt động thảo luận nhóm, vì họ được nói, thể hiện ý kiến của mình, được bổ sung kiến thức cho nhau, và quan trọng hơn là được vận dụng thực hành nên dễ nhớ bài hơn. HV cho rằng: “Các hoạt động rất vui, nhất là việc
thảo luận nhóm, các nhóm rất tích cực, chúng tôi được dịp thể hiện ý kiến của mình và nhờ vậy mà hiểu bài sâu hơn”.
Câu 4.Mục đích khi đưa ra câu hỏi này là để biết trong bốn kĩ năng, kĩ năng nào làm cho HV thấy khó nhất để từ đó GV chú ý hơn trong việc rèn luyện các kĩ năng cho người học. Trong 4 kĩ năng này có một nửa HV (8/20) cho rằng kĩ năng nói, 7/20 HV kĩ năng nghe và 6/20 HV cả 4 kĩ năng.
Câu 5. Mục đích khi đưa ra câu hỏi này là để biết HV thích học kĩ năng nào nhất . Đa số HV (13/20) cho rằng kĩ năng nói. Vì họ cho rằng phát âm TV rất khó nên cần rèn luyện nhiều hơn.
Câu 6.Mục đích khi đưa ra câu hỏi này là để biết HV thường sai những loại lỗi nào và lỗi nào làm người học khó sửa nhất để từ đó GV có PP sửa lỗi cho họ. Đa số người học (16/20) cho rằng đó là lỗi về thanh điệu.
Câu 7.Mục đích khi đưa ra câu hỏi này là để biết cahs làm bài tập của người học để từ đó hướng dẫn người học làm bài tập. Đa số HV cho rằng chỉ đọc qua rồi bắt đầu làm.
Câu 8. Mục đích khi đưa ra câu hỏi này là để đo mức độ thành công của những bài tập được thiết kế thêm. Đa số người học nhận định những dạng bài tập tình huống giao tiếp bên ngoài thường xảy ra giúp họ vận dụng linh hoạt trong giao tiếp hàng ngày. Như vậy, ta có thể hiểu dạy học theo quan điểm giao tiếp đã giúp người học vận dụng kiến thức đó vào trong giao tiếp .
Câu 9.Đa số người học cho rằng" Các bạn nhận xét, đánh giá bài tập thực hành của nhau, thầy cô giúp đỡ các bạn rút ra kết luận cuối cùng." Như vậy sẽ giúp người học nhớ lâu hơn.
Câu 10.Đa số HV cho rằng họ được thực hành các kĩ năng bằng những phương tiện: Bài tập trắc nghiệm, Bài tập tự luận, ……
Câu 11: Với câu hỏi này, người viết xin trích ý kiến của Sộkha: “Cô dạy hơi nhanh, thời gian thảo luận ngắn nên nhóm chúng tôi làm bài không kịp.” Hầu hết HV đều gặp khó khăn về thời gian, ở điểm này, người viết cũng tự rút ra kinh nghiệm, cần tiết chế thời gian hợp lý hơn khi thực hiện giáo án thực nghiệm. Tuy nhiên điều này cũng đòi hỏi rất nhiều ở kinh nghiệm, kỹ năng đứng lớp của GVBM, GV phải là người chủ trì, điều tiết lớp học, tránh hiện tượng HV thảo luận lan man, đi lạc chủ đề, lớp ồn.
Câu 12. Câu hỏi này nhằm mục đích kiểm tra lại độ chính xác của các bài tập đánh giá sau mỗi buổi học. Hầu hết HV đều nhận thấy kết quả như vậy là phù hợp với khả năng và mức độ hiểu bài của họ.
Câu 13: Hầu hết HV đều tỏ thái độ thích thú khi trải qua những tiết học vui vẻ, sôi nổi, không gây buồn ngủ hay chán nản. Họ còn chia sẻ thêm: “Tiết học giúp chúng tôi gần gũi với bạn bè hơn, chúng tôi cảm thấy vui khi mỗi tiết học đều nhận được điểm tốt. Việc rèn luyện thực hành giao tiếp qua bài học giúp chúng tôi mạnh dạn, tự tin hơn.”
Như vậy, tuy chỉ mới tiến hành khảo sát trên diện nhỏ, số lượng ít, nhưng chúng tôi cũng đã nhận được những phản hồi tích cực từ phía HV. Nhìn chung, các họ đều tìm thấy niềm vui trong mỗi tiết học, giờ học THTV không còn nặng nề, gò bó. Điều quan trọng là các người học đều có ý thức vận dụng kiến thức đã học vàogiao tiếp hàng ngày. Dù sao thì đó cũng là những thành công nhất định khi tiến hành TN vận dụng quan điểm giao tiếp vào dạy học THTV cho HV Campuchia.
3.2.6.2. Kết quả thu được từ khảo sát ý kiến giáo viên (xem phụ lục 6)
Để có sự nhìn nhận khách quan hơn chúng tôi có mời một số GV khác có kinh nghiệm giảng dạy cùng dự giờ các tiết dạy ở lớp TN và cho nhận xét. Sau đây là ý kiến của GV dự giờ về việc tổ chức dạy học các bài TH TV theo quan điểm giao tiếp mà GV đã thực hiện trong các tiết dạy, các ý kiến này được ghi nhận trong những lần rút kinh nghiệm sau mỗi tiết TN:
Các PP, hình thức dạy học được vận dụng linh hoạt làm tiết dạy sinh động, cuốn hút được HV vào quá trình khám phá kiến thức.
GV đưa thêm nhiều ví dụ có chứa tình huống thực tế, gần gũi, dễ hiểu giúp HV lĩnh hội kiến thức mới tốt hơn.
Các bài tập bổ sung vừa đảm bảo mục tiêu bài học vừa gần gũi với thực tiễn nên kích thích được tinh thần học tập của HV.
Cách dạy của GV làm HV không còn thụ động mà trở nên năng động, tích cực hơn. HV được nói nhiều khi thảo luận với bạn trong nhóm, khi trình bày, bảo vệ ý kiến của chính bản thân trước tập thể. Qua đó mỗi HV được rèn luyện các kĩ năng trong giao tiếp với mọi người.
Cách GV cho HV làm nhiều bài tập, thảo luận nhóm giúp HV được thực hành TV nhiều hơn, từ đó mà rèn luyện kĩ năng sử dụng TV trong giao tiếp.
Cách GV để HV nhận xét bài của nhau theo những tiêu chí đã định sẵn là cách làm hay, giúp HV rèn luyện kĩ năng nhận xét, đánh giá một tác phẩm đồng thời thông qua việc nhận xét bài làm của bạn, HV cũng thấy được những ý hay để học hỏi và nhận ra những lỗi sai để tránh.
HV hứng thú và chăm chú làm bài tập bổ sung vì theo tôi tình huống trong đó gần gũi với họ, có tính ứng dụng cao. Bài tập được trình bày trong phiếu học tập phần nào cũng kích thích hứng thú học tập của người học.
Không khí học tập thoải mái, nhẹ nhàng, thân thiện. HV hăng hái, chủ động phát biểu ý kiến, tích cực thảo luận đồng thời cũng biết lắng nghe ý kiến của bạn và có những nhận xét đúng, thẳng thắn. Có những HV ban đầu ngại ngùng, thiếu tự tin nên nói nhỏ, nói không tròn câu nhưng sau đó được nhóm, GV động viên đã mạnh dạn hơn. Đôi khi lớp hơi ồn ào do HV cùng thảo luận, mải tranh luận hoặc vài nhóm vẫn thảo luận khi đã hết thời gian quy định nhưng đổi lại tiết học không nặng nề, GV không phải nói, giảng quá nhiều mà vẫn đạt được mục tiêu bài học.
Nhận xét của GV dạy lớp TN:
+ Bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không gò bó, nặng nề. + Đa số HV tích cực học tập, sôi nổi thảo luận và tham gia phát biểu ý kiến.
+Bài học có nhiều ví dụ thực tế, bài tập thực hành nên sau tiết học HV hiểu bài, biết vận dụng kiến thức vào thực hành giao tiếp.
+ Khó khăn: HV thảo luận ồn làm ảnh hưởng các lớp bên cạnh. Một số HV chưa chịu hợp tác với GV. Một số HV chưa tập trung trong tiết học và ngại phát biểu. Đa số