7. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Thiết kế bài tập
2.2.1.1. Nguyên tắc thiết kế bài tập
Theo quan điểm của lý thuyết hoạt động giao tiếp, hệ thống bài tập TV được xác định là phương tiện thực hành nhằm tạo dựng và phát triển năng lực sử dụng TV của người học. Người học ở các lứa tuổi khác nhau, trình độ khác nhau thì yêu cầu về năng lực sử dụng ngôn ngữ cũng khác nhau, cách thể hiện các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cũng rất khác nhau. Vì vậy, cần xuất phát từ hệ thống những kĩ năng sử dụng TV để thiết kế hệ thống bài tập. Điều đó cũng có nghĩa là xuất phát từ bản chất của một kĩ năng cụ thể để thiết kế một hệ thống bài tập tương ứng.
Hiện nay, hầu hết hệ thống bài tập TV ở giáo trình chủ yếu được dùng để minh họa lý thuyết về TV mà người học vừa học. Hệ thống bài tập còn nặng về thực hành theo các mẫu đã cho. Vì thế, chúng tôi thiết nghĩ khi thiết kế bài tập cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Xác định được mục đích: xây dựng hệ thống bài tập TV để làm gì?
- Đặt bài tập TV trong những hoạt động giao tiếp cụ thể để quan sát, thể nghiệm, đồng thời sử dụng các đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp để xây dựng các ngôn bản trong bài tập TV.
- Hệ thống bài tập được thiết kế phải tạo được tình huống kích thích nhu cầu giao tiếp và định hướng giao tiếp cho HV.
- Với một bài tập TV cụ thể, sau khi thực hành, người học sẽ rút ra hoặc củng cố một tri thức TV hoặc một kĩ năng sử dụng TV cụ thể.
- Bài tập TV cần quan tâm tới các mối quan hệ xung quanh của người học, chỉ rõ cho người học nhiệm vụ và cách giao tiếp với từng đối tượng trong những hoàn cảnh, tình huống cụ thể, giúp cho người học tạo lập những ngôn bản cụ thể phục vụ cho mục đích học TV.
2.2.1.2. Thiết kế bài tập
Nghe – nói – đọc – viết là bốn kĩ năng cần thiết khi học ngoại ngữ. Tùy theo đối tượng, nhiệm vụ và mục đích mà việc dạy và học các kĩ năng này có sự gia giảm khác nhau. Mặc dù tùy theo từng đối tượng, nhiệm vụ và mục đích học để chúng ta có thể thiết kế các
vậy, chúng ta khó có thể phân chia rạch ròi ra từng kĩ năng. Các hoạt động này nên tiến hành song song vì vừa đảm bảo tính tích hợp vừa tiết kiệm thời gian vừa tăng lượng tri thức TV.
Khi nói đến các dạng bài tập giao tiếp chủ yếu là chúng ta nói đến các dạng hoạt động theo nhóm: nhóm đôi, nhóm ba, nhóm bốn…Tùy thuộc vào yêu cầu bài tập và số HV trong lớp mà GV phân nhóm. Với các hoạt động theo nhóm đôi, bài tập thường phải ngắn gọn, cấu trúc ngôn ngữ đơn giản và yêu cầu ngôn ngữ phải tự nhiên. Đối với các nhóm lớn hơn bài tập thường phức tạp hơn. Vì vậy GV nên khuyến khích hình thức hoạt động theo nhóm nhằm tăng cường số lượt nói của HV trong lớp. Hiện nay, theo quan điểm giao tiếp GV có thể thiết kế một số hoạt động phổ biến, dễ thực hiện, dễ thiết kế và không tốn nhiều thời gian để chuẩn bị. Các dạng bài tập này là mô phỏng hoặc tái thiết kế từ các loại hình bài tập ngôn ngữ phổ biến trong các chương trình đào tạo GV ngoại ngữ trên thế giới như: trò chơi, phỏng vấn, đóng vai, giải quyết tình huống, zíc zắc, ô trống thông tin.
a. Mục đích, yêu cầu, bài tập
- Mục đích:
Việc thực hành các kĩ năng nói – nghe – đọc viết là những hoạt động định hướng giao tiếp đối với người dạy và người học. Người dạy xây dựng được hệ thống bài tập thực hành về các kĩ năng trên phải phù hợp với từng đối tượng giao tiếp. Đảm bảo qua hoạt động thực hành, người học có thể đáp ứng được những vấn đề mà GV yêu cầu. Cần tránh tình trạng lạc đề.
Đối với người học: việc thực hành kĩ năng các kĩ năng nói- nghe –đọc viết bằng hoạt động giao tiếp vừa giúp người học thành thạo trong việc nhận biết và phân loại được các chủ đề thực hành với các dạng đề theo mức độ từ dễ đến khó, vừa hình thành thói quen vừa xác định được mục đích của giao tiếp qua các chủ đề cụ thể.
- Yêu cầu:
Hệ thống bài tập phải được lựa chọn phù hợp với nội dung bài học và trình độ của người học.
Người học nắm vững cách thức tìm câu chủ đề, biết phát hiện những yêu cầu của đề bài và những từ khóa thể hiện yêu cầu đó.
Mức độ thành thạo các kĩ năng là thước đo hiệu quả của việc thực hành.
Hệ thống bài tập phải được tiến hành theo trình tự: máy móc, ý nghĩa và giao tiếp.
Bài tập1:Hai người gặp nhau nói theo mẫu thông tin sau: (1) A. anh Nam/27 tuổi/kĩ sư.
B. chị Huyền Trang/26 tuổi/ca sĩ.
Mẫu: - Chào chị! - Chào anh!
- Xin lỗi, chị tên là gì?
- Tôi tên là Huyền Trang. Còn anh, anh tên là gì? - Tôi tên Nam.
- Anh Nam làm nghề gì?
- Tôi là kĩ sư. Còn chị, chị làm nghề gì? - Tôi là ca sĩ.
(2) A. bà An/58 tuổi/nội trợ. B. ông Việt/60 tuổi/bác sĩ. (3) A. chị Hà/20 tuổi/y tá.
B. bà Hoa/ 50 tuổi/nhà văn. (4) A. cháu Tuấn/7 tuổi/học sinh.
B. anh Dũng/40 tuổi/phi công. (5) A. chị Mai Anh/30 tuổi/giáo viên.
B. anh Minh/25 tuổi/kiến trúc sư.
Bài tập 2:Sắp xếp lại các từ ngữ để tạo thành câu (1) bà Hoa/y tá/phải không/là?
(2) lái xe/anh Nam/là. (3) không phải/kĩ sư/là/tôi. (4) lớp mấy/cháu/học? (5) con gà/nuôi/tôi/hai.
Bài tập 3:Chọn câu thích hợp ở B nối với cột A (1)
A a. Anh Nam là sinh viên. b. Ông Lâm là nhà báo. c. Bà Mai không phải là y tá.
B 1. Bà ấy là bác sĩ.
2. Ông ấy làm việc ở Báo Thanh Niên. 3. Tôi là kĩ sư.
(2)
A
a……….? - Tôi đi học.
b………..? - Không phải. Ông ấy là cảnh sát c………..? - Bà ấy là thư kí.
d. ………..? - Tôi làm việc ở Bưu điện Hà Nội. e……… ………? - Vâng, tôi là bác sĩ.
B
1. Xin lỗi, ông là bác sĩ phải không? 2. Chào anh, anh đi đâu đấy?
3. Anh làm việc ở đâu ạ?
4. Ông ấy là nhà báo phải không? 5. Bà Lan làm nghề gì?
Bài tập 4: Sử dụng các đồ dùng học tập để trả lời các câu hỏi do thành viên trong nhóm hỏi. Câu hỏi của các thành viên trong nhóm bắt đầu bằng "Có phải…..không?"
Bài tập 5: Đặt câu hỏi với thành viên trong nhóm, nghe thông tin trả lời và ghi vào bảng sau: Họ và tên Tuổi Nghề nghiệp Sở thích Ngoại ngữ Thành thạo các kĩ năng Mục đích học tiếng Việt
Bài tập 6:Bạn đến nhà thầy giáo của bạn chơi, trong nhà thầy có bố mẹ của thầy, vợ thầy, con trai của thầy ở nhà còn thầy thì đi vắng. Bạn sẽ chào các thành viên trong gia đình của thầy như thế nào? Bạn hỏi như thế nào để biết được thông tin của thầy: thầy đi đâu? Lúc nào thầy về? Sau đó bạn hãy ghi lại những lời hội thoại đó.
Bài tập 7: Ngày mai là sinh nhật của bạn. Bạn cùng với các thành viên trong lớp thảo luận sẽ tổ chức sinh nhật đó vào thời gian nào? Ở đâu? Thành phần tham dự? Trong buổi tiệc đó các bạn sẽ làm gì? Bạn hãy ghi lại cuộc thảo luận đó.
d. Chị Hoa không phải là thư kí. e. Ông làm nghề gì ạ?
4. Chị ấy là ca sĩ
Bài tập 8: Bác Nam sang nhà bạn Hùng chúc Tết nhưng bố mẹ Hùng đi vắng chỉ có một mình Hùng ở nhà. Sau đây là cuộc hội thoại giữa bác Nam và Hùng.
Bác Nam:Năm mới, bác chúc gia đình cháu mạnh khỏe, chúc cháu học giỏi, ngoan ngoãn.
Hùng: Cháu cảm ơn bác ạ. Nhân dịp năm mới, cháu cũng xin chúc bác và gia đình luôn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc.
Bạn hãy nhận xét lời nói của từng người trong cuộc trò chuyện. (1) Bác Nam nói gì với bạn Hùng?
(2) Bạn Hùng đã nói gì với bác Nam?
(3) Trong trường hợp này, bạn Hùng có thể nói lời xin lỗi không? Vì sao?
(4) Vì sao bạn Hùng không chỉ cảm ơn mà còn nói lời chúc Tết tới nhà bác Nam cùng gia đình?
(5) Lời chúc của bác Nam cho thấy tình cảm, thái độ của bác đối với Hùng như thế nào?
(6) Lời đáp của Hùng đã thể hiện sự lễ phép với người lớn tuổi hay chưa? Vì sao em biết điều đó?
Bài tập 9:Bạn vừa sang Việt Nam để học tiếng Việt. Hãy viết thư cho một người bạn thân kể về lớp học Tiếng Việt của bạn.
Bài tập 10: Cho các từ sau: cái,hơn, gần, giống, dưới, sẽ, đã, trên, nhất, quá . Hãy tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống các câu sau:
(1) Anh ấy nằm ngủ ở… giường. Còn con chó của anh ấy thì nằm ngủ ở … gầm giường.
(2) Tôi sống ở Việt nam được 6 tháng rồi. Còn 6 tháng nữa tôi … về nước. (3) Thành phố Hải Phòng nhỏ… thủ đô Hà Nội.
(4) Ba năm trước, tôi … tới đây du lịch. (5) Núi Fuji là núi cao… ở Nhật Bản.
(6) Cái đèn đó giá 580000 đồng. Đắt … nhỉ. (7) Mắt của con và mắt của mẹ… nhau nhỉ. (8) Khách sạn Sofitel ở … nhà hát lớn. (9) Trên bàn có 1 … điện thoại.
Bài tập 11:Có lần, một giáo sư Việt Nam nhận được một thư mời dự đám cưới của một học viên Campuchia đang học tiếng Việt. Trong thư có dòng chữ: Ngày mai, chúng ta
làm lễ thành hôn, mời thầy đến dự.
Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ như thế nào? Vì sao lại có sự nhầm lẫn đó?
Bài tập 12:Tìm các chỗ sai trong những câu sau. Chữa lại cho đúng.
a. Tôi không rất ngạc nhiên về điều đó vì tôi đã biết tất cả trước khi anh nói. b. Tuy anh ấy đã học vì anh ấy đã quên rồi.
c. Bạn tôi đã đến Hà Nội trước 4 năm, khi bạn ấy 17 tuổi.
d. Hôm nay cô ấy rất đẹp trong bộ quần áo mới vì bình thường cô ấy đã đẹp khá rồi. e. Anh ấy từ chối đi dự tiệc mà để có thời gian chuẩn bị thi vì ngày mai anh ấy phải thi.
Bài tập 13: Hãy đọc các câu sau và cho biết nghĩa của các câu đó. a. Ngày mai, tôi sẽ đi Hà Nội.
b. Tôi sẽ đi Hà Nội vào ngày mai. c. Bằng giờ ngày mai tôi đã đi Hà Nội. d. Ngày mai, anh sẽ đi Hà Nội phải không? e. Bằng giờ ngày mai tôi đã ở Hà Nội. f. Mai anh đi Hà Nội à?
Bài tập 14: Chọn các từ không cùng loại
a. Hôm nay, hôm qua, hôm kia, tuần sau, ngày mai.
b. Tháng tư, tháng tám, tháng trước, tháng 11, tháng chín, tháng hai. c. Mùa xuân, mùa đông, mùa thu, thứ sáu.
d. Trên, dưới, ngoài, đi, sau, trong, trước. e. Phở, bún chả, nem rán, cơm, nước chanh.
Bài tập 15: Chọn từ/ngữ có nghĩa tương tự với từ được gạch ở dưới 1. Tôi chỉ mong chúng chạy xe tử tế một chút.
a. tốt b. cẩn thận c. chậm d. không nhanh
2. Hai bạn của em, mỗi người có một ưu điểm riêng.
a. ưu điểm b. điểm c. đặc điểm d. điểm tốt
3. Trước mắt, em định nghỉ ngơi vài tháng cho khỏe đã.
b. Quy trình dạy học
- Quy trình chuẩn bị của GV
Bước 1: GV làm việc với giáo trình, tìm hiểu, thiết kế những bài tập thực hành phù hợp với đặc điểm HV trong lớp. Thông thường, giáo trình sẽ cung cấp cho GV và HV các chủ đề để thực hành kèm theo một số gợi ý về mặt PPDH. Tuy nhiên, tùy thuộc vào vốn từ ngữ, thực tế cuộc sống, tâm lí của người học mà GV tìm thêm một số bài tập khác. Mỗi một bài tập có thể xem đó là một tình huống có vấn đề, đảm bảo khả năng khơi gợi trí tò mò, óc phán đoán và lòng nhiệt tình bày tỏ những hiểu biết của mình.
Ví dụ: Trong giáo trình có những bài thực hành về luyện kĩ năng như sau: Bài tập 2: (trang 130 - Giáo trình TV trình độ A)
Nhìn vào các thông tin dưới đây để viết thành câu Chị ấy / Nathalia/ Pháp
Chị ấy tên là Nathalia. Chị ấy là người Pháp. (1) Ông ấy/ Markus/ Đức
(2) Cô ấy/ Anna/ Nga (3) Anh ấy/ Nam/ Việt Nam (4) Bà ấy/ Tomoko/ Nhật bản (5) Em ấy/ Lee/ Hàn Quốc
Bài tập 3: (trang 130 - Giáo trình TV trình độ A) Ghép hội thoại
1. Chị ấy là người nước nào A. Không có gì.
2. Chào ông, tôi về B. Tôi tên là Mai.
3. Cảm ơn chị C. Chị ấy là người Malaisia.
4. Xin lỗi D. Chào em.
5. Chào cô, cô tên gì E. Vâng, bà về.
6. Em chào cô ạ G. Anh hỏi gì.
Bài tập 1 (trang 131 - Giáo trình TV trình độ A)
Dùng từ hoàn thành câu: bác sĩ, nhà báo, sinh viên, bồi bàn, thư kí, giáo viên. 1. Tôi dạy ở trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tôi là giáo viên.
2. Anh Long làm việc ở bệnh viện. ………..
3. Cô Hảo làm việc ở báo Lao động. ……….. 4. Anh Tuấn làm việc ở quán bia hơi. ………..
5. Tôi học ở trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. ………..
6. Chị ấy làm việc ở công ty Triều Phong. ………..
Bài tập 4: (trang 131 - Giáo trình TV trình độ A) Viết câu hỏi sau đó trả lời
(1) Vạn Lý Trường Thành/dài.
- Vạn Lý Trường Thành có dài không? - Có, (Vạn Lý Trường Thành dài). (2). Điện thoại di động/ bất tiện. (3). Bóng đá Brazi/ nổi tiếng. (4). Tháp Ai Cập/ mới. (5). Hoa của Hà Lan/ đẹp. (6). Tiếng Anh/ nổi tiếng.
Ngoài những bài trên, GV chuẩn bị thêm những bài tập tình huống khác tương tự như những bài tập trong giáo trình, yêu cầu người học làm thêm một số các kĩ năng khác trong cùng một bài tập hoặc thay đổi một ít chi tiết cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
Ví dụ: đối với các dạng bài tập trên, GV có thể yêu cầu HV viết các mẫu hội thoại ngắn sau đó nhóm đôi thực hiện đóng vai hỏi và trả lời các thông tin trong bài tập.
Bước 2: GV phân loại các bài tập theo mức độ: dễ, bình thường, khó. Cân đối nội dung kiến thức để đảm bảo phạm vi thực hành được mở rộng. GV dự kiến những chủ đề thực hành chung và những chủ đề thực hành riêng theo trình độ của cá nhân HV hoặc nhóm HV. Để đảm bảo thời gian thực hành trên lớp, GV nên lựa chọn đề bài với mức độ bình thường cho HV cả lớp cùng tham gia vào hoạt động thực hành. Việc chia nhóm và giao bài tập cho người học tùy thuộc vào tình hình cụ thể ở lớp học.
Ví dụ:
Bài tập 1: Lặp lại những câu sau đây (lưu ý từ nhất dùng để so sánh cực cấp). (1). Cô ấy đẹp nhất trường.
(2). Ông Roman Abramovich là người giàu nhất nước Nga.
(3). "Luật đời" là bộ phim truyền hình Việt Nam được yêu thích nhất năm 2007. (4). Bà Tám là người nhiều chuyện nhất mà tôi đã gặp.
Bài tập 2: Hoàn thành các câu dưới đây và thêm vào các thông tin chi tiết. Sau đó so sánh với một HV khác.
(1). Một trong những GV dạy hay nhất mà tôi biết là…..
Một trong những GV dạy hay nhất mà tôi biết là thầy Toàn dạy Toán. Thầy thường khuyến khích HV suy luận chứ không phải lúc nào cũng học thuộc lòng các công thức.
(2). Ca sĩ mà tôi yêu thích nhất là ………
(3). Điều dũng cảm nhất mà tôi từng làm là……….
(4). Giây phút vui sướng nhất trong đời tôi từ trước tới giờ là….
Bài tập 3: Dùng từ "nhất" kết hợp với các tính từ bên dưới để miêu tả những người bạn mà bạn biết. Hãy viết ít nhất năm câu: dũng cảm, chân thật, thú vị, hào phóng, ích kỉ,