Tình hình nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận cái răng cần thơ (Trang 31 - 35)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

3.3.1 Tình hình nguồn vốn

Với chức năng trung gian tài chính là đi vay để cho vay nên Ngân hàng cần có một nguồn vốn đủ mạnh để đảm bảo chi trả và đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng góp phần mang lại thu nhập cho họ cũng như lợi nhuận

19

cho Ngân hàng. Vì thế mà trong suốt quá trình hoạt động nguồn vốn đóng vai trò quan trọng, quyết định cho sự sống còn của doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng chủ yếu từ hai nguồn: Vốn huy động và vốn vay từ ngân hàng cấp trên.

Nguồn vốn huy động: Ngân hàng được quyền sử dụng và có trách nhiệm trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn.

Nguồn vốn vay từ ngân hàng cấp trên: nhằm giải quyết tình trạng thiếu vốn, nguồn vốn này thường có lãi suất cao hơn lãi suất của vốn huy động.

Nhận thấy được tầm quan trọng của nguốn vốn và đặc biệt là Ngân hàng muốn tự chủ về nguồn vốn để kết quả kinh donh của Ngân hàng được tốt hơn nên Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Cái Răng luôn đặt chỉ tiêu huy động vốn lên hàng đầu. Vì thế, việc phân tích, đánh giá về cơ cấu nguồn vốn giúp Ngân hàng chủ động kiểm soát tốt hoạt động chi phí và tính thanh khoản nhằm đưa ra những chiến lược tốt nhất và kịp thời.

Bảng 3.1: Tình hình nguồn vốn của Agribank (Cái Răng) giai đoạn năm 2011 đến năm 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 320.613 388.121 504.437 67.508 21,06 116.316 29,97 Vốn điều chuyển 60.945 31.873 4.377 (29.072) (47,7) (27.496) (86,27) Tổng 381.558 419.994 508.774 38.436 10,07 88.780 21,14

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT quận Cái Răng

Nhìn chung, giai đoạn đầu từ năm 2011 – 2013 tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng liên tục, trong đó vốn huy động chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn. Điển hình là vốn điều chuyển ngày càng giảm, vốn huy động ngày càng tăng điều này cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng ngày càng được chú trọng, nhân viên tín dụng được quan tâm cùng với những chính sách ưu tiên về lương và thưởng, ngân hàng hoạt động có lãi và bắt đầu mang lại niềm tin đến với khách hàng. Chi nhánh cũng thường xuyên theo dõi biến động lãi suất trên địa bàn, kịp thời điều chỉnh lãi suất huy động hấp dẫn, có chính sách ưu đãi đối với khách hàng gửi tiền lớn.

20

Thấy được sự cần thiết của nguồn vốn nên ở giai đoạn 6 tháng năm 2013 đến 6 tháng 2014, Ngân hàng đã tích cực huy động vốn và đã giảm phần vốn điều chuyển tương đối lớn. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.2: Tình hình nguồn vốn của Agribank (Cái Răng) giai đoạn 6T/2013 đến 6T/2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 6T/2014 So với 6T/2013 Chỉ tiêu 6T/2013 6T/2014 Số tiền % Vốn huy động 464.348 587.811 123.463 26,59 Vốn điều chuyển 2.126 794 (1.332) (62,65) Tổng 466.474 588.605 122.131 26,18

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT quận Cái Răng

Như ở giai đoạn trước tổng nguồn vốn ngày càng tăng, trong đó vốn huy động và vốn điều chuyển thì có sự trái ngược nhau, vốn huy động ngày càng tăng, vốn điều chuyển ngày càng giảm là nhờ Ngân hàng đã sử dụng nhiều biện pháp tích cực để khai thác nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Việc giảm xuống của vốn điều chuyển sẽ góp phần làm làm giảm chi phí, tuy nhiên Ngân hàng vẫn còn sử dụng một lượng ít vốn điều chuyển. Vì thế Ngân hàng cần sử dụng nhiều biện pháp tốt hơn trong việc huy động vốn để không phụ thuộc vào vốn từ ngân hàng cấp trên. Để hiểu rõ hơn về tỷ trọng nguồn vốn của Ngân hàng, ta tìm hiểu bảng sau:

Bảng 3.3: Cơ cấu nguồn vốn của Agribank Cái Răng- Cần Thơ giai đoạn năm 2011 đến năm 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm

2011 2012 2013

Khoản mục

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 320.63 84,03 388.121 92,41 540.437 99,15 Vốn điều chuyển 60.945 15,97 31.873 7,59 4.377 0,85

Tổng nguồn vốn 381.558 100 419.994 100 508.774 100

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT quận Cái Răng

Từ những phân tích ở trên ta thấy, vốn huy động chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng cơ cấu nguồn vốn, chiếm hơn 80% trong tổng nguồn vốn (2011- 2013). Điều này làm tăng tính chủ động của Ngân hàng trong hoạt động đầu tư

21

cho vay. Tỷ trọng nguồn vốn huy động tăng dần điều này chứng tỏ khả năng huy động vốn của Ngân hàng trên tổng nguồn vốn ngày một tăng. Mặc dù tổng nguồn vốn của chi nhánh không ngừng tăng lên. Nhưng vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển. Song sự phụ thuộc này đã được giải quyết khi tỷ trọng nguồn vốn huy động cải thiện kịp thời. Chính vì vậy, Ngân hàng cần phải phát huy việc giảm tỷ trọng nguồn vốn điều chuyển để tối thiểu hóa chi phí và đảm bảo khả năng thanh khoản cho Ngân hàng. Tuy vậy, vốn điều chuyển tuy chiếm tỷ trọng thấp nhưng vẫn có vai trò quan trọng của Ngân hàng. Nhưng khoản mục này đang có xu hướng giảm dần. Điều này là điều đáng mừng vì vốn điều chuyển phải chịu khoản chi phí trả lãi tiền vay cao hơn chi phí trả lãi tiền gửi của vốn huy động. Sự chênh lệch giữa hai khoản chi phí này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quản lý chi phí và kết quả hoạt động của Ngân hàng.

Thấy được sự cần thiết của việc tăng tỷ trọng huy động vốn nên ở giai đoạn tiếp theo giai đoạn đầu năm 2014 Ngân hàng đã tích cực tăng cường huy động vốn kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.4: Cơ cấu nguồn vốn của Agribank Cái Răng- Cần Thơ giai đoạn 6/2013 đến 6/2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 6/2013 6/2014 Khoản mục Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 464.348 99,54 587.811 99,87 Vốn điều chuyển 2.126 0,46 794 0,13 Tổng nguồn vốn 466.474 100 588.605 100

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT quận Cái Răng

Qua bảng ta thấy cơ cấu nguồn vốn hoạt động chủ yếu của Ngân hàng vẫn là vốn huy động. Trong những năm qua, Ngân hàng luôn mở rộng mạng lưới hoạt động trong địa bàn tỉnh nhằm tăng cường công tác huy động vốn, tạo nguồn vốn cho đầu tư tín dụng. Công tác huy động vốn luôn được chú trọng với nhiều hình thức huy động, đa dạng hóa thời hạn cũng như khung lãi suất cho khách hàng chọn lựa. Công tác tiếp cận, chăm sóc khách hàng cũng được thực hiện tốt hơn, vì vậy mà nguồn vốn huy động liên tục tăng trong thời gian qua. Trong những năm qua NHNo&PTNT chi nhánh quận Cái Răng đã thực hiện khá tốt công tác huy động vốn nên đã giảm thiểu được việc sử dụng vốn điều chuyển nhưng hàng năm vẫn phải sử dụng một lượng vốn điều chuyển từ

22

Ngân hàng mẹ, tuy nhiên lượng vốn điều chuyển này rất thấp. Cụ thể qua từng năm:

+ 6/2013, vốn huy động chiếm 99,54%, vốn điều chuyển chỉ chiếm 0,46%.

+ 6/2014, vốn huy động chiếm gần 100% còn vốn điều chuyển chiếm với tỷ lệ rất nhỏ, điều này cho thấy Ngân hàng đã chủ động được trong công tác huy động vốn, nguyên nhân là do dư nợ cho vay của Ngân hàng trong năm nằm trong khả năng huy động vốn nên Ngân Hàng không cần nhiều vốn điều chuyển.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận cái răng cần thơ (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)