Phân tích tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận cái răng cần thơ (Trang 35)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

3.3.2 Phân tích tình hình huy động vốn

Huy động vốn chuyên kinh doanh: nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, vay vốn giữa các TCTD, vay vốn NHNN. Những hoạt động: Nhận tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác, tiền gửi của khách hàng, phát hành giấy tờ có giá là nguồn huy động vốn chủ yếu của Ngân hàng

Huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn huy động càng dồi dào càng giúp ngân hàng có thể tự chủ hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Do địa bàn hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, hộ sản xuất, doanh nghiệp thương mại và dịch vụ nhỏ nên NH càng chú ý nhiều đến việc huy động vốn hơn. Ngoài ra, huy động vốn giúp NH tiết kiệm được chi phí trả lãi, mạnh dạng đầu tư để tăng them lợi nhuận và giảm được rủi ro. Đây là điều mà bất kỳ NH nào cũng muốn đạt được.

Huy động vốn là một trong hai hoạt động tín dụng chính của Ngân hàng, nhằm thu hút tiền nhàn rỗi từ trong dân cư và các tổ chức kinh tế rồi dùng nó cho các đối tượng có nhu cầu vay vốn vay lại có điều kiện, nhằm mang lại nguồn thu nhập chính yếu cho Ngân hàng. Chiến lược hoạt động vốn là sự mở đầu trong công việc kinh doanh tiền tệ của các Ngân hàng, nó mang tính chất thường xuyên và liên tục.

Trong công tác huy động vốn khách hàng giữ vai trò chủ thể, Ngân hàng là khách thể nên khách hàng có quyền lựa chọn nơi gửi tiền mà họ xem là đáng tin tưởng nhất, đáp ứng được mục đích gửi tiền của mình là cao nhất. Nắm được nhu cầu của khách hàng, NHNo&PTNT chi nhánh quận Cái Răng không ngừng tạo lập, củng cố thương hiệu của mình trên thị trường để tạo niềm tin cho khách hàng. Bên cạnh đó cũng cần có sự thỏa mãn về lãi suất và một điều không kém phần quan trọng là thái độ phục vụ của nhân viên trong Ngân hàng, họ phải có trách nhiệm là làm cho khách hàng thỏa mái, hài lòng

23

khi giao dịch với Ngân hàng và để một ấn tượng đẹp về Ngân hàng trong lòng khách hàng, có như vậy Ngân hàng mới có thể đạt được kết quả huy động như mình mong muốn.

Ngay sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu kết quả huy động vốn của Ngân hàng qua 2 giai đoạn để có thể hiểu sâu hơn về công tác này:

Bảng 3.5: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT quận Cái Răng giai đoạn (2011- 2013) Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6 th năm 2013 6th năm 2014 Các khoản nợ chính phủ và NHNN 13.032 28.168 23.832 39.552 50.000 Tiền gửi của các TCTD

khác 365 219 422 172 213

Tiền gửi của khách

hàng 301.546 337.386 455.832 410.289 532.953 Phát hành giấy tờ có

giá 5.670 22.348 24.351 14.335 4.645

Tổng vốn huy động 320.613 388.324 504.437 464.348 587.811

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT quận Cái Răng

Năm 2011, do những chính sách tiền tệ của NHNN để kiềm chế lạm phát, tăng tỷ lệ dự trử bắt buộc của ngân hàng, các NHTM trong đó có Agribank đã điều chỉnh tăng mặt bằng lãi suất huy động vốn để thu hút khách hàng gửi tiền vào ngân hàng nên vốn huy động của ngân hàng khá cao.

Năm 2012, cùng với việc điều chỉnh lãi suất tăng đã làm tiền gửi khách hàng tăng 11,89% so với 2011, Agribank đã phát nhiều hành kỳ phiếu, làm cho vốn huy động từ việc phát hàng công cụ nợ tăng vượt trội 294,14% dẫn đến tổng vốn huy động tăng 21,12% so với năm 2011.

Năm 2013, NHNN thực hiện chính sách bình ổn giá trên thị trường, giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay, tuy nhiên các khoản mục này đều tăng là vì sau cuộc bấp bênh về tài chính thì nhà nước có nhiều chính sách kích cầu nên hoạt động thanh toán giữa các Ngân hàng và khách hàng ngày càng tăng, vì thế dù lãi suất huy động vốn giảm nhưng người dân vẫn chọn kênh đầu tư an toàn này vì các hoạt động đầu tư bên ngoài mang nhiều rủi ro hơn vì thế lượng vốn huy động được ngày càng tăng nhưng chỉ có khoản mục nợ chính phủ và NHNN giảm, cho thấy Ngân hàng chủ động được nguồn vốn huy động

24

của mình, không lệ thuộc nhiều vào NHNN dù là 1 trong những ngân hàng thương mại nhà nước cho thấy sự tác động tích cực từ việc cổ phần hóa.

Ngân hàng thương mại hoạt động và phát triển được chủ yếu nhờ vào lượng tiền mà nó huy động được từ nền kinh tế. Trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực tài chính tiền tệ như hiện nay, để có được nguồn vốn lớn đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải có những chính sách huy động hợp lý, nhằm từ đó thu hút được lượng vốn cần thiết trong nền kinh tế để phục vụ cho hoạt động của ngân hàng thương mại. Mỗi ngân hàng đều có chính sách huy động vốn riêng của mình tuỳ thuộc vào nhu cầu và mục đích hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên thì không phải lúc nào và bao giờ ngân hàng cũng có thể thực hiện được theo đúng như yêu cầu của mình đã đặt ra, bởi lẽ hoạt động ngân hàng có liên quan trực tiếp tới hoạt động nền kinh tế, nó là thước đo “sức khoẻ” của nền kinh tế, mọi sự biến động của tình hình kinh tế xã hội đều ít nhiều tác động đến hoạt động ngân hàng. Tình trạng phát triển của nền kinh tế là một yếu tố vĩ mô có tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của các ngân hàng thương mại nên ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển ổn định, thu nhập dân cư được đảm bảo và ổn định thì nguồn tiền vào ra của các ngân hàng cũng ổn định, số vốn huy động được của ngân hàng ngày càng tăng lên và cơ hội đầu tư cho vay của ngân hàng cũng được mở rộng do lòng tin của các nhà đầu tư vào nền kinh tế. Nếu nền kinh tế suy thoái, thu nhập dân cư biến động thì lòng tin về đồng tiền của dân chúng bị giảm sút. Khi đó khả năng huy động vốn của ngân hàng không những bị giảm xuống mà lượng tiền dân cư đã ký gửi vào ngân hàng cũng có nguy cơ bị rút ra. Và như vậy ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong công tác huy động vốn, quản lý dự trữ và củng cố niềm tin cho khách hàng. Những tháng đầu năm 2014 cho thấy nguồn vốn huy động tiếp tục tăng mạnh nhưng Ngân hàng cần có những chính sách cải thiện chất lượng tín dụng để lợi nhuận trong năm không còn giảm so với các năm trước.

Nhìn chung vốn huy động tăng qua các năm, kỳ vọng rằng 6 tháng cuối năm sẽ tăng cao hơn nữa. Bởi thế, Agribank chi nhánh Cái Răng - Cần Thơ cần phát huy tốt hơn nữa công tác huy động vốn thu hút tối đa vốn huy động tiền gửi góp phần tạo đầu vào ổn định cho ngân hàng.

3.4 MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN TỚI

3.4.1 Mục tiêu

Gắn liền với tên gọi, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Cái Răng đạt mục tiêu đầu tư và phát triển đối với khu vực nông thôn,

25

tập trung nguồn vốn cho vay các ngành nông- lâm- ngư nghiệp góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nông thôn ở địa bàn quận nói riêng và cả nước nói chung. Theo thời gian Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Cái Răng phát triển mạnh mẽ, vượt qua những khó khăn thử thách của môi trường kinh tế cũng như sức ép cạnh tranh đối với các Ngân hàng thương mại khác.

Tiếp tục là NH chủ đạo trực tiếp đảm trách và thực hiện chính sách của Đảng, nhà nước về hỗ trợ phát triển và cung cấp các dịch vụ tài chính, tín dụng cho khu vực nông nghiệp nông thôn.

Thay đổi cơ cấu nâng cao chất lượng nghiệp vụ, giảm dần giá vốn bình quân đầu vào, tạo cơ sở để hỗ trợ cho hoạt động tín dụng và phát triển sản phẩm dịch vụ mở rộng thị trường, thị phần.

Thay đổi cơ cấu đầu tư, nâng cao chất lượng tín dụng.

Tích cực chủ động phối hợp trong mối quan hệ cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể, của địa phương vừa để tranh thủ sự ủng hộ, tạo sự đồng thuận hỗ trợ trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của NH và phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế địa phương vừa tăng cường quảng bá thương hiệu Agribank.

3.4.2 Phương hướng hoạt động

- Tăng cường năng lực thẩm định của cán bộ tín dụng theo hướng chuyên sâu, thẩm định tập thể, xác định rõ khả năng tài chính của khách hàng, tăng cường trách nhiệm của cá nhân trong cho vay.

- Giữ vững khách hàng truyền thống, phát triển khách hàng mới có chọn lọc, đánh giá toàn diện các khoản nợ vay trên tinh thần cùng khách hàng tháo gỡ khó khăn và chia sẽ lợi nhuận.

- Đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh phục vụ phát triển nông nghiệp - nông thôn và các chương trình trọng điểm, cho vay ưu đãi đối với khách hàng xuất khẩu.

- Chủ động tháo gỡ khó khăn cho khách hàng theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và hướng dẫn của Agribank nhằm giúp khách hàng duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh. Thực hiện tốt gói sản phẩm hỗ trợ nhà ở của Agribank theo thông tư số 11/TT-NHNN ngày 15/5/2013 của NHNN. Tập trung mọi nỗ lực giữ vững nguồn vốn huy động, bám sát thị trường tiền tệ trên địa bàn, đề ra nhiệm vụ cụ thể nhằm hoàn thành tốt các mục tiêu kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động và an toàn tài sản.

26

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT

NAM CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG - CẦN THƠ

4.1 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2011-2013)

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là công việc rất cần thiết có vai trò quan trọng trong chức năng quản trị, nó gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh, là cơ sở của nhiều quyết định quan trọng và chỉ ra phương hướng phát triển tương lai. Công việc này cho thấy được tình hình thu chi các khoản lãi lỗ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng giúp cho nhà quản trị tìm ra những giải pháp làm cho ngân hàng kinh doanh ngày càng phát triển.

Thực tế cho thấy, trong những năm qua nền kinh tế của đất nước gặp nhiều khó khăn vấn đề lạm phát, bất ổn thị trường tiền tệ, nợ xấu gia tăng kéo theo quá trình hoạt động kinh doanh có nhiều chuyển biến phức tạp, việc sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn trong hầu hết các lĩnh vực, nhiều doanh nghiệp phải điêu đứng và lĩnh vực hoạt động ngân hàng cũng không ngoại lệ. Ngân hàng gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề đầu ra về vốn gây cho doanh nghiệp khó khăn về vốn để sản xuất cùng với sức ép cạnh tranh ở tất cả các mặt như lãi suất huy động, lãi suất cho vay và các dịch vụ tiện ích ngày càng gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước nói chung và các tổ chức tín dụng trên địa bàn nói riêng, khiến các Ban lãnh đạo NHNo&PTNT Chi nhánh Cái Răng – Cần Thơ phải đau đầu để cho hoạt động kinh doanh hiệu quả và duy trì được lợi nhuận của mình.

Bảng 4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng 2012/2011 2013/2012 Khoản mục 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Thu nhập 64.577 69.652 58.565 5.075 7,86 (11.087) (15,92) Thu nhập từ lãi 59.997 64.748 51.157 4.751 7,92 (13.591) (20,99) Thu nhập ngoài lãi 4.58 4.904 7.408 324 7,07 2.504 51,06 Chi phí 55.616 62.050 47.871 6.435 11,57 (14.179) (22,85) Chi phí trả lãi 43.418 44.36 34.838 942 2,17 (9.522) (21,47) Chi phí ngoài lãi 12.198 17.69 13.033 5.492 45,02 (4.657) (26,33)

Lợi nhuận 9.011 7.602 10.694 (1.409) (15,64) 3.092 40,67

27

Trong thời gian qua, tình hình thế giới có nhiều diễn biến rất phức tạp. Xung đột và thiên tai xảy ra ở nhiều nơi. Vì vậy, Ngân hàng hoạt động giai đoạn này cũng ảnh hưởng nhiều theo sự biến động của tình hình chung của thế giới và địa phương. Trong đó, Agribank chi nhánh Cái Răng Cần Thơ chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ những hoạt động kinh tế xã hội, văn hóa,…. của địa phương và thế giới.

Về thu nhập: Qua bảng số liệu cho thấy, tổng thu nhập của Ngân hàng tăng giảm không ổn định qua 3 năm. Trong đó, thu nhập từ lãi cũng tăng, giảm không ổn định, còn thu nhập ngoài lãi của Ngân hàng tăng dần qua 3 năm. Thu nhập từ lãi là nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng thương mại không riêng gì NHNo&PTNT Việt Nam_Chi nhánh Cái Răng, đây là khoản thu chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 90%) trong tổng thu nhập của chi nhánh vì đây là hoạt động chính trong việc kinh doanh của NHTM vì thế khoản thu nhập này chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng thu nhập của Ngân hàng, nhưng nó chỉ bao gồm thu nhập từ lãi vay do chịu ảnh hưởng của khoản thu nhập từ lãi cho vay là lớn nhất. Vì khoản thu nhập này chiếm tỷ trọng lớn nhất và bên cạnh đó cũng cho thấy hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng. Các khoản thu nhập ngoài lãi chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng thu nhập nên cũng ảnh hưởng nhẹ đến tổng thu nhập của Ngân hàng.

Về chi phí: Cũng như tổng thu nhập, tổng chi phí của Ngân hàng giai đoạn này cũng biến động, năm 2012 tăng nhẹ so với năm 2011 và năm 2013 lại giảm mạnh so với năm 2012. Tốc độ tăng trưởng chi phí trong giai đoạn này biến động tăng vào năm 2012 nhưng giảm vào năm 2013. Trong đó, tỷ trọng chi phí trả lãi là chi phí cho hai nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng: vốn huy động và vốn điều chuyên nên khoản chi phí này chiếm tỷ trọng lớn và ảnh hưởng nhiều đến khoản chi của Ngân hàng. Tuy vậy, tỷ trọng vốn huy động vẫn chiếm chi phí cao nhất trong tổng chi phí, cho thấy Ngân hàng huy động khá tốt vốn huy động so với vốn cần điều chuyển. Và chi phí vốn điều chuyển giảm dần qua từng năm cũng ảnh hưởng đến sự biến đổi của tổng chi phí.

Qua bảng số liệu cho thấy, Mặc dù khoản chi phí lãi chiếm tỷ trọng lớn hơn chi phí ngoài lãi nhiều và giảm nhẹ nhưng chi phí ngoài lãi lại tăng nhẹ ở năm 2012 và giảm mạnh ở năm 2013 nên tổng chi phí lại giảm mạnh ở năm 2013.

Về lơi nhuận: Bảng 4.1 cho thấy, tổng thu nhập của Ngân hàng tăng giảm không ổn định. Còn tổng chi phí của Ngân hàng giai đoạn này cũng biến động, tăng 2012 và giảm 2013. Điều này thể hiện Ngân hàng hoạt động có kết quả, thu nhập tăng bù đắp được khoản chi phí và chi phí được kiểm soát chặt

28

chẽ hơn nên Ngân hàng đạt lợi nhuận cao ở năm 2013. Tuy vậy tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận chưa ổn định vì chịu ảnh hưởng tăng giảm của thu nhập và chi phí.

Ngân hàng NHNo&PTNT Chi nhánh Cái Răng - Cần Thơ làm thế nào để kinh doanh để tối đa hóa lợi nhuận với chi phí là tối thiểu đó là vấn đề mà không chỉ ban lãnh đạo mà toàn bộ nhân viên của chi nhánh Cái Răng - Cần Thơ quan tâm để đem thành tích tốt nhất về cho hội sở.

Để có thể thấy rõ được tình hình hoạt động của Ngân hàng qua các năm như thế nào, hiệu quả ra sao chúng ta hãy phân tích tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận đạt được của Ngân hàng qua 2 giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.

4.2 PHÂN TÍCH THU NHẬP (2011-2013)

Phân tích thu nhập là một phần không thể thiếu mà còn rất quan trọng

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận cái răng cần thơ (Trang 35)