7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
4.4 Phân tích lợi nhuận
Mọi lĩnh vực hoạt động, sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp hay tại các ngân hàng trong một thời gian nhất định đều được đánh giá thông qua nhiều chỉ tiêu. Trong đó lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh vào cuối một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Đây cũng là mục tiêu của NHNo&PTNT quận Cái Răng trong suốt quá trình hoạt động của mình. Đã kinh doanh thì ai cũng mong có được lợi nhuận, nhưng lợi nhuận ít hay nhiều còn tùy thuộc vào khả năng, tầm nhìn của các nhà quản trị.
Bảng 4.14: Lợi nhuận của NHNo&PTNT quận Cái Răng từ năm 2011 đến năm 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2012 với 2011 2013 với 2012 Khoản mục 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Thu nhập 64.577 69.652 58.565 5.075 7,86 (11.087) (15,92) Chi phí 55.616 62.050 47.871 6.435 11,57 (14.179) (22,85) Lợi nhuận 9.011 7.602 10.694 (1.409) (15,64) 3.092 40,67
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT quận Cái Răng - Cần Thơ
Cuộc khủng hoảng tài chính suy thoái toàn cầu diễn ra phức tạp và ít nhiều ảnh hưởng đến kinh tế nước ta. Vào năm 2011, tình hình lạm phát trong nước tăng cao, chi phí đầu vào cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp tăng, giá thành sản phẩm tăng, cuộc sống khó khăn người dân thắt chặt chi tiêu dẫn đến hàng tồn kho của các doanh nghiệp mỗi ngày một nhiều. Điều này ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp đối với các ngân hàng làm lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng không được cao, chỉ đạt 8.961 triệu đồng. Năm 2012, ta thấy lợi nhuận của Ngân hàng giảm mạnh cụ thể là giảm 1.360 triệu đồng tương ứng 15,17%, do tình hình kinh tế trong nước cũng chưa lạc quan hơn nhiều so với năm 2011, ngân hàng đang trở thành một trong những khu vực có nhân sự xáo trộn nhất, việc sa thải, thuyên chuyển, giảm biên chế diễn ra với tần suất dày đặc. Mặc dù thu nhập từ lãi của Agribank Cái Răng - Cần Thơ tăng nhưng ở mức thấp hơn mức tăng của chi phí và lãi suất cho vay của các Ngân hàng để ở mức rất cao nên nguồn vốn giải ngân được không nhiều vì thế lợi nhuận của Ngân hàng lại giảm mạnh so với năm 2011.
Năm 2013, Dù bức tranh nền kinh tế có dấu hiệu lạc quan nhưng do biến động lớn trong năm trước, chính điều đó gây khó khăn lớn cho các NHTM trong đó có Agribank làm cho tổng thu nhập giảm, chi phí giảm nhưng do mặt
47
bằng lãi suất giảm các khoản chi phí giảm cao hơn thu nhập, làm cho lợi nhuận tăng 40,67% so với năm 2012. Nguyên nhân là do ban lãnh đạo Ngân hàng có những chính sách, chiến lược cũng như sự chỉ đạo đúng đắn và phù hợp với từng thời kỳ của nền kinh tế cùng với sự đóng góp của toàn thể nhân viên Ngân hàng với sự năng động, nhạy bén, sáng tạo và tinh thần đoàn kết to lớn. Ngoài sự nỗ lực của Ban Giám đốc cũng như toàn thể nhân viên thì khách hàng là người đóng góp rất lớn cho sự phát triển của Ngân hàng vì thế mà tình trạng lợi nhuận của Ngân hàng cũng đã dần hồi phục. Nhưng ngoài việc tăng lên hàng năm của lợi nhuận thì chi phí cũng tăng rất nhanh, mặc dù sự tăng lên của lợi nhuận thì kèm theo đó là sự tăng lên của chi phí nên Ngân hàng cần hạn chế chi phí đến mức thấp nhất có thể được nhằm đạt lợi nhuận tối đa.
Tóm lại, lợi nhuận qua thời gian phân tích có giảm nhưng rồi đã tăng trở lại, đây là dấu hiệu đáng mừng cho Ngân hàng. Thể hiện kết quả kinh doanh của Ngân hàng ngày một tốt hơn. Tuy nhiên việc duy trì được lợi nhuận qua các năm đã là một nổ lực lớn Agribank (Cái Răng). Với việc Ngân hàng phải hạn chế đến mức tối đa các chi phí không cần thiết để chi phí giảm và tăng các khoản thu nhập của Ngân hàng, tăng thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập ngoài lãi, chú trọng hơn các khoản ngoài thu nhập như tăng cường, mở rộng các hoạt động dịch vụ như: dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ thẻ ATM… Thu hút được nhiều khách hàng, chắc chắn Ngân hàng sẽ đạt được những mức lợi nhuận cao hơn trong thời gian sắp tới.
4.5 CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA AGRIBANK CÁI RĂNG – CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2011 – 2013)