Vai trò của NHNo&PTNT quận Cái Răng đối với sự phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận cái răng cần thơ (Trang 31)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

3.2.3 Vai trò của NHNo&PTNT quận Cái Răng đối với sự phát triển kinh tế

triển kinh tế trong khu vực

3.2.3.1 Vai trò trung gian thu hút và tài trợ vốn

Chi nhánh đã góp phần làm giảm khối lượng tiền tệ lưu hành trong nền kinh tế, đặt biệt là về mặt tiền tệ lưu hành trong các tầng lớp dân cư, làm giảm áp lực về lạm phát, do vậy góp phần ổn định tiền tệ. Mặt khác, do cung cấp vốn tín dụng cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, làm cho sản xuất ngày càng phát triển, sản phẩm hàng hóa dịch vụ làm ra ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Chính nhờ đó mà chi nhánh góp phần làm ổn định thị trường giá cả trong nước.

Chi nhánh đã giúp cho các khoản tài chính nhàn rỗi được sinh lời và là nơi cất trữ thật an toàn và đáng tin cậy của người dân.

Đồng vốn của Ngân hàng đã giúp các hộ nông dân, hộ sản xuất tránh tình trạng phải đi vay nặng lãi ở nông thôn.

3.2.3.2 Vai trò trung gian giữa sản xuất nông nghiệp và các ngành khác

Trong quá trình sản xuất và kinh doanh, để duy trì sự hoạt động liên tục đòi hỏi vốn của xí nghiệp phải đồng thời tồn tại ở 3 giai đoạn: dự trữ, sản xuất và lưu thông, nên hiện tượng thừa và thiếu vốn tạm thời luôn xảy ra tại các doanh nghiệp. Từ đó tín dụng của Ngân hàng đã góp phần điều tiết nguồn vốn tạo điều kiện cho quá trình sản xuất– kinh doanh không bị gián đoạn.

Với mục tiêu mở rộng sản suất đối với từng doanh nghiệp, thì yêu cầu về nguồn vốn là một trong những mối quan tâm hàng đầu được đặt ra. Bởi lẽ, để đẩy mạnh tiến độ phát triển sản xuất không chỉ trông chờ vào vốn tự có mà doanh nghiệp cần phải cần tới các nguồn khác trong xã hội. Từ đó, Agribank quận Cái Răng làm chức năng tập trung mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để đáp ứng vốn cho đầu tư phát triển. Như vậy, vừa giúp cho doanh nghiệp rút ngắn được thời gian tích lũy vốn, nhanh chóng cho đầu tư mở rộng sản xuất, vừa góp phần đẩy nhanh tốc độ tập trung vốn và tích lũy vốn cho nền kinh tế.

3.3 KHÁI QUÁT NGUỒN VỐN CỦA AGRIBANK CÁI RĂNG

3.3.1 Tình hình nguồn vốn

Với chức năng trung gian tài chính là đi vay để cho vay nên Ngân hàng cần có một nguồn vốn đủ mạnh để đảm bảo chi trả và đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng góp phần mang lại thu nhập cho họ cũng như lợi nhuận

19

cho Ngân hàng. Vì thế mà trong suốt quá trình hoạt động nguồn vốn đóng vai trò quan trọng, quyết định cho sự sống còn của doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng chủ yếu từ hai nguồn: Vốn huy động và vốn vay từ ngân hàng cấp trên.

Nguồn vốn huy động: Ngân hàng được quyền sử dụng và có trách nhiệm trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn.

Nguồn vốn vay từ ngân hàng cấp trên: nhằm giải quyết tình trạng thiếu vốn, nguồn vốn này thường có lãi suất cao hơn lãi suất của vốn huy động.

Nhận thấy được tầm quan trọng của nguốn vốn và đặc biệt là Ngân hàng muốn tự chủ về nguồn vốn để kết quả kinh donh của Ngân hàng được tốt hơn nên Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Cái Răng luôn đặt chỉ tiêu huy động vốn lên hàng đầu. Vì thế, việc phân tích, đánh giá về cơ cấu nguồn vốn giúp Ngân hàng chủ động kiểm soát tốt hoạt động chi phí và tính thanh khoản nhằm đưa ra những chiến lược tốt nhất và kịp thời.

Bảng 3.1: Tình hình nguồn vốn của Agribank (Cái Răng) giai đoạn năm 2011 đến năm 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 320.613 388.121 504.437 67.508 21,06 116.316 29,97 Vốn điều chuyển 60.945 31.873 4.377 (29.072) (47,7) (27.496) (86,27) Tổng 381.558 419.994 508.774 38.436 10,07 88.780 21,14

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT quận Cái Răng

Nhìn chung, giai đoạn đầu từ năm 2011 – 2013 tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng liên tục, trong đó vốn huy động chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn. Điển hình là vốn điều chuyển ngày càng giảm, vốn huy động ngày càng tăng điều này cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng ngày càng được chú trọng, nhân viên tín dụng được quan tâm cùng với những chính sách ưu tiên về lương và thưởng, ngân hàng hoạt động có lãi và bắt đầu mang lại niềm tin đến với khách hàng. Chi nhánh cũng thường xuyên theo dõi biến động lãi suất trên địa bàn, kịp thời điều chỉnh lãi suất huy động hấp dẫn, có chính sách ưu đãi đối với khách hàng gửi tiền lớn.

20

Thấy được sự cần thiết của nguồn vốn nên ở giai đoạn 6 tháng năm 2013 đến 6 tháng 2014, Ngân hàng đã tích cực huy động vốn và đã giảm phần vốn điều chuyển tương đối lớn. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.2: Tình hình nguồn vốn của Agribank (Cái Răng) giai đoạn 6T/2013 đến 6T/2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 6T/2014 So với 6T/2013 Chỉ tiêu 6T/2013 6T/2014 Số tiền % Vốn huy động 464.348 587.811 123.463 26,59 Vốn điều chuyển 2.126 794 (1.332) (62,65) Tổng 466.474 588.605 122.131 26,18

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT quận Cái Răng

Như ở giai đoạn trước tổng nguồn vốn ngày càng tăng, trong đó vốn huy động và vốn điều chuyển thì có sự trái ngược nhau, vốn huy động ngày càng tăng, vốn điều chuyển ngày càng giảm là nhờ Ngân hàng đã sử dụng nhiều biện pháp tích cực để khai thác nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Việc giảm xuống của vốn điều chuyển sẽ góp phần làm làm giảm chi phí, tuy nhiên Ngân hàng vẫn còn sử dụng một lượng ít vốn điều chuyển. Vì thế Ngân hàng cần sử dụng nhiều biện pháp tốt hơn trong việc huy động vốn để không phụ thuộc vào vốn từ ngân hàng cấp trên. Để hiểu rõ hơn về tỷ trọng nguồn vốn của Ngân hàng, ta tìm hiểu bảng sau:

Bảng 3.3: Cơ cấu nguồn vốn của Agribank Cái Răng- Cần Thơ giai đoạn năm 2011 đến năm 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm

2011 2012 2013

Khoản mục

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 320.63 84,03 388.121 92,41 540.437 99,15 Vốn điều chuyển 60.945 15,97 31.873 7,59 4.377 0,85

Tổng nguồn vốn 381.558 100 419.994 100 508.774 100

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT quận Cái Răng

Từ những phân tích ở trên ta thấy, vốn huy động chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng cơ cấu nguồn vốn, chiếm hơn 80% trong tổng nguồn vốn (2011- 2013). Điều này làm tăng tính chủ động của Ngân hàng trong hoạt động đầu tư

21

cho vay. Tỷ trọng nguồn vốn huy động tăng dần điều này chứng tỏ khả năng huy động vốn của Ngân hàng trên tổng nguồn vốn ngày một tăng. Mặc dù tổng nguồn vốn của chi nhánh không ngừng tăng lên. Nhưng vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển. Song sự phụ thuộc này đã được giải quyết khi tỷ trọng nguồn vốn huy động cải thiện kịp thời. Chính vì vậy, Ngân hàng cần phải phát huy việc giảm tỷ trọng nguồn vốn điều chuyển để tối thiểu hóa chi phí và đảm bảo khả năng thanh khoản cho Ngân hàng. Tuy vậy, vốn điều chuyển tuy chiếm tỷ trọng thấp nhưng vẫn có vai trò quan trọng của Ngân hàng. Nhưng khoản mục này đang có xu hướng giảm dần. Điều này là điều đáng mừng vì vốn điều chuyển phải chịu khoản chi phí trả lãi tiền vay cao hơn chi phí trả lãi tiền gửi của vốn huy động. Sự chênh lệch giữa hai khoản chi phí này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quản lý chi phí và kết quả hoạt động của Ngân hàng.

Thấy được sự cần thiết của việc tăng tỷ trọng huy động vốn nên ở giai đoạn tiếp theo giai đoạn đầu năm 2014 Ngân hàng đã tích cực tăng cường huy động vốn kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.4: Cơ cấu nguồn vốn của Agribank Cái Răng- Cần Thơ giai đoạn 6/2013 đến 6/2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 6/2013 6/2014 Khoản mục Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 464.348 99,54 587.811 99,87 Vốn điều chuyển 2.126 0,46 794 0,13 Tổng nguồn vốn 466.474 100 588.605 100

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT quận Cái Răng

Qua bảng ta thấy cơ cấu nguồn vốn hoạt động chủ yếu của Ngân hàng vẫn là vốn huy động. Trong những năm qua, Ngân hàng luôn mở rộng mạng lưới hoạt động trong địa bàn tỉnh nhằm tăng cường công tác huy động vốn, tạo nguồn vốn cho đầu tư tín dụng. Công tác huy động vốn luôn được chú trọng với nhiều hình thức huy động, đa dạng hóa thời hạn cũng như khung lãi suất cho khách hàng chọn lựa. Công tác tiếp cận, chăm sóc khách hàng cũng được thực hiện tốt hơn, vì vậy mà nguồn vốn huy động liên tục tăng trong thời gian qua. Trong những năm qua NHNo&PTNT chi nhánh quận Cái Răng đã thực hiện khá tốt công tác huy động vốn nên đã giảm thiểu được việc sử dụng vốn điều chuyển nhưng hàng năm vẫn phải sử dụng một lượng vốn điều chuyển từ

22

Ngân hàng mẹ, tuy nhiên lượng vốn điều chuyển này rất thấp. Cụ thể qua từng năm:

+ 6/2013, vốn huy động chiếm 99,54%, vốn điều chuyển chỉ chiếm 0,46%.

+ 6/2014, vốn huy động chiếm gần 100% còn vốn điều chuyển chiếm với tỷ lệ rất nhỏ, điều này cho thấy Ngân hàng đã chủ động được trong công tác huy động vốn, nguyên nhân là do dư nợ cho vay của Ngân hàng trong năm nằm trong khả năng huy động vốn nên Ngân Hàng không cần nhiều vốn điều chuyển.

3.3.2 Phân tích tình hình huy động vốn

Huy động vốn chuyên kinh doanh: nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, vay vốn giữa các TCTD, vay vốn NHNN. Những hoạt động: Nhận tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác, tiền gửi của khách hàng, phát hành giấy tờ có giá là nguồn huy động vốn chủ yếu của Ngân hàng

Huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn huy động càng dồi dào càng giúp ngân hàng có thể tự chủ hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Do địa bàn hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, hộ sản xuất, doanh nghiệp thương mại và dịch vụ nhỏ nên NH càng chú ý nhiều đến việc huy động vốn hơn. Ngoài ra, huy động vốn giúp NH tiết kiệm được chi phí trả lãi, mạnh dạng đầu tư để tăng them lợi nhuận và giảm được rủi ro. Đây là điều mà bất kỳ NH nào cũng muốn đạt được.

Huy động vốn là một trong hai hoạt động tín dụng chính của Ngân hàng, nhằm thu hút tiền nhàn rỗi từ trong dân cư và các tổ chức kinh tế rồi dùng nó cho các đối tượng có nhu cầu vay vốn vay lại có điều kiện, nhằm mang lại nguồn thu nhập chính yếu cho Ngân hàng. Chiến lược hoạt động vốn là sự mở đầu trong công việc kinh doanh tiền tệ của các Ngân hàng, nó mang tính chất thường xuyên và liên tục.

Trong công tác huy động vốn khách hàng giữ vai trò chủ thể, Ngân hàng là khách thể nên khách hàng có quyền lựa chọn nơi gửi tiền mà họ xem là đáng tin tưởng nhất, đáp ứng được mục đích gửi tiền của mình là cao nhất. Nắm được nhu cầu của khách hàng, NHNo&PTNT chi nhánh quận Cái Răng không ngừng tạo lập, củng cố thương hiệu của mình trên thị trường để tạo niềm tin cho khách hàng. Bên cạnh đó cũng cần có sự thỏa mãn về lãi suất và một điều không kém phần quan trọng là thái độ phục vụ của nhân viên trong Ngân hàng, họ phải có trách nhiệm là làm cho khách hàng thỏa mái, hài lòng

23

khi giao dịch với Ngân hàng và để một ấn tượng đẹp về Ngân hàng trong lòng khách hàng, có như vậy Ngân hàng mới có thể đạt được kết quả huy động như mình mong muốn.

Ngay sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu kết quả huy động vốn của Ngân hàng qua 2 giai đoạn để có thể hiểu sâu hơn về công tác này:

Bảng 3.5: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT quận Cái Răng giai đoạn (2011- 2013) Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6 th năm 2013 6th năm 2014 Các khoản nợ chính phủ và NHNN 13.032 28.168 23.832 39.552 50.000 Tiền gửi của các TCTD

khác 365 219 422 172 213

Tiền gửi của khách

hàng 301.546 337.386 455.832 410.289 532.953 Phát hành giấy tờ có

giá 5.670 22.348 24.351 14.335 4.645

Tổng vốn huy động 320.613 388.324 504.437 464.348 587.811

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT quận Cái Răng

Năm 2011, do những chính sách tiền tệ của NHNN để kiềm chế lạm phát, tăng tỷ lệ dự trử bắt buộc của ngân hàng, các NHTM trong đó có Agribank đã điều chỉnh tăng mặt bằng lãi suất huy động vốn để thu hút khách hàng gửi tiền vào ngân hàng nên vốn huy động của ngân hàng khá cao.

Năm 2012, cùng với việc điều chỉnh lãi suất tăng đã làm tiền gửi khách hàng tăng 11,89% so với 2011, Agribank đã phát nhiều hành kỳ phiếu, làm cho vốn huy động từ việc phát hàng công cụ nợ tăng vượt trội 294,14% dẫn đến tổng vốn huy động tăng 21,12% so với năm 2011.

Năm 2013, NHNN thực hiện chính sách bình ổn giá trên thị trường, giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay, tuy nhiên các khoản mục này đều tăng là vì sau cuộc bấp bênh về tài chính thì nhà nước có nhiều chính sách kích cầu nên hoạt động thanh toán giữa các Ngân hàng và khách hàng ngày càng tăng, vì thế dù lãi suất huy động vốn giảm nhưng người dân vẫn chọn kênh đầu tư an toàn này vì các hoạt động đầu tư bên ngoài mang nhiều rủi ro hơn vì thế lượng vốn huy động được ngày càng tăng nhưng chỉ có khoản mục nợ chính phủ và NHNN giảm, cho thấy Ngân hàng chủ động được nguồn vốn huy động

24

của mình, không lệ thuộc nhiều vào NHNN dù là 1 trong những ngân hàng thương mại nhà nước cho thấy sự tác động tích cực từ việc cổ phần hóa.

Ngân hàng thương mại hoạt động và phát triển được chủ yếu nhờ vào lượng tiền mà nó huy động được từ nền kinh tế. Trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực tài chính tiền tệ như hiện nay, để có được nguồn vốn lớn đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải có những chính sách huy động hợp lý, nhằm từ đó thu hút được lượng vốn cần thiết trong nền kinh tế để phục vụ cho hoạt động của ngân hàng thương mại. Mỗi ngân hàng đều có chính sách huy động vốn riêng của mình tuỳ thuộc vào nhu cầu và mục đích hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên thì không phải lúc nào và bao giờ ngân hàng cũng có thể thực hiện được theo đúng như yêu cầu của mình đã đặt ra, bởi lẽ hoạt động ngân hàng có liên quan trực tiếp tới hoạt động nền kinh tế, nó là thước đo “sức khoẻ” của nền kinh tế, mọi sự biến động của tình hình kinh tế xã hội đều ít nhiều tác động đến hoạt động ngân hàng. Tình trạng phát triển của nền kinh tế là một yếu tố vĩ mô có tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của các ngân hàng thương mại nên ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển ổn định, thu nhập dân cư được đảm bảo và ổn định thì nguồn tiền vào ra của các ngân hàng cũng ổn định, số vốn huy động được của ngân hàng ngày càng tăng lên và cơ hội đầu tư cho vay của ngân hàng cũng được mở rộng do lòng tin của các nhà đầu tư vào nền kinh tế. Nếu nền kinh tế suy thoái, thu nhập dân cư biến động thì lòng tin về đồng tiền của dân chúng bị giảm sút. Khi đó khả năng huy động vốn của ngân hàng không những bị giảm

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận cái răng cần thơ (Trang 31)