Phương hướng hoạt động

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận cái răng cần thơ (Trang 38)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

3.4.2 Phương hướng hoạt động

- Tăng cường năng lực thẩm định của cán bộ tín dụng theo hướng chuyên sâu, thẩm định tập thể, xác định rõ khả năng tài chính của khách hàng, tăng cường trách nhiệm của cá nhân trong cho vay.

- Giữ vững khách hàng truyền thống, phát triển khách hàng mới có chọn lọc, đánh giá toàn diện các khoản nợ vay trên tinh thần cùng khách hàng tháo gỡ khó khăn và chia sẽ lợi nhuận.

- Đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh phục vụ phát triển nông nghiệp - nông thôn và các chương trình trọng điểm, cho vay ưu đãi đối với khách hàng xuất khẩu.

- Chủ động tháo gỡ khó khăn cho khách hàng theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và hướng dẫn của Agribank nhằm giúp khách hàng duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh. Thực hiện tốt gói sản phẩm hỗ trợ nhà ở của Agribank theo thông tư số 11/TT-NHNN ngày 15/5/2013 của NHNN. Tập trung mọi nỗ lực giữ vững nguồn vốn huy động, bám sát thị trường tiền tệ trên địa bàn, đề ra nhiệm vụ cụ thể nhằm hoàn thành tốt các mục tiêu kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động và an toàn tài sản.

26

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT

NAM CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG - CẦN THƠ

4.1 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2011-2013)

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là công việc rất cần thiết có vai trò quan trọng trong chức năng quản trị, nó gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh, là cơ sở của nhiều quyết định quan trọng và chỉ ra phương hướng phát triển tương lai. Công việc này cho thấy được tình hình thu chi các khoản lãi lỗ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng giúp cho nhà quản trị tìm ra những giải pháp làm cho ngân hàng kinh doanh ngày càng phát triển.

Thực tế cho thấy, trong những năm qua nền kinh tế của đất nước gặp nhiều khó khăn vấn đề lạm phát, bất ổn thị trường tiền tệ, nợ xấu gia tăng kéo theo quá trình hoạt động kinh doanh có nhiều chuyển biến phức tạp, việc sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn trong hầu hết các lĩnh vực, nhiều doanh nghiệp phải điêu đứng và lĩnh vực hoạt động ngân hàng cũng không ngoại lệ. Ngân hàng gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề đầu ra về vốn gây cho doanh nghiệp khó khăn về vốn để sản xuất cùng với sức ép cạnh tranh ở tất cả các mặt như lãi suất huy động, lãi suất cho vay và các dịch vụ tiện ích ngày càng gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước nói chung và các tổ chức tín dụng trên địa bàn nói riêng, khiến các Ban lãnh đạo NHNo&PTNT Chi nhánh Cái Răng – Cần Thơ phải đau đầu để cho hoạt động kinh doanh hiệu quả và duy trì được lợi nhuận của mình.

Bảng 4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng 2012/2011 2013/2012 Khoản mục 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Thu nhập 64.577 69.652 58.565 5.075 7,86 (11.087) (15,92) Thu nhập từ lãi 59.997 64.748 51.157 4.751 7,92 (13.591) (20,99) Thu nhập ngoài lãi 4.58 4.904 7.408 324 7,07 2.504 51,06 Chi phí 55.616 62.050 47.871 6.435 11,57 (14.179) (22,85) Chi phí trả lãi 43.418 44.36 34.838 942 2,17 (9.522) (21,47) Chi phí ngoài lãi 12.198 17.69 13.033 5.492 45,02 (4.657) (26,33)

Lợi nhuận 9.011 7.602 10.694 (1.409) (15,64) 3.092 40,67

27

Trong thời gian qua, tình hình thế giới có nhiều diễn biến rất phức tạp. Xung đột và thiên tai xảy ra ở nhiều nơi. Vì vậy, Ngân hàng hoạt động giai đoạn này cũng ảnh hưởng nhiều theo sự biến động của tình hình chung của thế giới và địa phương. Trong đó, Agribank chi nhánh Cái Răng Cần Thơ chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ những hoạt động kinh tế xã hội, văn hóa,…. của địa phương và thế giới.

Về thu nhập: Qua bảng số liệu cho thấy, tổng thu nhập của Ngân hàng tăng giảm không ổn định qua 3 năm. Trong đó, thu nhập từ lãi cũng tăng, giảm không ổn định, còn thu nhập ngoài lãi của Ngân hàng tăng dần qua 3 năm. Thu nhập từ lãi là nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng thương mại không riêng gì NHNo&PTNT Việt Nam_Chi nhánh Cái Răng, đây là khoản thu chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 90%) trong tổng thu nhập của chi nhánh vì đây là hoạt động chính trong việc kinh doanh của NHTM vì thế khoản thu nhập này chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng thu nhập của Ngân hàng, nhưng nó chỉ bao gồm thu nhập từ lãi vay do chịu ảnh hưởng của khoản thu nhập từ lãi cho vay là lớn nhất. Vì khoản thu nhập này chiếm tỷ trọng lớn nhất và bên cạnh đó cũng cho thấy hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng. Các khoản thu nhập ngoài lãi chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng thu nhập nên cũng ảnh hưởng nhẹ đến tổng thu nhập của Ngân hàng.

Về chi phí: Cũng như tổng thu nhập, tổng chi phí của Ngân hàng giai đoạn này cũng biến động, năm 2012 tăng nhẹ so với năm 2011 và năm 2013 lại giảm mạnh so với năm 2012. Tốc độ tăng trưởng chi phí trong giai đoạn này biến động tăng vào năm 2012 nhưng giảm vào năm 2013. Trong đó, tỷ trọng chi phí trả lãi là chi phí cho hai nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng: vốn huy động và vốn điều chuyên nên khoản chi phí này chiếm tỷ trọng lớn và ảnh hưởng nhiều đến khoản chi của Ngân hàng. Tuy vậy, tỷ trọng vốn huy động vẫn chiếm chi phí cao nhất trong tổng chi phí, cho thấy Ngân hàng huy động khá tốt vốn huy động so với vốn cần điều chuyển. Và chi phí vốn điều chuyển giảm dần qua từng năm cũng ảnh hưởng đến sự biến đổi của tổng chi phí.

Qua bảng số liệu cho thấy, Mặc dù khoản chi phí lãi chiếm tỷ trọng lớn hơn chi phí ngoài lãi nhiều và giảm nhẹ nhưng chi phí ngoài lãi lại tăng nhẹ ở năm 2012 và giảm mạnh ở năm 2013 nên tổng chi phí lại giảm mạnh ở năm 2013.

Về lơi nhuận: Bảng 4.1 cho thấy, tổng thu nhập của Ngân hàng tăng giảm không ổn định. Còn tổng chi phí của Ngân hàng giai đoạn này cũng biến động, tăng 2012 và giảm 2013. Điều này thể hiện Ngân hàng hoạt động có kết quả, thu nhập tăng bù đắp được khoản chi phí và chi phí được kiểm soát chặt

28

chẽ hơn nên Ngân hàng đạt lợi nhuận cao ở năm 2013. Tuy vậy tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận chưa ổn định vì chịu ảnh hưởng tăng giảm của thu nhập và chi phí.

Ngân hàng NHNo&PTNT Chi nhánh Cái Răng - Cần Thơ làm thế nào để kinh doanh để tối đa hóa lợi nhuận với chi phí là tối thiểu đó là vấn đề mà không chỉ ban lãnh đạo mà toàn bộ nhân viên của chi nhánh Cái Răng - Cần Thơ quan tâm để đem thành tích tốt nhất về cho hội sở.

Để có thể thấy rõ được tình hình hoạt động của Ngân hàng qua các năm như thế nào, hiệu quả ra sao chúng ta hãy phân tích tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận đạt được của Ngân hàng qua 2 giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.

4.2 PHÂN TÍCH THU NHẬP (2011-2013)

Phân tích thu nhập là một phần không thể thiếu mà còn rất quan trọng trong việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Vì thu nhập là một chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến lợi nhuận hay kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Việc phân tích thu nhập sẽ giúp chúng ta thấy được tình hình, cơ cấu thu nhập và đặc biệt là giúp chúng ta tìm hiểu, xác định được những nguyên nhân tác động đến thu nhập của ngân hàng. Từ đó, chúng ta sẽ có những biện pháp làm tăng thu nhập, góp phần nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng.

4.2.1 Thu nhập từ lãi

Cũng như các NHTM khác thì khoản thu chủ yếu là thu từ hoạt động tín dụng. Agribank (Cái Răng) ngay từ buổi đầu đi vào hoạt động đã đặt ra mục tiêu kinh doanh ”Nông thôn là thị trường cho vay, nông dân là khách hàng, nông nghiệp là đối tượng đầu tư”. Thời gian qua Ngân hàng luôn đồng hành cùng bà con nông dân vượt qua mọi khó khăn, điều đó cho thấy tầm quan trọng của tín dụng cũng như việc Ngân hàng cung ứng vốn cho bà con nông dân lại càng quan trọng. Do lĩnh vực cho vay của Ngân hàng là hỗ trợ phát triển nông nghiệp, đặc thù riêng của sản xuất nông nghiệp thường theo chu kỳ, vì vậy thời hạn cho vay để sản xuất nông nghiệp thường là ngắn hạn và trung hạn. Hơn nữa, các doanh nghiệp trên địa bàn đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhu cầu tín dụng chỉ để bổ sung vốn lưu động và phục vụ sản xuất trong thời gian ngắn. Mặt khác, các khoản vay dài hạn thường có rủi ro cao vì thế để thấy được bao quát tình hình hoạt động của Ngân hàng, ta tiến hành phân tích vài chỉ tiêu chính: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu dưới nhiều góc độ khác nhau như căn cứ theo ngành nghề kinh tế, theo thời hạn và chi tiết theo ngành, ở đây phân tích theo thời hạn và theo ngành nghề kinh tế.

29

Đầu tư vào tín dụng là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của ngân hàng, vì nó đem lại thu nhập chính cho ngân hàng. Đẩy mạnh đầu tư vào công tác này là khâu then chốt đem lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.

Bảng 4.2: Khái quát hoạt động tín dụng tác động đến thu nhập lãi của Ngân hàng từ năm 2011 đến 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng 2012/2011 2013/2012 Khoản mục 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % DSCV 557.793 580.336 528.921 22.543 4,04 (51.415) (8,86) DSTN 484.000 542.888 483.196 58.888 12,17 (59.692) (11) Dư nợ 363.087 400.535 446.260 37.448 10,31 45.725 11,42 Nợ xấu 3.558 4.664 4.969 1.306 38,89 305 6,54

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT quận Cái Răng

4.2.1.1 Phân tích doanh số cho vay

a) Doanh số cho vay theo thời hạn

Bất kì ngân hàng nào hoạt động kinh doanh đều muốn thu được lợi nhuận, Agribank (Cái Răng) cũng thế. Lợi nhuận chỉ có được khi chi nhánh sử dụng nguồn vốn huy động được một cách hiệu quả. Vì thế nên phân tích doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng để thấy được Ngân hàng đã phát ra cho vay từng loại tín dụng với mức bao nhiêu trong một thời gian nhất định. Từ đó cho thấy qui mô cho vay của Ngân hàng cho từng thời hạn tín dụng. Bảng 4.3: Tình hình doanh số cho vay theo thời hạn của Agribank Cái Răng giai đoạn năm 2011 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Ngắn hạn 473.989 507.367 461.879 33.378 7,04 (45.488) (8,97) Trung và dài hạn 83.804 72.969 67.042 (10.835) (12,93) (5.927) (8,12) Doanh số cho vay 557.793 580.336 528.921 22.543 4,04 (51.415) (8,86)

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT quận Cái Răng

Nhìn chung, doanh số cho vay của Ngân hàng giai đoạn năm 2011 đến năm 2013 chủ yếu là cho vay ngắn hạn, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trên 85% trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Trước đây, khi thị trường tốt, các ngân hàng có thể dễ dàng huy động vốn vào để bù đắp vào

30

khoảng trống, thì một thời gian dài có thực trạng ngân hàng lạm dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Nhưng những năm gần đây, chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn, khó huy động và bù đắp nên hầu hết các ngân hàng đều giảm các khoản vay trung dài hạn, chủ yếu cho vay ngắn hạn để phòng ngừa rủi ro. Năm 2011, lạm phát đạt đỉnh, tiếp sau đó năm 2012 vẫn là khoản thời gian vô cùng khó khăn đối với nền kinh tế nước ta, các doanh nghiệp hoạt động trì trệ, nên Ngân hàng tập trung cho vay những khoản vay ngắn hạn để Ngân hàng có thể xoay vòng vốn nhanh. Doanh số cho vay ngắn hạn tăng 7,04% so với năm 2011, hoạt động tín dụng nhìn chung có vẻ khả hơn nhiều so với năm trước, nhờ vào các chính sách hỗ trợ cho vay hợp lý của Ngân hàng nền kinh tế cũng khá hơn dù chưa thoát khỏi khó khăn. Để hạn chế rủi ro về lãi suất nên Ngân hàng hạn chế cho vay trung dài hạn vì thế mà doanh số cho vay trung và dài hạn giảm đáng kể so với cùng ki năm trước.

Năm 2013, tổng doanh số cho vay bắt đầu giảm, sau suy thoái thông thường là lạm phát. Mặc dù NHNN đang cố kìm hãm lạm phát thông qua hàng loạt công cụ tài chính, nhưng công cụ chính vẫn là giảm cung tiền, và tất nhiên, chủ thể hỗ trợ giảm cung tiền là các NHTM. Việc tăng huy động tiền gửi bằng cách tăng lãi suất huy động sẽ giúp các Ngân hàng Thương mại dự trữ sẵn lượng tiền cần thiết, giúp Ngân hàng Nhà nước thực hiện được chính sách của mình là giảm cung tiền để bình ổn giá cả và lạm phát. Vì thế phải hạn chế cho vay để bình ổn thị trường.

b) Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Bảng 4.4: Tình hình doanh số cho vay theo ngành kinh tế của Agribank Cái Răng giai đoạn năm 2011 - 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Nông nghiệp 45,189 69,756 29,234 24.567 54,36 (40.522) (58,09) CN-XD 111,047 146,575 84,970 35.528 31,99 (61.605) (42,03) TMDV 401,557 364,005 414,717 (37.552) (9,35) 50.712 13,93 Tổng 557,793 580,336 528,921 22.543 4,04 (51.415) (8,86)

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT quận Cái Răng

Cùng với sự đa dạng của các ngành nghề trong nền kinh tế dẫn đến nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất cũng tăng theo. Nhìn chung, doanh số cho vay theo ngành kinh tế tăng giảm không đều qua các năm, hầu hết việc đầu tư vào thương mại, dịch vụ là chủ yếu. Nguyên nhân chính là do đặc trưng về cơ

31

cấu nền kinh tế của Cần Thơ, nhiều cơ sở hạ tầng được đầu tư và đưa vào sử dụng tạo động lực cho Cần Thơ phát triển. Bên cạnh đó, Cần Thơ thực hiện chính sách phát triển thương mại, dịch vụ thông thoáng về đất đai, thủ tục hành chính đơn giản... đã thu hút đông doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.

Năm 2012, Tình hình kinh tế chịu ảnh hưởng lớn của suy thoái kinh tế, hầu hết các ngành kinh tế hoạt động chậm lại, điều này thể hiện qua sự giảm mạnh của doanh số vay cụ thể là thương mại dịch vụ, tuy nhiên các ngành Nông nghiệp, Công nghiêp - xây dựng đều tăng lên. Thực tế, tăng trưởng nông nghiệp là do phát triển chủ yếu theo chiều rộng thông qua tăng vụ, tăng diện tích, trong đó ngành đã tập trung vào việc quy hoạch, tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, xây dựng mô hình tổ chức sản xuất mới. Vì thế mà doanh số cho vay của ngành nông nghiệp tăng 54,36% so với năm 2011. Còn ngành công nghiệp- xây dựng, doanh số cho vay cũng tăng vì chỉ số nguồn nhân lực cao, nhu cầu tìm lại việc làm mới của nhiều người có trình độ, kinh nghiệm, và nguồn cung nhân lực là sinh viên, học sinh tốt nghiệp ra trường với số lượng nhiều. Có thể dễ dàng thấy rằng nhu cầu vay vốn của ngành xây dựng tăng lên.

Năm 2013, dù trong năm này lạm phát đã được kiềm chế nhưng doanh số cho vay ngành nông nghiệp và công nghiệp xây dựng vào năm này giảm trên 40% và sức khỏe ngành xây dựng vẫn rất yếu do thị trường bất động sản suy thoái Đối tượng khách hàng lớn của ngành gặp khó khăn nên thị trường xây dựng cũng giảm sút. Có những doanh nghiệp xây dựng đình đám một thời cũng phải phá sản, chỉ một số công ty tài chính mạnh mới có thể tồn tại bằng cách cắt giảm ngân sách. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ngành xây dựng

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận cái răng cần thơ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)