Biện pháp giảm chi phí

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận cái răng cần thơ (Trang 79)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

5.2.2 Biện pháp giảm chi phí

Tỷ trong vốn điều chuyển cao làm cho khoản chi phí của Ngân hàng cao. Vì chi phí vốn điều chuyển luôn lớn hơn chi phí huy động vốn, vì vậy Ngân hàng cần tăng tỷ trọng vốn huy động và giảm tỷ trọng vốn điều chuyển. Chủ động hơn trong việc sử dụng vốn.

Nợ xấu đang có xu hướng tăng, làm cho Ngân hàng mất vốn cao. Vì vậy việc quản lý nợ xấu cần được quan tâm chặt chẽ hơn, cần được tìm hiểu nguyên nhân rõ ràng, đưa ra hướng giải quyết.

Nâng cao ý thức bảo quản tài sản công của cán bộ Ngân hàng, hạn chế những khoản chi lãng phí không đáng có.

Đội ngũ nhân sự cũng cần sắp xếp lại theo hướng chuyên nghiệp.

Đầu tư công nghệ ngân hàng cũng cần phải lựa chọn thấu đáo vì hiện đại hóa là cần thiết nhưng phải tìm cách sử dụng hết công dụng của công nghệ đó.

67

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Ngay từ buổi đầu đi vào hoạt động Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quận Cái Răng xác định đối tượng khách hàng chính là nông dân cần vốn cho phát triển sản xuất kinh tế, dù biết rằng hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thiên nhiên vì vậy sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro khách quan ngoài tầm kiểm soát của Ngân hàng. Thế nhưng nhiều năm qua, Ngân hàng vẫn luôn sát cánh cùng bà con nông dân vượt qua mọi khó khăn, thử thách để mối quan hệ giữa Ngân hàng và nông dân càng gần gũi vì thế uy tín của Ngân hàng càng được nâng lên.

Qua phân khái quát tình hình kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quận Cái Răng đã cho thấy được tình hình kinh doanh một cách chung nhất tổng vốn huy động đều tăng qua các năm, hoạt động tín dụng với dư nợ tăng theo chiều hướng tốt với tỷ lệ nợ xấu hay nợ quá hạn thấp và nằm trong ngưởng an toàn trong quy đinh theo thông lệ quốc tế, các hoạt động dịch vụ ngày càng được mở rộng với nhiều hoạt động đa dạng và phong phú để tạo thêm các khoản thu nhập ngoài lãi và các khoản ngoài lãi cho Ngân hàng như tăng cường, mở rộng các hoạt động dịch vụ nhận tiền qua thẻ, nhận tiền từ các trường cao đẳng, đại học… bởi lẽ các khoản này làm tăng tổng thu nhập cho Ngân hàng. Ngân hàng cần phải nổ lực hơn nữa để thành công trong các lĩnh vực kinh doanh bởi lẽ tầm quan trọng của Ngân hàng đối với sự phát triển của kinh tế đất nước, đối với đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh giảm qua các năm phân tích, về thu nhập lẫn chi phí khiến cho lợi nhuận giảm. Ngoài việc tăng thu nhập như đã phân tích, Ngân hàng cần phải giảm chi phí tối đa đến mức có thể với các khoản chi không cần thiết, chính để nâng cao kết quả kinh doanh cho Ngân hàng. Kỳ vọng rằng Ngân hàng sẽ tăng kết quả kinh doanh của mình trong những năm kế tiếp khi bức tranh nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi.

Các chỉ số đánh giá lợi nhuận hoạt động hay hiệu quả hoạt động, hiệu quả đầu tư đều dương chứng tỏ ngân hàng đang hoạt động tốt. Nhưng các chỉ số có xu hướng giảm, Ngân hàng cần phải cố gắng hơn nữa để tao ra nhiều lợi nhuận. Bản thân ngân hàng vẫn có những phản ứng khá thụ động, những hạn chế trong quản lý chi phí. Nhìn chung các chỉ tiêu ta thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng đang có xu hướng bất ổn định, tỷ lệ nợ xấu và chi phí đang tăng dần khiến lợi nhuận gảm. Vì thế Ngân hàng cần phải có những biện pháp để

68

hạn chế chi phí hay giảm thiểu nợ xấu tới mức thấp nhất có thể đó là một việc làm đòi hỏi ngân hàng phải thường xuyên quan tâm theo dõi để có những quyết định kịp thời. Ngân hàng cần: Tăng doanh số cho vay trung dài hạn; Tích cực thu nợ, giảm hơn nữa nợ xấu của nhóm trung dài hạn nói chung và nợ nhóm 5 nói riêng, hạn chế nợ xấu cũng đồng nghĩa với việc giảm chi phí dự phòng rủi ro cho ngân hàng, giúp ngân hàng tăng lợi nhuận; Tích cực hỗ trợ vốn, đưa vốn đến những đối tượng đang gặp khó khăn và cần vốn, thực hiện tốt hơn nữa vai rò điều hòa vốn trong nền kinh tế của mình.

Tóm lại kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt được trong những năm qua tuy không cao, tin rằng Ngân hàng sẽ hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong những năm sắp tới. Giữ vững vai trò, vị trí trong nền kinh tế nước nhà, xứng đáng là tổ chức tín dụng đáng tin cậy cho các doanh nghiệp, các thương nhân góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo tiền đề phát triển kinh tế đất nước.

6.2 KIẾN NGHỊ

Đối với ngân hàng Nhà nước

Các quy chế chính sách, các văn bản chỉ đạo hướng dẫn, giải đáp đối với hoạt động tín dụng phải sát thực, rõ ràng, dễ hiểu để tránh nhầm lẫn trong quá trình thực hiện.

Bên cạnh đó, ngân hàng Nhà nước cũng cần tiếp thu những ý kiến đóng góp của các ngân hàng, rà soát lại các văn bản hiện hành để sửa đổi và bổ sung những văn bản phủ hợp hơn, thực tế hơn để kịp thời giúp đỡ các ngân hàng trong tình trạng rủi ro xuất hiện.

Đối với các cơ quan nhà nước, các cấp, các ngành có liên quan

Mọi hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng đều chịu sự quản lý của Nhà nước và tuân theo chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, nếu thiếu hệ thống pháp luật sẽ làm giảm niềm tin, hiệu quả hoạt động và rủi ro cho ngân hàng. Do đó cơ quan Nhà nước cần:

Đơn giản hóa các thủ tục, các loại giấy tờ công chứng, hạn chế công chứng ở nhiều cơ quan, cần giải quyết nhanh các hồ sơ nhằm tạo thuận lợi và đảm bảo về mặt thời gian cho những người có nhu cầu vay vốn.

Trong quá trình phát mãi tài sản thế chấp của khách hàng để thu hồi nợ thì ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong khâu xử lý do văn bản thi hành án còn rất chậm. Vì vậy cơ quan thi hành án cần phải bàn giao nhanh tài sản cho ngân hàng, có sự phối hợp tốt giữa ngân hàng với tòa án để ngân hàng xử lý các khoản nợ tồn đọng có hiệu quả hơn.

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại.

Trường Đại học Cần Thơ. NXB Đại học Cần Thơ.

2. Chủ biên Nguyễn Đăng Dờn, 2007. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM. NXB Đại học Quốc gia TP.HCM.

3. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2005. 4. Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2007. 5. Nguyễn Năng Phúc, 2011. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính. Hà Nội. ĐH Kinh tế Quốc Dân.

6. Nguyễn Đăng Dờn, 2011. Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại. TP. HCM. NXB Phương Đông.

7. Thái Văn Đại, 2010. Quản Trị Ngân Hàng thương mại. Cần Thơ. NXB Đại học Cần Thơ.

8. Trần ÁI Kết và các cộng sự, 2007. Tài chính tiền tệ. Cần Thơ. NXB Đại học Cần Thơ.

9. < http://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=13843>. [Ngày đăng nhập: ngày 11 tháng 9 năm 2014].

10. <http://tuvan.tinmoi.vn/tin-tuc-va-luat-su/chinh-sach-moi/chinh-sach-ho-

tro-giam-ton-that-trong-nong-nghiep-d7189.html> [Ngày đăng nhập: ngày 19

tháng 9 năm 2014].

11. <http://www.vinanet.com.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-viet-nam.gplist. 286.gpopen.208821.gpside.1.gpnewtitle.tong-quan-tinh-hinh-san-xuat-cong-

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận cái răng cần thơ (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)