TỈNH HẬU GIANG
Kết quả phân tích về tình hình xuất khẩu của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011- 2013 nhƣ đã trình bày ở các mục trên cho thấy KNXK của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011-2013 phần lớn có đƣợc là từ việc xuất khẩu các sản phẩm thuộc nhóm hàng thủy sản và nông sản. Đây là 2 nhóm hàng mà việc sản xuất, chế biến, và xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên; kỹ thuật sản xuất và chế biến; các chính sách khuyến khích xuất khẩu của Việt Nam; và các rào cản kỹ thuật từ các nƣớc nhập khẩu.
Để xác định đủ các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu của tỉnh, tác giả chia thành 2 nhóm nhân tố là nhóm nhân tố thuộc về môi trƣờng bên trong tỉnh và nhóm nhân tố thuộc về môi trƣờng bên ngoài tỉnh. 4.5.1 Các nhân tố thuộc về môi trƣờng bên trong tỉnh Hậu Giang
a. Chất lượng hàng hóa
Hậu Giang là tỉnh thuần nông, có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên nhƣ thổ nhƣỡng, nguồn nƣớc, khí hậu... thích hợp cho phát triển đa dạng chủng loại nông sản nhiệt đới và bƣớc đầu đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung, với nhiều loại nông sản có phẩm chất ngon, mang tính đặc sản của tỉnh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều mặt hàng nông sản của tỉnh chƣa phát huy đƣợc tiềm năng, lợi thế so sánh, chất lƣợng chƣa đủ để đáp ứng yêu cầu của quốc gia nhập khẩu, đặc biệt là nông sản xuất khẩu sang Nhật và hải sản xuất khẩu sang Mỹ.
b. Vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật
- Đa phần các công ty xuất khẩu trong tỉnh là những công ty nhỏ và vừa, chƣa thâm nhập sâu vào các thị trƣờng, chƣa có đầu mối xuất khẩu trực tiếp. Chẳng hạn nhƣ tỉnh mới thành lập Công ty Lƣơng thực Hậu Giang nhƣng công ty này chỉ mới xuất khẩu dƣới dạng ủy thác thông qua hợp đồng với Tổng công ty Lƣơng thực miền Nam.
- Hệ thống kho dự trữ, nhà máy chế biến còn yếu kém. Chƣa có hệ thống cảng phục vụ xuất khẩu hoàn chỉnh. Các công ty chủ yếu sản xuất/chế biến sản phẩm theo mùa vụ, năng suất thấp, quy mô nhỏ theo từng đơn hàng, phụ thuộc vào khách hàng trung thành vì vậy dễ gặp bất lợi khi có thị trƣờng có sản phẩm khác tốt hơn.
c. Giá cả hàng hóa nguyên liệu
Do ảnh hƣởng của năm 2012, tình trạng dịch bệnh tôm chết sớm tràn lan xảy ra ở một số tỉnh, thành khiến vấn đề thiếu hụt nguồn tôm nguyên liệu càng trở nên trầm trọng. Bên cạnh đó, một số nƣớc xuất khẩu thủy sản lớn thì diện tích tôm nuôi bị thiệt hại nên tác động đến sức mua. Tôm chết hàng loạt đã đẩy tôm nguyên liệu khan hiếm trên toàn cầu làm giá đầu vào tăng cao.
d. Con người
Đây là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của 1 công ty. Một công ty có đội ngũ nhân sự có trình độ quản lý và tổ chức kinh doanh tốt; am hiểu thị trƣờng trong lẫn ngoài nƣớc,; có khả năng tiếp thị, giao dịch và đàm phán hiệu quả với đối tác và khách hàng trong cũng nhƣ ngoài nƣớc; có kinh nghiệm thực tiễn, thông thạo ngoại ngữ ... thì khi thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài sẽ có nhiều cơ hội thành công cao hơn. Tuy nhiên, ở Hậu Giang hiện nay ngoại trừ các công ty lớn và hoạt động xuất khẩu lâu năm nhƣ Minh Phú, Cafatex, Việt Hải, ... thì đa phần các doanh nghiệp còn lại đều chƣa hình thành đƣợc hệ thống nhân sự đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, vì thế muốn thâm nhập vào một thị trƣờng nƣớc ngoài và chiếm đƣợc thị phần nhất định là điều rất khó khăn.
Không chỉ đối với cấp lãnh đạo các doanh nghiệp mà ngay cả công nhân trong nhà máy cũng đòi hỏi trình độ tay nghề lao động và sản xuất. Công ty phải luôn duy trì chặt chẽ quy trình sản xuất, và công nhân phải tuân thủ đầy đủ và nghiêm ngặt các thao tác về vệ sinh, an toàn lao động.
4.5.2 Các nhân tố thuộc về môi trƣờng bên ngoài tỉnh Hậu Giang
a. Môi trường kinh tế
Đây là nhân tố tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của cả nhà xuất khẩu và nhập khẩu. Giai đoạn 2011-2013 là giai đoạn kinh tế thế giới phục hồi sau khủng hoảng 2009, do đó thị trƣờng nhập khẩu thuộc khu vực chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng nhìn chung còn ảm đạm, đơn cử nhƣ thị trƣờng các nƣớc châu Âu và châu Mỹ.
b. Môi trường chính trị và pháp luật
Tỉnh Hậu Giang luôn đƣợc xếp thứ hạng cao về môi trƣờng kinh doanh và xếp thứ 8/63 tỉnh, thành cả nƣớc và thứ 3/13 ở khu vực ĐBSCL về chỉ số năng lực cạnh tranh vào năm 2010, tỉnh luôn tạo mọi điều kiện để thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp
trong các hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, môi trƣờng chính trị, pháp luật ở các quốc gia nhập khẩu lại khác nhau hoàn toàn, điều này đòi hỏi các công ty xuất khẩu trong phải nắm rõ luật pháp và tình hình kinh tế, chính trị ở quốc gia mình xuất khẩu để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống, tạo thế chủ động hơn khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
c. Môi trường tự nhiên
Hậu Giang là nơi mƣa thuận gió hòa, đất đai phù sa nhiều màu mỡ, thích hợp phát triển nền kinh tế nông nghiệp nhiệt đới, tạo nguồn cung bền vững cho ngành sản xuất nông nghiệp xuất khẩu phát triển lâu dài. Hệ thống thủy văn thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản, mở rộng diện tích ao nuôi làm nền tảng cho sản xuất tăng về sản lƣợng, tạo nguồn cung dồi dào phát triển ngành thủy sản xuất khẩu.
d. Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh lớn nhất đối với ngành sản xuất và xuất khẩu nông sản, thủy sản của Việt Nam là Thái Lan. Đây là đối thủ cạnh tranh chính của lúa gạo nƣớc ta trên nhiều thị trƣờng quan trọng, và nhất là cạnh tranh về xuất khẩu gạo. Ngoài ra còn có In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ đang nuôi và chế biến cá alaska pollock xuất khẩu nhằm cạnh tranh với cá tra của Việt Nam.
e. Nhà cung ứng
Tuy là tỉnh nông nghiệp nhƣng rất ít nông sản thế mạnh của Hậu Giang đƣợc doanh nghiệp ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Trong khi đó, một vài sản phẩm chủ lực nhƣ mía, lúa đƣợc thu mua theo hợp đồng lại thƣờng xuất hiện tình trạng “bẻ kèo” giữa nông dân nuôi trồng các sản phẩm nông sản, thủy sản với các công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản.
f. Khách hàng
Thị trƣờng xuất khẩu thủy sản và nông sản chủ yếu của tỉnh Hậu Giang là Châu Á, Châu Mỹ và Châu Âu. Tuy nhiên, các công ty xuất khẩu ở tỉnh vẫn còn gặp rát nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới ở các thị trƣờng này. Nguyên nhân là do sự trở ngại về ngôn ngữ, văn hóa, tập quán, thói quen tiêu dùng, những trở ngại trong việc đi lại, v.v...
* Tóm lại, qua phân tích tình hình xuất khẩu của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011-2013 cho thấy:
- KNXK của tỉnh Hậu Giang hàng năm đều tăng với tốc độ cao trong giai đoạn 2011-2013.
- Xét theo thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất khẩu thì kinh tế tƣ nhân có KNXK nhiều nhất trong 3 thành phần kinh tế (Nhà nƣớc; Tƣ nhân; Công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài).
- Thị trƣờng xuất khẩu của tỉnh Hậu Giang bao gồm Châu Á, Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Phi và Châu Đại Dƣơng. Trong đó thị trƣờng xuất khẩu chính là châu Á, Châu Mỹ và Châu Âu. Ở thị trƣờng Châu Á thì Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Hồng Kông là các nhà nhập khẩu chính các sản phẩm của tỉnh Hậu Giang. Ở thị trƣờng Châu Mỹ thì Mỹ là nhà nhập khẩu chính của tỉnh. Còn ở thị trƣờng Châu Âu thì Anh, Đức, Hà Lan và Liên Bang Nga là các nhà nhập khẩu của
tỉnh. Ngoài ra, kết quả phân tích cũng cho thấy Châu Đại Dƣơng là thị trƣờng nhập khẩu có nhiều tiềm năng phát triển của tỉnh, KNXK của Hậu Giang vào thị trƣờng này liên tục tăng.
- Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của tỉnh là các sản phẩm nông sản, thủy sản. Các thị trƣờng chủ yếu mà tỉnh Hậu Giang xuất khẩu sản phẩm bao gồm Nhật Bản, Mỹ, Anh và Đức. Thị trƣờng chủ yếu đối với hoạt động xuất khẩu nông sản của tỉnh bao gồm Trung Quốc, Đài Loan và Liên Bang Nga.
- Sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Hậu Giang là gạo, còn sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ yếu của tỉnh là tôm và cá (chủ yếu là cá tra).
- Kết quả phân tích đã xác định đƣợc 2 nhóm nhân tố có ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu của tỉnh Hậu Giang, và đƣợc phân thành nhóm các nhân tố bên trong tỉnh và nhóm các nhân tố bên ngoài tỉnh. Nhóm các nhân tố bên trong tỉnh bao gồm chất lượng hàng hóa; vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật; giá cả hàng hóa nguyên liệu; và con người. Các nhân tố bên ngoài tỉnh bao gồm: môi trường kinh tế; môi trường chính trị pháp luật; môi trường tự nhiên; đối thủ cạnh tranh; nhà cung ứng; và khách hàng.
CHƢƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA TỈNH HẬU GIANG TRONG NHỮNG NĂM TIẾP THEO 5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
- Hậu Giang là một tỉnh nông nghiệp, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc nuôi trồng các sản phẩm nông sản, thủy sản, nhất là đối với các sản phẩm nông sản và thủy sản cung cấp cho hoạt động chế biến và xuất khẩu của các công ty đang hoạt động tại tỉnh. Trong đó nổi bật nhất là các sản phẩm từ lúa gạo, khóm, bƣởi và cá tra, đây là những sản phẩm nổi tiếng và đƣợc khách hàng tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, cũng nhƣ trên thị trƣờng thế giới rất ƣa chuộng.
- Lực lƣợng lao động nông nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt lúa và cây ăn trái, và trong nuôi trồng thủy sản. Đây là một nhân tố quan trọng để cung cấp sản phẩm có chất lƣợng cho các nhà máy sản xuất chế biến nông thủy sản xuất khẩu, cũng nhƣ cho các hoạt động xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm nông sản.
- Chính sách khuyến khích hỗ trợ và chuyển giao khoa học công nghệ, kỹ thuật trồng trọt, nuôi trồng thủy sản của tỉnh Hậu Giang đối với các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh, cũng nhƣ đối với các nhà khoa học quốc tế đã góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của tỉnh, đóng góp hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và của các công ty đang hoạt động tại tỉnh nói riêng.
- Cơ sở hạ tầng về giao thông đƣờng bộ, đƣờng thủy, cảng biển đƣợc đầu tƣ xây dựng đồng bộ, kết nối thông suốt với các địa phƣơng khác trong khu vực ĐBSCL, Thành phố Hồ Chí Minh và thế giới. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận chuyển hàng xuất khẩu cũng nhƣ công tác thu mua nông thủy sản phục vụ cho các nhà máy chế biến ở tỉnh.
- Các khu công nghiệp tập trung đã và đang đƣợc đầu tƣ gần với vùng nguyên liệu chính, gần với khu vực có nguồn lao động dồi dào với chi phí lao động tƣơng đối rẻ so với các địa phƣơng khác trong khu vực ĐBSCL. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để thu hút các công ty trong và ngoài nƣớc đến đầu tƣ, mở rộng sản xuất, nhất là các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất - chế biến các sản phẩm nông sản, thủy sản để xuất khẩu.
- Sự quan tâm và hỗ trợ của chính quyền ở mọi cấp trong tỉnh Hậu Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các công ty, cũng nhƣ thu hút thêm nhiều nhà đầu tƣ đến tỉnh Hậu Giang để tiến hành nhiều dự án đầu tƣ sản xuất kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực sản xuất - chế biến nông sản, thủy sản phục vụ cho công tác xuất khẩu.
- Tuy tỉnh có thế mạnh về nông sản, thủy sản nhƣng việc sản xuất còn ở quy mô nhỏ lẻ, nông dân trồng cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản chỉ ở quy mô hộ gia đình nên gặp nhiều hạn chế về quy mô canh tác, kỹ thuật sản xuất nên năng suất và hiệu quả sản xuất chƣa cao.
- Lực lƣợng lao động của tỉnh phần lớn là làm nông nghiệp, thủy sản nên khi chuyển sang làm công nhân cho các nhà máy sản xuất chế biến ở các khu công nghiệp của tỉnh thì hầu hết là phải buộc đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng làm việc mới cho họ. Điều này làm cho năng suất, hiệu quả sử dụng lao động tại các công ty sản xuất, chế biến nông thủy sản chƣa cao.
- Sự biến đổi thất thƣờng của khí hậu, thời tiết, dịch bệnh ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động trồng cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản và do đó ảnh hƣởng rất lớn đến việc cung ứng ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy sản xuất chế biến đang hoạt động tại tỉnh Hậu Giang.
- Những rào cản về kỹ thuật ở những nƣớc nhập khẩu các sản phẩm nông sản, thủy sản của Việt Nam nói chung, cũng nhƣ của tỉnh Hậu Giang nói riêng làm cho việc xuất khẩu và mở rộng thị trƣờng xuất khẩu nông sản, thủy sản của các công ty trong tỉnh gặp rất nhiều khó khăn.
- Thị trƣờng đòi hỏi sản phẩm nông sản, thủy sản phải có chất lƣợng ngày càng cao, đảm bảo an toàn sức khỏe cho ngƣời tiêu dùng. Điều này đòi hỏi nông dân và các công ty sản xuất, chế biến nông thủy sản phải liên tục cải tiến, đổi mới kỹ thuật canh tác và sản xuất, hạn chế sử dụng hóa chất trong trồng cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, và do đó có thể làm cho giá thành sản phẩm ngày càng cao dẫn đến sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản, thủy sản bị hạn chế.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA TỈNH HẬU GIANG TRONG NHỮNG NĂM TIẾP THEO TỈNH HẬU GIANG TRONG NHỮNG NĂM TIẾP THEO
Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011-2013; xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu của tỉnh nhƣ đã đƣợc trình bày ở trên. Trong đề tài này tác giả đề xuất 6 nhóm giải pháp sau để góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của tỉnh Hậu Giang trong những năm tiếp theo. Đó là các nhóm giải pháp về: cơ sở hạ tầng kỹ thuật; cải thiện thủ tục hành chính và chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất; quy hoạch vùng nguyên liệu nông thủy sản xuất khẩu; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; ưu đãi về thuế và vốn vay; và mở rộng thị trường xuất khẩu nông thủy sản. Cụ thể nhƣ sau:
5.2.1 Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Cơ sở hạ tầng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hậu Giang. Do đó tỉnh cần huy động nhiều nguồn vốn khác nhau (ngân sách nhà nƣớc, kêu gọi đầu tƣ trong và ngoài nƣớc) để đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng của tỉnh theo hƣớng hiện đại, đồng bộ. Cụ thể nhƣ sau:
- Tiếp tục xây dựng hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng thủy đảm bảo hiện đại, đồng bộ và kết nối thông suốt với các địa phƣơng khác trong khu vực ĐBSCL. - Xây dựng hệ thống cung cấp điện, cung cấp nƣớc đảm bảo nhu cầu sản xuất của các công ty và nhu cầu sinh hoạt của ngƣời dân.
- Xây dựng hệ thống kho dự trữ đông lạnh hiện đại phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu các sản phẩm nông sản, thủy sản của các công ty tại tỉnh.