Tổng quan về Cục thống kê tỉnh Hậu Giang

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu của tỉnh hậu giang giai đoạn 2011 đến 2013 (Trang 39)

3.2.1 Cơ cấu tổ chức

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cục Thống kê tỉnh Hậu Giang

3.2.2 Chức năng của Cục Thống kê Hậu Giang

Cục thống kê tỉnh Hậu Giang là cơ quan trực thuộc tổng cục thống kê, giúp Tổng cục trƣởng Tổng cục thống kê thống nhất quản lý nhà nƣớc về hoạt động thống kê trên địa bàn tỉnh Hậu Giang; tổ chức các hoạt động thống kê theo chƣơng trình công tác của Tổng cục trƣởng Tổng cục thống kê giao; cung cấp thông tin kinh tế xã hội phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của lãnh đạo Đảng, chính quyền tỉnh Hậu Giang và cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Cục thống kê tỉnh Hậu Giang có tƣ cách pháp nhân, con dấu riêng, có trụ sở làm việc và đƣợc mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật.

3.2.3 Phòng Thống kê công thƣơng

Phòng Thống kê công thƣơng có chức năng thu thập số liệu của các doanh nghiệp và cá thể trên địa bàn thuộc các lĩnh vục công nghiệp, vốn đầu tƣ, xây dựng, thƣơng mại dịch vụ và giá cả; tổng hợp số liệu, viết báo cáo phân tích hàng tháng để tham mƣu cho lãnh đạo Cục, làm căn cứ cho lãnh đạo địa phƣơng xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Ngoài ra còn thực hiện các cuộc điều tra và cập nhật thông tin về doanh nghiệp và cá thể thƣơng mại hàng năm để phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đáp ứng các yêu cầu thông tin thống kê chuyên ngành, thống kê tài khoản quốc gia và quản lý các cấp các ngành; thực hiện tổng điều tra cơ sở kinh tế hành chính sự nghiệp (5 năm 1 lần); và thực hiện công tác niên giám thống kê hàng năm các lĩnh vực nội thƣơng, ngoại thƣơng, công nghiệp, vốn đầu tƣ xây dựng và giá.

Cục Trƣởng Nguyễn Văn Thân Phòng Thống kê Tổng hợp Phòng Thống kê Nông nghiệp Phòng Thống kê Công thƣơng Phòng Thống kê Dân số Phòng Thanh tra thống kê Phòng Tổ chức – Hành chính Phó Cục Trƣởng Nguyễn Văn Chơn Phó Cục Trƣởng Trần Văn Trí

CHƢƠNG 4

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA TỈNH HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2011-2013

4.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM, ĐBSCL VÀ TỈNH HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2011-2013 TỈNH HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2011-2013

4.1.1 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam và ĐBSCL giai đoạn 2011-2013

Giai đoạn 2011-2013, dù phải đối mặt với các tác động xấu của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhƣng Việt Nam vẫn là một trong số ít quốc gia có nền kinh tế giữ đƣợc mức tăng trƣởng trên 5% mỗi năm. Để đạt đƣợc thành công đó, không thể không kể đến những đóng góp từ các thành tựu to lớn của hoạt động xuất khẩu trong cả nƣớc nói chung và của từng khu vực, từng địa phƣơng nói riêng.

ĐBSCL với dân số trên 17 triệu ngƣời, tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân của khu vực này giai đoạn 2001-2013 đạt 10,6%. Là vùng kinh tế xuất siêu của Việt Nam với thế mạnh là lúa gạo, trái cây và thủy sản (nông nghiệp và thủy sản chiếm 33% giá trị sản xuất của cả nƣớc, mỗi năm vùng ĐBSCL xuất siêu khá lớn).

Kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của Việt Nam và ĐBSCL giai đoạn 2011-2013 đƣợc thể hiện trong Hình 4.1 sau đây:

114,6 132 96,91 11,09 8,07 9,6 0 20 40 60 80 100 120 2011 2012 2013

KNXK của Việt Nam KNXK của ĐBSCL

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang 2013 (ĐVT: tỷ USD)

Hình 4.1 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và ĐBSCL giai đoạn 2011-2013 Năm 2011, kinh tế thế giới suy giảm và cạnh tranh ngày càng khốc liệt đã ảnh hƣởng không nhỏ đến kinh tế Việt Nam. Mặc dù vậy, tổng KNXK hàng hóa năm 2011 của Việt Nam đạt đến 96,91 tỷ USD, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu đều hoàn thành so với kế hoạch đề ra. ĐBSCL tiếp tục khẳng định thế mạnh sản xuất

nông nghiệp của mình, đặc biệt là sản xuất lƣơng thực và thủy - hải sản để xuất khẩu. Cụ thể, tổng sản lƣợng gạo xuất khẩu cả năm gần 6,5 triệu tấn (chiếm 90% sản lƣợng gạo xuất khẩu cả nƣớc), giá trị xuất khẩu đạt trên 3 tỷ USD; riêng cá tra, diện tích nuôi trên 6.000ha, sản lƣợng đạt 1,2 triệu tấn, xuất khẩu gần 1,5 tỷ USD. Tính chung năm 2011, KNXK của ĐBSCL đạt gần 8,07 tỷ USD, tăng trên 15,7% so năm 2010.

Năm 2012, KNXK cả nƣớc đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% (tức tăng 17,69 tỷ USD) so với năm 2011. Riêng vùng ĐBSCL thì giá trị trong năm 2012 KNXK đạt khoảng 9,6 tỷ USD, tăng 18,96% (tăng 1,53 tỷ USD) so với năm 2011.

Đến năm 2013 hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã có bƣớc phát triển khá ấn tƣợng. Tổng KNXK đạt 132 tỷ USD, tăng 17,4 tỷ USD so với năm 2012, tƣơng đƣơng với tăng 15,3%. Năm 2013, Việt Nam có trao đổi hàng hóa với gần 240 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó xuất khẩu sang 27 quốc gia đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, chiếm gần 90% tổng kim ngạch xuất khẩu. Vùng ĐBSCL năm 2013 xuất khẩu tiếp tục tăng trƣởng với tổng kim ngạch đạt 11,09 tỷ USD (tăng 1,49 tỷ USD so với năm 2012), tăng 13% so với cùng kỳ 2012. Trong các mặt hàng xuất khẩu thì gạo, tôm, cá tra, trái cây vẫn là chủ lực nhờ khai thế thế mạnh về vùng nguyên liệu trong khu vực.

4.1.2 Tình hình xuất khẩu của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011-2013

Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011-2012-2013 tƣơng ứng là 0,11 tỷ USD; 0,15 tỷ USD; và 0,24 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Hậu Giang so với khu vực ĐBSCL giai đoạn 2011-2013 đƣợc thể hiện trong Hình 4.2 sau đây: 8.07 0.11 9.6 0.15 11.09 0.24 0 2 4 6 8 10 12 Tỷ USD 2011 2012 2013 Năm

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang 2013

Năm 2011, KNXK của tỉnh Hậu Giang là 0,11 tỷ USD (chiếm 1,36% tổng KNXK năm 2011 của cả vùng ĐBSCL), giảm 5,57 triệu USD so với năm 2010, chủ yếu là giảm ở mặt hàng thủy sản giảm. Nguyên nhân là do đa số các doanh nghiệp xuất khẩu trong tỉnh chƣa đáp ứng đƣợc những tiêu chuẩn mà thị trƣờng thế giới đặt ra, và khó khăn kinh tế từ thị trƣờng các nƣớc nhập khẩu nên làm giảm số lƣợng đơn hàng xuất khẩu của các đơn vị xuất khẩu trong tỉnh.

Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng 40 triệu USD so với năm 2011, tƣơng đƣơng với tăng 36,36%. Mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh nhất trong năm 2012 là nông sản. Ngoài ra, tình hình thời tiết năm 2012 cũng có nhiều thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản. Hầu hết các diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh thu hoạch năng suất đạt khá cao, tạo điều kiện cho ngành sản xuất và chế biến thủy sản phát triển trong năm tiếp theo.

Năm 2013 KNXK của tỉnh là 0,24 tỷ USD (tăng 90 triệu USD, tƣơng ứng với tăng 60% so với năm 2012). Trong đó, nhóm hàng có kim ngạch tăng mạnh nhất là nhóm hàng thủy sản (năm 2013 kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng 10,59 triệu USD so với năm 2012). Mặt hàng có kim ngạch tăng vƣợt bậc là mặt hàng tôm (tăng 10,10 triệu USD so với cùng kỳ). Cũng trong năm này, đánh dấu một vài doanh ngiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài hoàn thiện công tác đầu tƣ và bắt đầu đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh (Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang 2013).

So với mặt bằng chung của vùng ĐBSCL và cả nƣớc thì KNXK của tỉnh Hậu Giang còn thấp. Tuy nhiên, nhờ vào việc tỉnh Hậu Giang đã thực hiện cải cách hành chính theo hƣớng một cửa, một cửa liên thông hiện đại đã góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạch tranh cấp tỉnh, thu hút mạnh mẽ đầu tƣ nƣớc ngoài, hội nhập sâu rộng vào khu vực kinh tế quốc tế. Nhờ đó mà trong giai đoạn 2011-2013 hoạt động xuất khẩu ở tỉnh Hậu Giang luôn đạt tốc độ tăng trƣởng cao (năm 2012 tăng 36,36% so với năm 2011; năm 2013 tăng 60% so với năm 2012). Có thể thấy rằng trong giai đoạn 2011-2013 dù nền kinh tế thế giới và trong nƣớc còn nhiều khó khăn nhƣng hoạt động xuất khẩu cả nƣớc nói chung, ở ĐSCL và tỉnh Hậu Giang nói riêng ngày càng phát triển. Hoạt động xuất khẩu của tỉnh Hậu Giang đã không ngừng tăng về giá trị đóng góp ngày càng tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

4.2 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA TỈNH HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2011-2013 HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2011-2013

Tổng KNXK của các thành phần kinh tế tỉnh Hậu Giang (Bảng 4.1) năm 2011 là 114,67 triệu USD, năm 2012 là 150,15 triệu USD (tăng 35,48 triệu USD, tƣơng ứng với tăng 30,94% so với năm 2011), và năm 2013 là 242,82 triệu USD (tăng 92,67 triệu USD, tƣơng ứng với mức tăng 61,72% so với năm 2012).

Xét về thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất khẩu thì thành phần kinh tế tƣ nhân có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong tổng giá trị KNXK của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011-2013. Năm 2011, giá trị xuất khẩu của thành phần kinh tế tƣ nhân là 100,007 triệu USD, chiếm 87,27% KNXK tỉnh Hậu Giang. Các con số này trong năm 2012 và 2013 lần lƣợt là 145,28 triệu USD (tăng 45,21 triệu USD, chiếm 96,76%) và 211,32 triệu USD (tăng 66,04 triệu USD, chiếm 87,03%).

Giá trị xuất khẩu của thành phần kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong giai đoạn 2011-2013 tuy tăng trƣởng liên tục về giá trị nhƣng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (dƣới 4%) trong cơ cấu KNXK của tỉnh. Thành phần kinh tế Nhà nƣớc ở tỉnh Hậu Giang đóng góp không quá 12,% trong tổng KNXN của tỉnh trong giai đoạn 2011-2013.

KNXK của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011-2013 đƣợc thể hiện cụ thể trong Bảng 4.1 sau đây.

Bảng 4.1 Kim ngạch xuất khẩu của các thành phần kinh tế tỉnh Hậu Giang 2011-2013

Thành phần kinh tế Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Giá trị (triệu USD) Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu USD) Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu USD) Tỷ lệ (%) Kinh tế Nhà nƣớc 13,82 12,05 3,88 2,58 22,10 9,10 Kinh tế tƣ nhân 100,07 87,27 145,28 96,76 211,32 87,03 Có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 0,78 0,68 0,99 0,66 9,4 3,87 Tổng 114,67 100 150,15 100 242,82 100

(Nguồn: Phòng Thống kê công thương - Cục thống kê tỉnh Hậu Giang)

Đối với thành phần kinh tế nhà nƣớc, Đại hội X của Đảng đã khẳng định: “Kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo, là lực lƣợng vật chất quan trọng để Nhà nƣớc định hƣớng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trƣờng và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, 2006). Nhƣng thực tế ở tỉnh Hậu Giang, số doanh nghiệp Nhà nƣớc còn khiêm tốn, chỉ có 8 doanh nghiệp ở thời điểm 2013 (Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang 2013), sản xuất chủ yếu để phục vụ tiêu dùng trong khu vực ĐBSCL. Chỉ có 2 doanh nghiệp Nhà nƣớc có đóng góp vào trị giá hàng xuất khẩu là Công ty Cổ phần lƣơng thực Hậu Giang và Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu Cafatex, do đó trong giai đoạn 2011-2013 tỷ trọng KNXK của thành phần kinh tế này trong tổng KNXK của tỉnh Hậu Giang là còn rất nhỏ.

Từ năm 2011 - 2013, tình hình xuất khẩu của 2 doanh nghiệp này có biến động (mặc dù kim ngạch xuất khẩu gạo vẫn không ngừng tăng qua các năm): xuất khẩu giảm mạnh vào năm 2012 và đã tăng trở lại về kim ngạch năm 2013, nhƣng trong cơ cấu vẫn thấp hơn 2011. Nguyên nhân của sự biến động là do công ty xuất khẩu thủy sản Cafatex gặp khó khăn liên tục: năm 2011 ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam phải đối mặt với những tin tức không tốt về việc sử dụng thuốc kháng sinh, làm cho Công ty mất rất nhiều đơn đặt hàng, nhất là ở thị trƣờng Mỹ và Nhật; đến năm 2012 doanh nghiệp lại tiếp tục sụt giảm đơn hàng vào những tháng cuối năm vì việc kiểm tra chất Ethoxyquin khi nhập khẩu tôm vào thị trƣờng Nhật (Phạm Thị Mai Xuân, 2013). Đến năm 2013, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đƣợc khởi sắc hơn do mặt hàng tôm đƣợc công nhận là không bán phá giá trên thị trƣờng Hoa Kỳ, đƣợc hƣởng mức thuế chống bán phá giá là 0%, cùng với việc xuất khẩu thủy sản vào thị trƣờng Trung Quốc tăng mạnh nên kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty Cafatex cũng đƣợc phục hồi. Tuy nhiên, cơ cấu chung của thành phần kinh tế nhà

nƣớc trong xuất khẩu của tỉnh Hậu Giang vẫn không thể bằng năm 2011 bởi sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của thành phần kinh tế tƣ nhân.

Khu vực kinh tế tƣ nhân là nhân tố quyết định cho sự phát triển kinh tế, đóng vai trò quan trọng trên bình diện xã hội, chính trị, góp phần hình thành một xã hội công dân, qua đó, ngƣời dân có đƣợc vị thế kinh tế xã hội độc lập hơn và có điều kiện phát huy khả năng trong môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh. Tại Việt Nam, khu vực kinh tế tƣ nhân đã trải qua nhiều biến động, kể từ khi nhà nƣớc từ bỏ vai trò độc quyền hoạt động kinh tế và công nhận thành phần kinh tế tƣ nhân, khu vực này không ngừng lớn mạnh. Có thể nói, sự phát triển của khu vực kinh tế tƣ nhân cùng với chính sách mở cửa mậu dịch đã trở thành nhân tố chính dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam. Riêng đối với tỉnh Hậu Giang, vai trò của thành phần này càng không thể thiếu và góp phần to lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt thể hiện qua tỷ trọng của nó trong cơ cấu xuất khẩu theo thành phần: giai đoạn 2011-2013, nhìn chung kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Hậu Giang là do khu vực kinh tế tƣ nhân đóng góp (trung bình tỷ trọng là 90,35%): năm 2011 kim ngạch xuất khẩu của nhóm này đạt 100,07 triệu USD, năm 2013 đạt 211,32 triệu USD, tăng 111,25 triệu USD so với năm 2011 (Bảng 4.1), rõ ràng dù tỷ trọng của thành phần này trong cơ cấu có giảm thì kim ngạch của nó vẫn không ngừng tăng.

Giai đoạn 2011 - 2012 tỷ trọng của thành phần KTTN biến động tăng mạnh là do sự sụt giảm tỷ trọng của thành phần kinh tế nhà nƣớc trong cơ cấu xuất khẩu. Mặt khác vào năm 2012, do sự tham gia xuất khẩu của các doanh nghiệp tƣ nhân lớn nhƣ: Công ty Cổ phần Thủy sản Nam Sông Hậu, Công ty Cổ phần chế biến Thủy sản Long Phú...nên dù xuất khẩu thủy sản gặp khó khăn, các doanh nghiệp không tìm đƣợc nhiều đơn hàng, nhƣng nhìn chung tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phần kinh tế tƣ nhân vẫn tăng so với năm 2011 (đạt tốc độ 45,18%). Đó cũng là nguyên nhân chính làm tăng kim ngạch xuất khẩu của Hậu Giang năm 2012 so với năm 2011, đồng thời thể hiện rõ vai trò quan trọng và chủ đạo của thành phần kinh tế tƣ nhân đối với hoạt động xuất khẩu của tỉnh Hậu Giang.

Từ năm 2012 - 2013, cùng với sự phục hồi của thị trƣờng xuất khẩu thủy sản, hoạt động xuất khẩu tại các doanh nghiệp tƣ nhân ở Hậu Giang cũng dần đƣợc phục hồi, các doanh nghiệp lớn nhƣ: Minh Phú, Việt Hải...hoạt động ổn định trở lại. Từ đó, làm tăng kim ngạch xuất khẩu của nhóm doanh nghiệp tƣ nhân (năm 2013 tăng 66,04 triệu USD so với năm 2012), tuy kim ngạch tăng nhƣng cơ cấu của thành phần này giảm, một là do sự hồi phục trở lại của thành phần kinh tế nhà nƣớc, hai là do sự tăng lên về kim ngạch và tỷ trọng của thành phần kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

Hiện nay thành phần kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại tỉnh Hậu Giang chƣa nhiều. Giai đoạn 2005-2013 tỉnh đã thu hút đƣợc tổng cộng là 26 dự án với số vốn đầu tƣ là 727,6 triệu USD nhƣng chỉ thực hiện đƣợc 129 triệu USD, đạt 17,73% (Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hậu Giang, 2013). Giai đoạn 2011-2013 chỉ có một vài doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu của tỉnh hậu giang giai đoạn 2011 đến 2013 (Trang 39)