Mở rộng thị trƣờng xuất khẩu

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu của tỉnh hậu giang giai đoạn 2011 đến 2013 (Trang 68)

- Cung cấp thƣờng xuyên thông tin về thị trƣờng nhƣ giá cả, nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của các nƣớc đến nông dân, các công ty sản xuất và chế biến nông thủy sản xuất khẩu.

- Các cơ quan chuyên môn của tỉnh Hậu Giang phải thƣờng xuyên hỗ trợ cũng nhƣ phối hợp với các công ty sản suất - chế biến nông thủy sản xuất khẩu để đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thƣơng mại tại các thị trƣờng xuất khẩu hiện tại và các thị trƣờng xuất khẩu tiềm năng của tỉnh.

- Tổ chức các hội chợ triển làm các sản phẩm nông sản, thủy sản tại thị trƣờng các nƣớc để giới thiệu, quảng bá sản phẩm đến với ngƣời tiêu dùng và các đối tác nhập khẩu tiềm năng tại các nƣớc này. Trong đó, chủ yếu là ở các thị trƣờng khu vực Châu Á, Châu Mỹ và Châu Âu.

- Tỉnh phải phối hợp với các cơ quan có liên quan của Việt Nam để chủ động hỗ trợ việc thiết lập các văn phòng đại diện, chi nhánh tại nƣớc ngoài của các công ty xuất khẩu nông sản, thủy sản đang hoạt động tại tỉnh Hậu Giang.

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Đề tài “Phân tích thực trạng xuất khẩu của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011- 2013” đƣợc thực hiện từ tháng tháng 8 đến tháng 11 năm 2014 trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các số liệu thứ cấp thu thập đƣợc từ Cục Thống kê tỉnh Hậu Giang, Phòng Thống kê Công thƣơng (thuộc Cục Thống kê tỉnh Hậu Giang), Tổng cục Thống kê Việt Nam, các báo và tạp chí chuyên ngành có liên quan, và các thông tin trên mạng Internet nhằm đánh giá thực trạng của hoạt động xuất khẩu của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2011-2013, trên cơ sở đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của tỉnh trong những năm tiếp theo.

Kết quả phân tích cho thấy hoạt động xuất khẩu của tỉnh Hậu Giang có sự tăng trƣởng liên tục qua các năm từ năm 2011 đến năm 2013. Thị trƣờng xuất khẩu chính của tỉnh là Châu Á (Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông và Hàn Quốc), Châu Mỹ (Mỹ) và Châu Âu (Anh, Đức, Hà Lan và Liên Bang Nga). Ngoài ra, Châu Đại Dƣơng là một thị trƣờng rất có tiềm năng đối với hoạt động xuất khẩu của tỉnh. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của tỉnh là nông sản (gạo) và thủy sản (tôm và cá (chủ yếu là cá tra)).

Kết quả phân tích đã xác định đƣợc 2 nhóm nhân tố có ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu của tỉnh Hậu Giang. Bao gồm các nhân bên trong tỉnh (chất lượng hàng hóa; vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật; giá cả hàng hóa nguyên liệu; con người) và các nhân tố bên ngoài tỉnh (môi trường kinh tế; môi trường chính trị pháp luật; môi trường tự nhiên; đối thủ cạnh tranh; nhà cung ứng; khách hàng). Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011-2013; xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu của tỉnh, tác giả đề xuất 6 nhóm giải pháp để góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của tỉnh Hậu Giang trong những năm tiếp theo. Đó là các nhóm giải pháp về: cơ sở hạ tầng kỹ thuật; cải thiện thủ tục hành chính và chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất; quy hoạch vùng nguyên liệu nông thủy sản xuất khẩu; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; ưu đãi về thuế và vốn vay; mở rộng thị trường xuất khẩu nông thủy sản.

6.2 KIẾN NGHỊ

Rõ ràng những thành tích về xuất khẩu của tỉnh Hậu Giang thời gian qua là rất ấn tƣợng. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của Hậu Giang vẫn còn một số tồn tại, cần sớm đƣợc giải quyết. Đó là quy mô xuất khẩu còn nhỏ, phát triển xuất khẩu vẫn chủ yếu theo chiều rộng, chất lƣợng tăng trƣởng thấp, chi phí xuất khẩu cao. Hoạt động xuất khẩu phản ứng chậm so với các biến động của thị trƣờng thế giới, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu còn ít, chủ yếu là gạo, tôm và cá tra. Sự phát triển thị trƣờng ngoài nƣớc chủ yếu theo chiều rộng, chƣa hƣớng mạnh vào phát triển theo chiều sâu, còn thiếu thông tin về các thị trƣờng mà tỉnh xuất nhập khẩu sản phẩm vào đó.

Đề tài tuy đã xác định đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu của tỉnh Hậu Giang nhƣng chƣa định lƣợng đƣợc mức độ tác động của các nhân tố này đối với hoạt động xuất khẩu của tỉnh. Do đó, cần có thêm các nghiên cứu định lƣợng cụ thể hơn để xác định chính xác và có tính lƣợng hóa mức độ tác động của các nhân tố đến hoạt động xuất khẩu của tỉnh.

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Hậu Giang trong những năm tiếp theo, thì các cơ quan chức năng của tỉnh cần chủ động cung cấp thông tin cho các công ty xuất khẩu trong tỉnh về thị trƣờng của các nƣớc nhập khẩu nhƣ giá cả, quy mô thị trƣờng, hành vi tiêu dùng của khách hàng, các yêu cầu về chất lƣợng sản phẩm xuất khẩu, các chính sách về thuế ở các nƣớc nhập khẩu.

Chính quyền tỉnh Hậu Giang cần tiếp tục thực hiện và xây dựng thêm các chính sách ƣu đãi cho các công ty xuất khẩu thủy sản đang hoạt động tại tỉnh Hậu Giang về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đất, xúc tiến thƣơng mại.

Các công ty xuất khẩu nên ký kết hợp đồng (có bảo lãnh từ chính quyền địa phƣơng hoặc từ các ngân hàng) để bao tiêu sản phẩm đối với một số mặt hàng đòi hỏi tiêu chuẩn và chất lƣợng cao từ thị trƣờng bên ngoài nhƣ trái cây, gạo, tôm, cá tra và một nông sản khác để tạo lòng tin cho nông dân, làm họ yên tâm sản xuất, từ đó tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho các công ty xuất khẩu.

Các công ty xuất khẩu cần phải chủ động liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nƣớc ngoài để giảm chi phí về mở rộng thị trƣờng, qua đó gia tăng sản lƣợng sản phẩm xuất khẩu và giá trị xuất khẩu cho công ty.

Các công ty xuất khẩu cần chủ động hợp tác chẽ hơn với các trƣờng đại học và các trung tâm đào tạo nghề trong khu vực ĐBSCL, nhất là trƣờng Đại học Cần Thơ để tạo điều kiện nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho công ty.

Các công ty xuất khẩu cũng cần đào tạo đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực xúc tiến thƣơng mại và xuất khẩu. Đội ngũ này cần có trình độ cao về kinh doanh quốc tế, marketing quốc tế và xúc tiến xuất khẩu để hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động xuất khẩu của công ty.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Tƣ Pháp, 2005. Luật thương mại. Hà Nội: Tƣ Pháp.

2. Bùi Xuân Lƣu, 2002. Kinh tế ngoại thương. Trƣờng Đại Học Ngoại Thƣơng. 3. Cục thống kê tỉnh Hậu Giang, 2013. Niên giám thống kê Hậu Giang năm 2013.

Hà Nội: Thống Kê

4. Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thị Thúy Hồng, 2009. Giáo trình kinh tế quốc tế. 2. Hà Nội: Giáo Dục Việt Nam.

5. Hà Thị Ngọc Oanh, 2006. Kinh tế đối ngoại - những lý thuyết và vận dụng tại Việt Nam. Hà Nội: Lao Động - Xã Hội.

6. Ngô Kim Thanh và Lê Văn Tâm, 2009. Giáo trình quản trị chiến lược. Hà Nội: Đại học Kinh tế Quốc dân.

7. Nguyễn Hữu Khải và cộng sự, 2007. Đánh giá thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2005 - 2015. Đề tài NCKH cấp Bộ. Bộ Thƣơng Mại - Trƣờng Đại học ngoại thƣơng.

8. Phan Thị Ngọc Khuyên, 2010. Giáo trình kinh tế đối ngoại. Trƣờng Đại Học Cần Thơ.

9. Quan Minh Nhật và cộng sự, 2013. Giáo trình nghiệp vụ ngoại thương. Trƣờng Đại Học Cần Thơ.

10. Võ Tòng Xuân, 2014. Tự chủ phát triển nông nghiệp trong mối quan hệ với Trung Quốc. Tạp chí Kinh tế và Dự báo. Số 16, trang 12 - 15.

Tài liệu Tiếng Anh

1. Mordechai E.Kreinin, 2006. International Economics – Apolicy approach.

Mason: Thomson South-Western.

Website

1. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter. Tài chính doanh nghiệp.info.

[online] http://www.taichinhdoanhnghiep.info/2014/03/mo-hinh-5-ap-luc-canh- tranh-cua-michael_20.html. [Ngày truy cập: 17 tháng 10 năm 2014].

2. Cao Oanh, 2014. Điểm sáng giáo dục và đào tạo. Báo điện tử Hậu Giang,

[online]

<http://www.baohaugiang.com.vn/newsdetails/1D3FE180F02/Diem_sang_giao _duc_va_dao_tao.aspx>. [Ngày truy cập: 08 tháng 01 năm 2014].

3. Nguyễn Gia, 2014. Đột phá hạ tầng kinh tế - xã hội. Báo điện tử Hậu Giang,

[online]

<http://www.baohaugiang.com.vn/newsdetails/1D3FE180F16/Dot_pha_ha_tan g_kinh_te_xa_hoi.aspx>. [Ngày truy cập: 08 tháng 11 năm 2014].

4. Phùng Dũng, 2013. Tạo “thế và lực” cho hàng nông sản Hậu Giang. Báo Nhân dân. [online] <http://www.nhandan.com.vn/kinhte/chuyen-lam- an/item/21286302-t%E1%BA%A1o-th%E1%BA%BF-v%C3%A0-

l%E1%BB%B1c-cho-h%C3%A0ng-n%C3%B4ng-s%E1%BA%A3n- h%E1%BA%ADu-giang.html>. [Ngày truy cập: 25 tháng 9 năm 2013].

5. T.Thúy - K.Điều, 2014. Điểm nhấn của công nghiệp. Báo điện tử Hậu Giang, [online]

<http://www.baohaugiang.com.vn/newsdetails/1D3FE180F07/Diem_nhan_cua _cong_nghiep.aspx>. [Ngày truy cập: 08 tháng 11 năm 2014].

6. Vm - Ut, 2011. Tổng quan về Hậu Giang. Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, [online]

<http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=28340674 &cn_id=479935> . [Ngày truy cập: 29 tháng 9 năm 2011].

7. X. Toàn, 2013. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tƣ. Báo điện tử Hậu

Giang, [online]

<http://www.baohaugiang.com.vn/newsdetails/1D3FE180C4D/Tao_dieu_kien_ thuan_loi_nhat_cho_nha_dau_tu.aspx>. [Ngày truy cập: 06 tháng 12 năm 2013].

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu của tỉnh hậu giang giai đoạn 2011 đến 2013 (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)