Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Hậu Giang vào thị trƣờng Châu Mỹ giai đoạn

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu của tỉnh hậu giang giai đoạn 2011 đến 2013 (Trang 49 - 51)

cấu xuất khẩu hàng nông sản. KNXK có giá trị 0,2 triệu USD năm 2011 tăng lên thành 26,37 triệu USD năm 2012, và giảm xuống còn 11,67 triệu USD năm 2013. Nguyên nhân là do năm 2012, ngoài các mặt hàng nhƣ bột mì, thức ăn gia súc, trái cây, ... đƣợc xuất khẩu thì còn có thêm sự tăng đột biến ở KNXK của mặt hàng gạo vào thị trƣờng Trung Quốc theo đƣờng tiểu ngạch, làm cho KNXK hàng nông sản tăng lên. Đến năm 2013 mặt hàng gạo hầu nhƣ không xuất khẩu đƣợc vào thị trƣờng này do Trung Quốc cấm xuất khẩu gạo bằng đƣờng tiểu ngạch nên KNXK hàng nông sản giảm mạnh.

Tuy nhiên, khi lựa chọn Trung Quốc làm thị trƣờng để phát triển xuất khẩu, các doanh nghiệp trong tỉnh cần lƣu ý một số vấn đề sau: Theo Võ Tòng Xuân (2014) thì để có hàng nông sản xuất khẩu (nhất là gạo) vào thị trƣờng Trung Quốc, Việt Nam phải nhập gần nhƣ 100% thuốc và nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, trong đó khoảng 90% nhập từ Trung Quốc. Cùng với đó là sản phẩm xuất khẩu cho Trung Quốc chủ yếu là ở dạng thô, ít qua chế biến sâu và cao cấp nên giá trị không cao: gạo, khoai mì, khoai lang, đọt khoai lang, dƣa hấu, thanh long... Cho nên, dù KNXK vào thị trƣờng này có cao nhƣng tính phụ thuộc kinh tế đã làm cho cán cân ngoại thƣơng giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn hƣớng xuất siêu về phía Trung Quốc, và vì lệ thuộc nhiều nên hàng nông sản Việt Nam nói chung và của tỉnh Hậu Giang nói riêng cứ lặp đi lặp lại điệp khúc “đƣợc mùa - mất giá” trong nhiều năm qua.Bên cạnh đó, các DNXK thƣờng bán sản phẩm cho bạn hàng Trung Quốc với giá rẻ theo đƣờng tiểu ngạch để có thể lách thuế, ăn gian trọng tải, ép giá nông dân, làm thiệt hại cho nông dân và thất thu ngân sách nhà nƣớc.

4.3.2 Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Hậu Giang vào thị trƣờng Châu Mỹ giai đoạn 2011-2013 giai đoạn 2011-2013

Hiện nay Việt Nam phát triển quan hệ thƣơng mại với khu vực này không chỉ có lợi về kinh tế mà còn vì lợi ích chiến lƣợc lâu dài về chính trị. Thông qua tăng cƣờng hợp tác, ký kết các hiệp định trong khuôn khổ đối tác thƣơng mại xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP), hiệp định thƣơng mại tự do (FTA), diễn đàn Ðông Á - Mỹ la- tinh (FEALAC) và các thỏa thuận song phƣơng về kinh tế, thƣơng mại và đầu tƣ, thuế quan...đã làm tăng khả năng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trƣờng này

Mặt hàng tiềm năng của Việt Nam xuất khẩu vào thị trƣờng Châu Mỹ đều là những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh nhƣ gạo, giày dép, dệt may, thủy sản. Châu Mỹ là thị trƣờng xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu của Hậu Giang giai đoạn 2011-2013 (sau Châu Á). Trong đó, Hoa Kỳ và Ca-na-da là 2 thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh ở Châu Mỹ. Mặt hàng xuất khẩu chính là thủy sản và một phần nhỏ hàng nông sản, còn nhóm mặt hàng CNN-TTCN hoàn toàn không xuất khẩu vào đƣợc thị trƣờng Châu Mỹ.

Kim ngạch xuất khẩu của Hậu Giang (2011-2013) vào thị trƣờng Châu Mỹ có nhiều biến động. Điều đó chứng tỏ Châu Mỹ là thị trƣờng đầy tiềm năng và cũng tồn tại nhiều thách thức cho các DNXK trong tỉnh Hậu Giang đƣợc thể hiện ở Bảng 4.4 sau đây:

Bảng 4.4 Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Hậu Giang 2011-2013 vào Châu Mỹ

Quốc gia Hàng thủy sản (1.000 USD) Hàng nông sản (1.000 USD) Hàng CNN-TTCN (1.000 USD) 2011 2012 2013 2011 2012 2013 2011 2012 2013 Mỹ 28.001 13.076 73.217 351 71 - - - - Ca-na-da 5.629 7.405 10.233 - - - - Mê-hi-cô 541 53 1.981 - - - - Cô-lôm-bi-a 790 59 648 - - - - Côt-xta-ri-ca - - 399 - - - - Chi lê 778 545 170 - - - - Pê-ru - - 146 - - - - Ac-hen-ti-na - - - - - - - Cộng hòa Đô-mi-ni-ca 45 - - - - - - - - Ê-cu-a-đo 73 - - - - - - En-xan-va-đô - - - - - - - Tổng cộng 35.857 21.138 86.794 351 71 0 0 0 0

Bảng 4.4 cho thấy đối với thị trƣờng Châu Mỹ thì Mỹ là thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất của tỉnh Hậu Giang về nhóm hàng thủy sản (giai đoạn 2011-2013), đứng thứ 2 là Ca-na-đa.

- Thị trƣờng Mỹ: Hoa kỳ là thị trƣờng khổng lồ, đa dạng và có nhu cầu lớn đối với nhiều loại hàng hóa, GDP trên đầu ngƣời cao và đặc biệt ngƣời dân ở Hoa Kỳ có thói quen mua sắm, dịch vụ tài chính phát triển. Năm 2011, xuất khẩu thủy sản của tỉnh vào Mỹ đạt 28,001 triệu USD (chiếm 78,09% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản vào thị trƣờng Châu Mỹ); năm 2012 là 13,076 triệu USD (chiếm 61,86%) và năm 2013 là 73,217 triệu USD (chiếm 84,36%). Nguyên nhân của sự sụt giảm KNXK năm 2012 vào thị trƣờng Mỹ là do năm này ngành thủy sản Việt Nam đối mặt với nhiều vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ giá, hàng rào kỹ thuật và an toàn thực phẩm từ chính phủ Mỹ và chính quyền các bang nhƣ Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm (loại rào cản SPS, TBT), Luật trang trại (loại rào cản SPS), điều tra chống bán phá giá cá tra và điều tra chống bán phá giá có nguy cơ lập lại. Bên cạnh đó, còn phải tuân thủ khá ngặt nghèo các quy định của Cơ quan Quản lý an toàn thực phẩm và dƣợc phẩm Mỹ (FDA). Tuy nhiên, từ đầu năm 2013, Việt Nam thắng lợi trong cả 2 vụ kiện tôm tại thị trƣờng Hoa Kỳ là kiện chống bán phá giá và kiện chống trợ cấp, mở ra cơ hội lớn cho DNXK mặt hàng tôm sang thị trƣờng này, làm KNXK tăng ấn tƣợng và hứa hẹn tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.

- Thị trƣờng Ca-na-đa: là quốc gia có nền kinh tế thị trƣờng tự do tƣơng đối giống Hoa Kỳ, xếp trên cả Hoa Kỳ về chỉ số tự do kinh tế. Giá trị xuất khẩu thủy sản của tỉnh Hậu Giang vào thị trƣờng này trong năm 2011 là 5,629 triệu USD (chiếm 15,7%), năm 2012 là 7,405 triệu USD (chiếm 35,03%), và năm 2013 là 10,233 triệu USD (chiếm 11,79%).

Cơ cấu về giá trị KNXK của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011-2013 ở thị trƣờng Châu Mỹ đƣợc thể hiện ở Hình 4.6 sau đây:

35.857 351 21.138 71 86.794 0 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2011 2012 2013 Thủy sản Nông sản

Hình 4.6 Cơ cấu xuất khẩu của tỉnh Hậu Giang (2011-2013) sang Châu Mỹ Hình 4.6 cho thấy, ở thị trƣờng Châu Mỹ thì thủy sản là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh. Giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2011 là 35,857 triệu USD (chiếm 99,03% tổng giá trị xuất khẩu sang châu Mỹ năm 2011), năm 2012 là 21,138 triệu USD (chiếm 99,67%), và năm 2013 là 86,794 triệu USD (chiếm 100%).

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu của tỉnh hậu giang giai đoạn 2011 đến 2013 (Trang 49 - 51)