Phƣơng pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu của tỉnh hậu giang giai đoạn 2011 đến 2013 (Trang 25)

2.2.3.1Phương pháp thống kê mô tả.

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập đƣợc qua các cách thức khác nhau, chẳng hạn nhƣ:

+ Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu;

+ Biểu diễn số liệu thành các bảng số liệu tóm tắc về dữ liệu.

2.2.3.2Phương pháp so sánh:

Phƣơng pháp này đƣợc dùng để xác định xu hƣớng, mức độ biến động của chỉ tiêu bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc. Có hai cách so sánh:

+ So sánh số tuyệt đối: thể hiện bằng số tuyệt đối cụ thể nói lên quy mô phát triển về lƣợng của các chỉ tiêu kinh tế. Nó là hiệu số giữa chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu gốc của chỉ tiêu kỳ phân tích.

+ So sánh số tƣơng đối: đƣợc thể hiện bằng số tƣơng đối (số lần, số phần trăm, số phần ngàn...) biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của các chỉ tiêu kinh tế. Nó đƣợc tính bằng cách lấy hiệu số của chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc đem chia cho chỉ tiêu kỳ gốc.

2.2.3.3 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Theo Michael Porter thì cƣờng độ cạnh tranh trên thị trƣờng trong một ngành bất kỳ nào đó chịu tác động của 5 lực lƣợng cạnh tranh là đối thủ cạnh tranh hiện tại; đối thủ tiềm ẩn; khách hàng; nhà cung ứng; sản phẩm thay thế.

TỔ CHỨC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH ĐỐI THỦ MỚI TIỀM ẨN KHÁCH HÀNG NHÀ CUNG ỨNG SẢN PHẨM THAY THẾ

- Đối thủ cạnh tranh hiện tại (mức độ cạnh tranh trong ngành) thể hiện ở: rào cản gia nhập ngành; mức độ tập trung của ngành; mức độ tăng trƣởng của ngành; chi phí chuyển đổi; tính đa dạng của các đối thủ cạnh tranh; tình trạng dƣ thừa công suất; chi phí cố định/giá trị gia tăng; sự khác biệt giữa các sản phẩm; và nhận diện thƣơng hiệu sản phẩm.

- Đối thủ tiềm ẩn (rào cản gia nhập) thể hiện ở: các lợi thế chi phí tuyệt đối; chi phí chuyển đổi; tính kinh tế theo quy mô; khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào; khả năng tiếp cận với kênh phân phối; chính sách của chính phủ; các yêu cầu về vốn; bí quyết kinh doanh, bản quyền sáng chế; tính đặc trƣng của thƣơng hiệu; sản phẩm độc quyền; và khả năng bị trả đũa.

- Khách hàng (khả năng ép giá của ngƣời mua) thể hiện ở: vị thế mặc cả; mức độ tập trung của khách hàng trong ngành; động cơ của khách hàng; thông tin mà ngƣời mua có đƣợc; số lƣợng mua; tính nhạy cảm đối với giá; mức độ sẵn có của hàng hóa thay thế; sự khác biệt hóa sản phẩm; tính đặc trƣng của nhãn hiệu hàng hóa; và nguy cơ bị thâu tóm ngƣợc.

- Nhà cung ứng (khả năng ép giá của nhà cung cấp) thể hiện ở: mức độ tập trung của nhà cung cấp; sự khác biệt của nhà cung cấp; tầm quan trọng của số lƣợng sản phẩm đối với nhà cung cấp; chi phí chuyển đổi nhà cung cấp; sự hiện diện của nhà cung cấp thay thế; nguy cơ hợp nhất nhà cung cấp; chi phí cung ứng so với tổng chi phí của ngành; và ảnh hƣởng của các yếu tố đầu vào đối với chi phí hoặc sự khác biệt hóa sản phẩm.

- Sản phẩm thay thế (sự đe dọa của các sản phẩm/dịch vụ thay thế) thể hiện ở: chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm/dịch vụ; xu hƣớng sử dụng sản phẩm/dịch vụ thay thế của khách hàng; và tƣơng quan giữa giá cả và chất lƣợng của các mặt hàng thay thế.

CHƢƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ TỈNH HẬU GIANG VÀ CỤC THỐNG KÊ TỈNH HẬU GIANG 3.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH HẬU GIANG

Tỉnh Hậu Giang đƣợc thành lập vào ngày 01/01/2004 trên cơ sở chia tách từ tỉnh Cần Thơ cũ theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khoá XI nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hiện toàn tỉnh có 7 đơn vị hành chính bao gồm: 1 thành phố Vị Thanh, 1 thị xã Ngã Bảy và 5 huyện là: Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp, Vị Thủy, Long Mỹ.

Tổng diện tích tự nhiên của Hậu Giang là 1.602km2

(chiếm 0,49% diện tích cả nƣớc và đứng thứ 11 về quy mô diện tích tự nhiên ở ĐBSCL), dân số trung bình năm 2013 là 777.844 ngƣời với mật độ 485 ngƣời/km2 (NGTK tỉnh Hậu Giang, 2013).

3.1.1 Ví trí địa lý và điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lí

Hậu Giang là một tỉnh ở ĐBSCL, cách thành phố Hồ Chí Minh 250km và cách Thành phố Cần Thơ 60km theo Quốc lộ 61 (và chỉ cách Thành phố Cần Thơ 40 km nếu đi theo đƣờng nối Vị Thanh-Cần Thơ), phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Đông Bắc giáp sông Hậu, và phía Bắc giáp Tp.Cần Thơ.

Địa bàn tỉnh Hậu Giang có nhiều tuyến giao thông thủy bộ quan trọng, nối liền với các tỉnh trong vùng. Đƣờng thủy thì có Sông Hậu, kênh Xà No, kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, kênh nàng Mau. Đƣờng bộ thì có Quốc lộ 1A, Quốc Lộ 61, Quốc Lộ 61B, đƣờng nối Vị Thanh-Cần Thơ.

Với vị trí địa lí và hệ thống giao thông thủy lợi thuận lợi nhƣ trên cho phép Hậu Giang mở rộng hoạt động kinh doanh xuất khẩu, thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài để xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp sản xuất - chế biến, thƣơng mại và dịch vụ.

3.1.1.2 Điều kiện tự nhiên

- Về khí hậu:

Hậu Giang là tỉnh nằm trong vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa. Chế độ nhiệt cao và biên độ nhiệt trong năm thấp. Theo Niên Giám thống kê tỉnh Hậu Giang 2013 thì nhiệt độ trung bình cả năm là 27,40C , nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 với khoảng 26,10

C cao nhất là vào tháng 4 khoảng 28,60C. Lƣợng mƣa trung bình năm tƣơng đối thấp (bình quân khoảng 1.224,6mm/năm), phân bổ sâu sắc theo mùa rõ rệt là mùa mƣa và mùa khô. Mùa mƣa kéo dài từ tháng 05 đến cuối tháng 11 với lƣợng mƣa chiếm 77,15% tổng lƣợng mƣa cả năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với lƣợng mƣa không đáng kể.

- Về tình trạng ngập lũ và thủy văn:

So với các tỉnh khác ở ĐBSCL, lũ ở Hậu Giang thƣờng đến muộn, rút chậm và cƣờng suất nhỏ hơn, khả năng tiêu thoát nƣớc lũ chậm, đặc biệt là phần diện tích phía Nam huyện Châu Thành A, Châu Thành, vùng Đồng Gò huyện Phụng Hiệp và hầu hết diện tích của huyện Long Mỹ. Thời gian ngập trên địa bàn tỉnh biến động từ 2 - 4 tháng, bắt đầu từ 15 - 30 tháng 07 và kết thúc khoảng 15 - 30 tháng 11, tùy theo từng khu vực (Vm-Ut, 2013).

Ngoài các thiệt hại gây cho sản xuất và đời sống, lũ còn có mặt lợi là góp phần bù đắp thêm phù sa, rửa phèn mặn và dƣ lƣợng của các loại thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân trồng lúa nƣớc.

Tuy nhiên, do Hậu Giang nằm ở cuối nguồn nên vào mùa mƣa, biên độ triều thấp, khoảng 0,5 m; vào mùa khô, biên độ thủy triều có thể lên tới vài mét. Ngoài ra, nƣớc mặn có thể theo sông Cái Lớn gây ra hiện tƣợng nhiễm mặn nặng tại khu vực Vị Thanh, Vị Thủy, Long Mỹ; khu vực ven các sông Nƣớc Trong, Cái Tƣ, Ngan Dừa, Cái Côn; thậm chí nƣớc mặn còn lấn vào cả kênh Quản Lộ (Vm-Ut, 2013).

Vì vậy ngƣời ta lợi dụng biên độ triều để xây dựng hệ thống tƣới tiêu tự chảy, bên cạnh đó Tỉnh có thể khắc phục đƣợc hiện tƣợng ngập mặn bằng hệ thống cống và đê ngăn mặn dọc theo sông Cái Lớn. Từ đó, nông dân còn có thể phát triển nuôi trồng thủy sản, mở rộng diện tích ao nuôi làm nền tảng cho sản xuất tăng về sản lƣợng, tạo nguồn cung dồi dào phát triển ngành thủy sản xuất khẩu.

- Hệ thống sông, rạch:

Trên địa bàn tỉnh có 4 hệ thống sông lớn gồm: sông Hậu (đoạn chảy qua địa bàn tỉnh dài 8km), sông Cái Lớn (đoạn chảy qua địa bàn tỉnh dài 57km), sông Cái Tƣ (đoạn chảy qua tỉnh dài 15km), và sông Nƣớc Trong (đoạn chảy qua tỉnh dài 16km). Cùng với hệ thống kênh rạch khá dày, mật độ kênh rạch trung bình 1,5 - 2km/km2, trong đó có khoảng 20 tuyến kênh rạch chính vừa làm nhiệm vụ cấp nƣớc, vừa làm nhiệm vụ tiêu nƣớc cho tỉnh (Vm-Ut, 2013).

Với tài nguyên này cho phép tỉnh phát triển ngành thủy sản xuất khẩu và phát triển thủy lợi, bên cạnh đó còn có thể kết hợp phát triển du lịch sinh thái.

- Về đất đai: Hậu Giang có quỹ đất cho nông nghiệp khá lớn, với 140.271 ha, chiếm 87,54% diện tích tự nhiên của tỉnh, và bình quân 1.803m2/ngƣời (Cục thống kê tỉnh Hậu Giang, 2013).

Bên cạnh đó, tỉnh còn có tài nguyên nƣớc mặt phong phú với hệ thống sông rạch chằng chịt nối liền nhau và đƣợc chi phối bởi hai nguồn nƣớc chính (sông Hậu và sông Cái Lớn) tạo phù sa nhiều màu mỡ, là nguồn cung cấp ổn định, có vai trò quan trọng về giao thông vận tải thủy; thủy lợi cung cấp nƣớc cho sản xuất, sinh hoạt, đời sống và cải tạo đất cho nông nghiệp.

Từ đó, có thể thấy nông nghiệp là một thế mạnh và có điều kiện phát triển ở hiện tại và cả tƣơng lai trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, điều này làm tiền đề cho xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp trong tỉnh phát triển bền vững.

3.1.2 Điều kiện kinh tế

Theo Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang 2013 thì tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) bình quân giai đoạn 2011-2013 đạt 18,49%. Bảng 3.1 cho thấy tổng giá trị GDP năm 2013 của tỉnh Hậu Giang là 21.223.665 triệu đồng, nhiều gấp 1,40 lần so với năm 2011 (15.116.379 triệu đồng).

Bảng 3.1 cũng cho thấy cơ cấu kinh tế của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011- đang chuyển biến theo hƣớng giảm dần tỷ trọng nông-lâm-thủy sản (khu vực I) và tăng dần tỷ trọng công nghiệp-xây dựng (khu vực II), và nhất là dịch vụ (khu vực III). Năm 2011, khu vực I chiếm 31,73% tổng giá trị GDP của tỉnh, con số này trong năm 2012 và 2013 lần lƣợt là 31,10% và 27,67%. Đối với khu vực II thì tỷ trọng của khu vực này trong tổng giá trị GDP của tỉnh qua các năm 2011-2012-2013 tƣơng ứng là 31,32%-32,18%-32,83%. Khu vực III là khu vực có sự gia tăng tỷ trọng nhiều nhất trong cơ cầu GDP của tỉnh giai đoạn 2011-2013. Năm 2011, khu vực II chiếm 36,95% GDP của tỉnh, năm 2012 chiếm 37,72% GDP và năm 2013 chiếm 39,50% GDP của tỉnh.

Bảng 3.1 Cơ cấu kinh tế tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011-2013

Khu vực kinh tế 2011 2012 2013 Giá trị (triệu đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (triệu đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (triệu đồng) Cơ cấu (%) Khu vực I (Nông, lâm, thủy sản) 4.797.001 31,73 5.504.701 30,10 5.873.215 27,67 Khu vực II (Công nghiệp và xây dựng) 4.733.733 31,32 5.885.103 32,18 6.967.981 32,83 Khu vực III (Dịch vụ) 5.585.663 36,95 6.898.043 37,72 8.382.469 39,50 Tổng 15.116.379 100 18.287.847 100 21.223.665 100

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang, 2013)

* Khu vực I (Nông, lâm, thủy sản): Hậu Giang là tỉnh thuần nông, có thế mạnh về trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. Về trồng trọt chủ yếu là cây lúa, mía, khóm và cây ăn quả.

- Diện tích trồng lúa năm 2013 là 212.121 ha, sản lƣợng lúa đạt 1.191.302 tấn/năm, năng suất bình quân đạt 56,16 tạ/ha (Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang 2013). Tỉnh đang nghiên cứu đƣa vào trồng các giống lúa mới và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm có năng suất, chất lƣợng nhằm phục vụ tiêu thụ nội địa và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

- Diện tích mía khoảng 13,951 ha, sản lƣợng 1.185.818 tấn/ năm (Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang 2013), đây là vùng nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy đƣờng ở Hậu Giang và khu vực ĐBSCL.

- Sản lƣợng nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt năm 2013 đạt 58.660 tấn (trong đó chủ yếu là sản lƣợng cá với 57.519 tấn), diện tích nuôi trồng khoảng 6.548 ha (NCTK tỉnh HG, 2013). Có thể thấy, nguồn thủy sản trong tỉnh đủ khả năng cung cấp cho tiêu thụ nội địa và cả phát triển xuất khẩu (các mặt hàng từ cá). Tuy nhiên, những doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng khác mặt hàng cá còn phải tìm kiếm nguyên liệu ở những vùng lân cận do sản lƣợng nuôi trồng trong tỉnh không thể đáp ứng cả về chất lẫn về lƣợng.

* Khu vực II (Công nghiệp và Xây dựng): Một số dự án lớn đã đƣợc triển khai tại tỉnh Hậu Giang nhƣ dự án Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Minh Phú Hậu Giang (1.450 tỷ đồng), Công ty Thủy sản Nam Sông Hậu, dự án cảng chuyên dùng, kho chứa xăng dầu, nhà máy sản xuất dầu nhờn, nhà máy khí hóa lỏng và nhà máy chế biến xăng sinh học do Công ty Cổ phần Thƣơng mại Dầu khí Nam Sông Hậu đầu tƣ dự án tổng kho với tổng dung tích 27.000m3. Đặc biệt, dự án Trung tâm sản xuất nƣớc giải khát và bao bì do Tập đoàn Tân Hiệp Phát đầu tƣ vừa đƣợc trao giấy chứng nhận đầu tƣ với tổng vốn khoảng 4.000 tỉ đồng (T.THÚY- K.ĐIỀU, 2014).

* Khu vực III (dịch vụ): chiếm tỷ trọng khá cao và tăng dần qua các năm, ngành thƣơng mại phát triển đa dạng, chất lƣợng phục vụ ngày càng đƣợc nâng lên. Mạng lƣới trung tâm thƣơng mại, siêu thị, chợ, nhất là các chợ đầu mối, chợ nông thôn đang đƣợc quy hoạch, tổ chức sắp xếp lại và đƣợc đầu tƣ để làm vai trò trung chuyển hàng hóa của một số chợ trung tâm.

Ngành du lịch có nhiều tiềm năng nhƣng còn non trẻ, chủ yếu là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lịch sử. Hậu Giang đƣợc biết đến với nhiều di tích lịch sử và địa danh đặc trƣng nhƣ: Căn cứ tỉnh ủy, Rừng Tràm Long Mỹ đƣợc hình thành từ hơn 200 năm, khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng với các loài thực vật ngập nƣớc theo mùa, Khu du lịch sinh thái Tây Đô với nhiều loài động vật quý hiếm nhƣ: khỉ, nai, voi, các loài chim và hệ cây ăn trái sinh thái đƣợc tuyển chọn. Đặc biệt, chợ nổi Phụng Hiệp - chợ nổi lớn nhất vùng ĐBSCL với việc mua bán nông sản tấp nập trên xuồng, ghe. Đây là những nhân tố quan trọng để phát triển ngành du lịch - dịch vụ tại tỉnh nhà (T.THÚY- K.ĐIỀU, 2014).

3.1.3 Dân số và lao động

a. Dân số

Theo Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang 2013 thì tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh là 10,94‰, mật độ dân số là 485 ngƣời/km2.

Bảng 3.2 cho thấy:

- Dân số tỉnh Hậu Giang năm 2013 là 777.844 ngƣời, - Nam là 391.145 ngƣời (chiếm 50,28%),

- Nữ là 386.699 ngƣời (chiếm 49,71%).

- Dân số ở thành thị là 187.460 ngƣời, chiếm 24,12% tổng số dân của tỉnh. - Dân số ở nông thôn là 590.204ngƣời, chiếm 75,88% tổng số dân của tỉnh. - Phụng Hiệp là huyện có đông dân số nhất tỉnh với 194.301 ngƣời, và Thị xã Ngã Bảy là địa phƣơng có dân số ít nhất tỉnh với 60.203 ngƣời.

Bảng 3.2 Dân số tỉnh Hậu Giang phân theo huyện, thịnăm 2013 ĐVT: người Tổng số dân Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn Nam Nữ Thành thị Nông thôn Thị xã Vị Thanh 74.804 37.668 37.136 44.551 30.253 Thị xã Ngã Bảy 60.203 29.861 30.342 33.118 27.085 Huyện Châu Thành A 104.375 52.850 51.525 38.577 65.798 Huyện Châu Thành 84.056 42.435 41.621 19.568 64.488 Huyện Phụng Hiệp 194.301 98.572 95.729 23.707 170.594 Huyện Vị Thủy 101.526 50.290 51.236 6.895 94.631 Huyện Long Mỹ 158.579 79.469 79.110 21.224 137.355 Tổng số 777.844 391.145 386.699 187.640 590.204

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang, 2013)

b. Lao động

Dân số trong độ tuổi lao động là 511.331 ngƣời (chiếm 65,74% trong tổng dân số). Dân số thƣờng sống tập trung tại các chợ, ven trục lộ giao thông, ven sông...để thuận tiện cho việc đi lại, trao đổi, mua bán.

Phân bố lao động trong các ngành kinh tế của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011- 2013 đƣợc thể hiện ở Bảng 3.3 dƣới đây:

Bảng 3.3 Lao động trong các ngành kinh tế tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011-2013

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu của tỉnh hậu giang giai đoạn 2011 đến 2013 (Trang 25)