Tình hình xuất khẩu của tỉnh Hậu Giang theo cơ cấu ngành hàng trong giai đoạn

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu của tỉnh hậu giang giai đoạn 2011 đến 2013 (Trang 56)

NGÀNH HÀNG TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2013

4.4.1 Giá trị và cơ cấu xuất khẩu theo cơ cấu ngành hàng

Hậu Giang là một tỉnh thuần nông, còn nghèo và ngành công nghiệp chƣa phát triển mạnh nên mặt hàng xuất khẩu của tỉnh chỉ thuộc nhóm hàng nông lâm, thủy sản và một phần rất ít những mặt hàng thuộc nhóm hàng CNN-TTCN, chƣa có mặt hàng xuất khẩu nào thuộc nhóm công nghiệp nặng và khoáng sản. Giá trị xuất khẩu của tỉnh Hậu Giang (giai đoạn 2011-2013) theo cơ cấu ngành hàng đƣợc thể hiện trong bảng 4.8 sau đây.

Bảng 4.8 Giá trị xuất khẩu của tỉnh Hậu Giang 2011-2013 theo ngành hàng

Châu lục Hàng thủy sản (1.000 USD) Hàng nông sản (1.000 USD) Hàng CNN-TTCN (1.000 USD) 2011 2012 2013 2011 2012 2013 2011 2012 2013 Châu Á 34.991 65.163 95.129 6.262 38.508 24.166 110 225 5.141 Châu Mỹ 35.857 21.138 86.794 351 71 - - - - Châu Âu 15.383 9.125 12.684 7.406 5.189 7.108 1.604 35 - Châu Phi 2.553 1.912 1.590 9.305 6.933 - - - - Châu Đại Dƣơng 846 1.847 8.961 - - - - - 1.250 Tổng cộng 89.630 99.185 205.158 23.324 50.701 31.274 1.714 260 6.391

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang, 2013)

Bảng 4.8 cho thấy thủy sản là nhóm mặt hàng thuộc ngành thủy sản có giá trị xuất khấu lớn nhất trong cơ cấu xuất khẩu của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011-2013. Giá trị thủy sản xuất khẩu của tỉnh năm 2011 là 89,63 triệu USD (chiếm 78,16% tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh trong năm 2011), năm 2012 là 99,185 triệu USD (chiếm 66,06%), và năm 2013 là 205,158 triệu USD (chiếm 84,49%).

Cơ cấu về giá trị xuất khẩu của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011-2013 theo ngành hàng đƣợc thể hiện trong hình 4.10 dƣới đây.

89.630 23324 1714 99185 50701 260 205158 31274 6391 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2011 2012 2013 Thủy sản Nông sản CNN-TTCN

4.4.2 Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2011- 2013 đoạn 2011- 2013

Tổng số công ty xuất khẩu hiện nay (2014) tại tỉnh Hậu Giang là 23 công ty, trong đó có 9 công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hàng thủy sản. Đây là những công ty xuất khẩu thủy sản hàng đầu của vùng ĐBSCL nói riêng và của Việt Nam nói chung. Bao gồm các công ty: Minh Phú, Cafatex, Long Phú, Việt Hải... Kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng thủy sản của tỉnh Hậu Giang luôn chiếm trên 90% trong tổng kim ngạch, kế đến là các sản phẩm thuộc nhóm hàng nông sản và các sản phẩm thuộc nhóm hàng CNN-TTCN.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011-2013 đƣợc thể hiện trong Bảng 4.9 dƣới đây

Bảng 4.8 Các mặt hàng xuất khẩu chínhcủa tỉnh Hậu Giang 2011-2013

Nhóm hàng Kim ngạch xuất khẩu

(triệu USD) Chênh lệch (triệu USD) Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012- 2011 2013- 2012 Nhóm hàng thủy sản 89,63 99,19 205,16 9,56 105,97 Tôm 58,42 76,32 177,41 17,9 101,09 29,68 21,55 26,44 -8,13 4,89 Hải sản khác 1,53 1,32 1,30 -0,21 -0,02 Nhóm hàng nông sản 23,32 50,70 31,27 27,38 -19,43 Gạo 9,66 32,61 0,68 22,95 -31,93 Nấm 7,41 4,58 6,56 -2,83 1,98 Nông sản khác 6,25 13,51 24,03 7,26 10,52 Nhóm hàng CNN-TTCN 1,71 0,26 6,39 -1,45 6,13 Tổng cộng 114,66 150,15 242,82 35,49 92,67

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang, 2013)

* Mặt hàng thủy sản:

Tỉnh Hậu Giang có tiềm năng phát triển nuôi thủy sản nƣớc ngọt hiện tại cũng nhƣ về lâu dài. Theo Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang (2013) toàn tỉnh có 6.548 ha diện tích mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản với sản lƣợng 61.563 tấn, là mặt hàng đóng góp giá trị cao nhất trong kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng của mặt hàng này cũng có nhiều biến động (Bảng 4.9).

Nguyên nhân là do các DNXK liên tục tìm kiếm nhiều thị trƣờng xuất khẩu mới, bù đắp lại những đơn hàng bị mất, cùng với đó là sự yêu chuộng mặt hàng này trên thị trƣờng thế giới nên quá trình tiêu thụ dễ dàng hơn dù phải đối mặt với những khó khăn năm 2012: tình hình sản xuất và xuất khẩu thủy sản hiện đang gặp nhiều khó khăn do tuân thủ các quy định về xuất khẩu, rào cản kỹ thuật, ảnh hƣởng suy giảm kinh tế thị trƣờng xuất khẩu bên ngoài, nguồn nguyên liệu trong nƣớc

thiếu hụt do thời tiết diễn biến phức tạp, làm ảnh hƣởng đến nguồn nguyên liệu... Mặt hàng cá và các mặt hàng khác thuộc nhóm hàng thủy sản nhìn chung bị ảnh hƣởng từ khó khăn nên kim ngạch giảm, năm 2013 KNXK mặt hàng cá của các DN tỉnh Hậu Giang đã có chiều hƣớng phục hồi. Đầu năm 2013, các vụ kiện đối với hàng thủy sản Việt Nam đã kết thúc, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cũng nhƣ của Hậu Giang không phải đóng thuế bán phá giá vào thị trƣờng Hoa Kỳ, tôm Việt Nam đƣợc nhập vào thị trƣờng này với thuế suất 0%, KNXK thủy sản năm 2013 tăng đột biến chủ yếu là do xuất khẩu tôm vào thị trƣơng Hoa Kỳ tăng mạnh.

Trong quá trình tiêu thụ ngành thủy sản Việt Nam đang đối mặt với những rào cản phi thuế quan tại 49 quốc gia và khu vực. Những rào cản phi thuế quan mới xuất hiện trong năm 2014 có thể kể đến nhƣ: Thị trƣờng EU có hệ thống kiểm tra chứng nhận thủy sản khai thác tự nhiên có khai báo, có kiểm soát (loại rào cản TBT); Hoa Kỳ: Luật hiện đại hóa thực phẩm (loại rào cản SPS, TBT), Luật trang trại (loại rào cản SPS), điều tra chống bán phá giá cá tra có nguy cơ lặp lại... Những rào cản này đã và đang gây ra rất nhiều khó khăn và thiệt hại về kinh tế cho các DN xuất khẩu nói riêng và ngành thủy sản nói chung. Bên cạnh các thị trƣờng lớn, thủy sản Việt Nam cũng đang bị áp lực thuế chống bán phá giá từ các thị trƣờng lân cận nhƣ Indonesia và Malaysia. Đó là những khó khăn mà các doanh nghiệp XK thủy sản Việt Nam nói chung và của các DNXK thủy sản tỉnh Hậu Giang nói riêng phải đối mặt. Hiện tại, hai thị trƣờng khó tính Hoa kỳ và Nhật Bản là thị trƣờng nhập khẩu hàng thủy sản chủ yếu của tỉnh Hậu Giang, chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu thị trƣờng, do đó việc tích cực đa dạng hóa thị trƣờng xuất khẩu cho các doanh nghiệp và tổ chức xuất khẩu thủy sản của tỉnh Hậu Giang là hết sức cần thiết và cấp bách, tránh tình trạng rơi vào thế bị động trong vấn đề xuất khẩu, ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tổ chức.

Chiến lƣợc của tỉnh Hậu Giang : Nhằm phát triển ngành thủy sản của tỉnh một cách bền vững, Hậu Giang đã có qui hoạch tổng thể cho ngành này đến năm 2020. Theo đó, ngành sẽ phát triển nuôi thủy sản theo 3 loại hình: nuôi chuyên, nuôi kết hợp và nuôi lồng, vèo; xác định cá tra là đối tƣợng nuôi chủ lực, nuôi với hình thức thâm canh, tập trung ven các sông lớn thuộc huyện Châu Thành, Thị xã ngã bảy, huyện Phụng Hiệp. Đến năm 2015 và 2020, ngành thủy sản tỉnh Hậu Giang phấn đấu đạt đƣợc từ 16 nghìn ha đến 20 nghìn ha nuôi trồng các loại thủy sản, tƣơng ứng với tốc độ tăng trƣởng bình quân về diện tích của giai đoạn 2011 - 2015 là 7,8%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 là 4,6%/năm; ổn định lƣợng ghe thuyền khoảng 500 chiếc. Cùng với đó, sản lƣợng thủy sản đến năm 2015 phấn đấu đạt trên 165 nghìn tấn. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào năm 2015, ƣớc tính sẽ đạt 200 triệu USD và đạt 275 triệu USD năm 2020, từ đó sẽ kéo theo hàng chục nghìn lao động có việc làm và thu nhập ổn định.

Để hoạt động khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Hậu Giang sẽ cơ cấu lại các nghề khai thác hợp lý nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả khai thác, chuyển dịch khai thác sang hình thức nuôi trồng sinh thái. Cụ thể, tỉnh tăng cƣờng công tác bảo vệ và tái tạo nguồn lợi, nghiêm cấm những ngành nghề gây xâm hại nguồn lợi. Các ngành chức năng thƣờng xuyên tổ chức tƣ vấn, hỗ ngƣời nuôi nâng cao chất lƣợng sản phẩm thủy sản khai thác, cung cấp thông tin, giá cả, thị trƣờng, giảm bớt các khâu trung gian khi bán sản phẩm. Cùng với đó, nghiên cứu ứng dụng

các tiến bộ khoa học công nghệ trong khai thác nhằm nâng cao hiệu quả và bảo vệ tốt nguồn lợi; tập huấn ngắn hạn, tham quan mô hình và tiếp xúc trực tiếp với ngƣời dân. Xác định khâu chế biến và tiêu thụ thủy sản là một trong những khâu quan trọng của ngành nuôi trồng thủy sản nên tỉnh đã có những chiến lƣợc cho phát triển dài lâu, đó là nâng cấp các cơ sở hiện có, từng bƣớc gia tăng công suất chế biến cân đối với khả năng đáp ứng của nguồn nguyên liệu; chuyển đổi cơ cấu mặt hàng từ thô sang tinh, nâng cao chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản chế biến đáp ứng ngày càng cao của thị trƣờng; đẩy mạnh công tác xúc tiến thƣơng mại, chú trọng xây dựng thƣơng hiệu và phát triển thị trƣờng cho các sản phẩm chủ lực nhƣ cá tra, cá thác lác. Mặt khác, ngành thủy sản tăng cƣờng công tác quản lý, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất nguyên liệu với chế biến, tiêu thụ nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tỉnh đang xây dựng thƣơng hiệu “Cá thát lác” giống và thịt để quảng bá đặc sản này của địa phƣơng. Từ nhiều năm qua, Nhà nƣớc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi thủy sản cho các dự án ở huyện Châu Thành, Phụng Hiệp, Vị Thủy, TX.Vị Thanh với diện tích lên đến hàng ngàn héc-ta. Ngƣời dân từng bƣớc chuyển dần từ nuôi quảng canh sang thâm canh, bán thâm canh, nên sản lƣợng thủy sản ngày càng tăng.

* Hàng nông sản: Hậu Giang là tỉnh thuần nông, có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên nhƣ thổ nhƣỡng, nguồn nƣớc, khí hậu... thích hợp cho phát triển đa dạng chủng loại nông sản nhiệt đới và bƣớc đầu đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung, với nhiều loại nông sản có phẩm chất ngon, mang tính đặc sản của tỉnh. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nhóm hàng này là gạo, nấm và phế thải từ nông nghiệp làm thức ăn gia súc, trong đó nấm là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu ổn định và tăng dần qua các năm không có biến động. Các doanh nghiệp lớn xuất khẩu nông sản nhƣ Phú Thịnh, Thanh Khôi, Lƣơng thực Hậu Giang... Tuy nhiên, sự phát triển còn thiếu tính ổn định, vì các doanh nghiệp trong tỉnh chƣa chủ động đƣợc thị trƣờng xuất khẩu, bị động trong đầu ra nên ngƣời dân luôn gặp khó khăn với điệp khúc đƣợc mùa mất giá. Giai đoạn 2011 - 2013, tỉ trọng hàng nông sản xuất khẩu trong tổng KNXK của tỉnh không nhƣ hàng thủy sản mà có biên độ dao động mạnh, cụ thể nhƣ sau:

+ Giai đoạn 2011 - 2012: kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh Hậu Giang tăng lên, tốc độ tăng trung bình đạt 117,41%, từ 23,32 triệu USD năm 2011 thành 50,70 triệu USD năm 2012. Do giai đoạn này thị trƣờng xuất khẩu gạo của Việt Nam sôi động, có nhiều đơn đặt hàng, Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu gạo số 1 trên thế giới, vì thế các DNXK gạo trong tỉnh cũng dễ dàng tìm đƣợc đơn hàng và nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Một lí do khác là hiệu quả của chƣơng trình quảng bá hạt gạo Việt Nam và tỉnh Hậu Giang ở Festival lúa gạo vào cuối năm 2009, khẳng định thế mạnh về cây lúa của Hậu Giang nên liên tục nhận đƣợc đơn hàng, thị trƣờng xuất khẩu ổn định. Thành công tận dụng cơ hội đồng thời nâng cao quy mô và sản lƣợng của mặt hàng gạo xuất khẩu.

+ Giai đoạn 2012 - 2013: kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh giảm mạnh, giảm khoảng 38,32% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do sự sụt giảm về sản lƣợng gạo sang thị trƣờng Trung Quốc, một phần còn do sự hồi phục lại của thị trƣờng xuất khẩu gạo Thái Lan, gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong tỉnh trong việc tìm kiếm đơn hàng và cạnh tranh xuất khẩu.

Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu hàng nông sản tỉnh Hậu Giang vẫn có sự tập trung vào một vài thị trƣờng chính. Cụ thể: năm 2013, cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu sang thị trƣờng Trung Quốc là 37,67% và thị trƣờng Đài Loan là 22,10% . Nhƣ đã phân tích ở trên, Trung Quốc là một thị trƣờng đầy tiềm năng trong việc xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh trong những năm tiếp theo, tuy nhiên, các doanh nghiệp và tổ chức xuất khẩu trong tỉnh cần tìm hiểu nhu cầu và xu hƣớng tiêu dùng hàng nông sản của các quốc gia này khi tham gia hoạt động xuất khẩu, nhằm hạn chế thiệt hại nhƣ vụ xuất khẩu vải thiều hay thanh long trong thời gian gần đây.

Đối với tiềm năng sản xuất hàng nông sản, Hậu Giang có diện tích gieo trồng lúa hằng năm hơn 200.000 ha, sản lƣợng ổn định từ 1,1 đến 1,2 triệu tấn/năm. Diện tích cây ăn trái của tỉnh đạt hơn 26 nghìn ha, sản lƣợng đạt hơn 202.840 tấn. Nhiều loại nông sản nhƣ: bƣởi năm roi Phú Thành, bƣởi hồ lô Phú Hữu, cam sành Ngã Bảy, khóm (dứa) cầu Ðúc, ... rất nổi tiếng, đƣợc nhiều nơi biết đến. Một số loại cây ăn trái nhƣ chanh không hạt, bƣởi năm roi, khóm cầu Ðúc... bƣớc đầu đƣợc đầu tƣ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Hiện tỉnh đã có sáu loại nông sản đƣợc công nhận nhãn hiệu hàng hóa. Mặc dù có nhiều tiềm năng và lợi thế so sánh trong vùng ÐBSCL, nhƣng từ khi có chỉ dẫn địa lý thì các loại nông sản này gần nhƣ dậm chân tại chỗ, quy mô sản xuất ngày càng thu hẹp lại, vì đầu ra, giá cả còn bấp bênh. Diện tích trồng bƣởi năm roi Phú Thành từ 3.000 ha năm 2010 đến nay giảm xuống chỉ còn 1.600 ha; cây khóm giảm từ 2.500 ha xuống còn 1.680 ha. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang Nguyễn Văn Ðồng nhìn nhận: Thời gian qua, việc phát triển nông sản của tỉnh còn nhiều hạn chế, chƣa phát huy hết tiềm năng, lợi thế so sánh, đó là: sản xuất nhỏ lẻ, chƣa theo quy hoạch và định hƣớng thị trƣờng; cơ sở hạ tầng vùng chuyên canh, tập trung chƣa đáp ứng phục vụ sản xuất; việc áp dụng các quy trình kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế; mối liên kết bốn nhà chƣa chặt chẽ; đầu tƣ phát triển nhãn hiệu nông sản cũng chƣa đƣợc đẩy mạnh...(Phùng Dũng, 2013).

Tỉnh cũng vừa thông qua Chƣơng trình Phát triển nông sản chủ lực tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2013 - 2015, định hƣớng đến năm 2020. Chƣơng trình này nhằm xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung nông sản chủ lực theo hƣớng thâm canh, nâng cao năng suất, chất lƣợng, phát triển thƣơng hiệu, kênh tiêu thụ để nâng cao khả năng cạnh tranh, thúc đẩy tăng hiệu quả sản xuất, tăng giá trị trên đơn vị diện tích, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn.

Theo đó, Hậu Giang đã xác định mƣời nông sản chủ lực của tỉnh gồm: lúa, mía, cam sành, bƣởi, chanh không hạt, khóm, xoài cát, quýt đƣờng, cá thát lát, cá rô đồng đƣa vào chƣơng trình. Mục tiêu là: Hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung có sản lƣợng lớn, ổn định; gắn kết tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị và theo quy trình sản xuất tiến bộ. Hoàn thiện quy trình sản xuất của từng loại nông sản chủ lực. 80% số nông dân đƣợc đào tạo, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật về sản xuất nông nghiệp; có từ 10 đến 15% diện tích cây ăn trái sản xuất theo tiêu chuẩn GAP; từ 70 đến 80% diện tích sản xuất theo hƣớng an toàn vệ sinh thực phẩm; tỷ lệ dùng lúa giống cấp xác nhận hoặc tƣơng đƣơng hơn 80%; nhóm cây ăn quả có múi, mía, rau màu, khóm sử dụng từ 90 đến

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu của tỉnh hậu giang giai đoạn 2011 đến 2013 (Trang 56)