7. Cấu trúc của đề tài
3.2.5. Xây dựng và phát triển thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa
Khi gia nhập vào WTO đã tạo nhiều cơ hội cho thị trường nông sản Việt Nam mở rộng sang nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên việc xuất khẩu nông sản nước ta cũng có nhiều thử thách. Để nông sản Việt Nam nói chung và nông sản Trà Vinh nói riêng có thể đứng vững trên thị trường thế giới, cần có những giải pháp xây dựng và phát triển thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa:
- Đẩy mạnh công tác dự báo thông tin thị trường và phổ biến thông tin thị trường hàng hóa cho sản xuất. Hình thành tổ chức xúc tiến thương mại với nhiệm vụ tư vấn kinh doanh đối với các doanh nghiệp về thị trường trong và ngoài nước về mặt hàng, công nghệ, về cơ chế pháp luật kinh doanh, cơ chế chính sách,...
- Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với thị trường và trách nhiệm tiêu thụ nông sản hàng hóa của các doanh nghiệp nhà nước,
- Đầu tư xây dựng các chợ nông sản tại vùng nguyên liệu có lượng hàng hóa lớn góp phần ổn định thị trường, nâng cao chất lượng hàng hóa, thúc đẩy sản xuất đồng thời quy hoạch mạng lưới chợ nông thôn để mở rộng thị trường, tăng khả năng giao lưu hàng hóa nông sản, cung ứng vật tư, phân bón để người dân mua bán trực tiếp không qua trung gian.
- Coi trọng phát triển thị trường nội tỉnh và thị trường lân cận, đặc biệt là thị trường thành phố Hồ Chí Minh là thị trường tiêu thụ nông sản lớn của cả nước, tránh tình trạng thừa nông sản khi vào mùa thu hoạch.
- Tranh thủ và chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan chức năng để tiếp cận với chiến lược phát triển sản phẩm và thị trường tiêu thụ nhằm đảm bảo tính bền vững trong sản xuất, tránh tình trạng phát triển quy mô sản xuất một cách ồ ạt, tự phát khi chưa có tiềm năng cơ bản về thị trường.
- Cần có chính sách trợ giá linh hoạt, chủ động và nhạy bén để giúp nông dân ổn định sản xuất trước những biến động bất lợi về giá cả nông sản.