7. Cấu trúc của đề tài
2.3.3. Đánh giá chung về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnhTrà
Vinh thời kỳ 1995 - 2009
2.3.3.1. Kết quả đạt được
Trong thời kì 1995 - 2009, quá trình chuyển dịch CCKTNN của tỉnh Trà Vinh đã đạt được những kết quả chủ yếu sau:
- Đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ nên giá trị 1ha đất canh tác hàng năm đều tăng.
- Áp dụng các biện pháp khoa học kĩ thuật vào sản xuất lúa, sử dụng các giống có năng suất chất lượng cao nên năng suất lúa trung bình đạt 05 tấn/ha, cao hơn một số tỉnh trong khu vực như: Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu.
- Hình thành một số vùng chuyên canh như: mía, cây ăn trái,...
- Kinh tế tập thể tuy không đạt kết quả khả quan nhưng đã tạo ra được một lượng hàng hóa đáng kể.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật càng tốt hơn: điện, thủy lợi, giao thông vận tải ngày càng góp phần đáng kể vào việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp trên địa bàn Tỉnh
- Tăng vụ, chuyển đổi các mô hình sản xuất và tập trung thâm canh tăng năng suất sẽ góp phần sử dụng lao động hiệu quả hơn, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần ổn định việc làm cho khoảng 350 ngàn lao động trong khu vực nông nghiệp.
- Tạo ra sản lượng nông sản lớn, nâng cao thu nhập góp phần quan trọng trong chiến lược xóa đói giảm nghèo.
- Cung cấp khối lượng nguyên liệu lớn cho phát triển công nghiệp chế biến, xuất khẩu, tạo động lực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao vị thế của Tỉnh cũng như
ĐBSCL trên thị trường xuất khẩu, thu hút nhiều lao động nông nghiệp vào làm việc trong ngành công nghiệp chế biến.
- Tạo ra nhiều nông sản hàng hóa để xuất khẩu như: lúa - gạo, tôm sú, cá da trơn,... góp phần đảm bảo nguồn cung trên thị trường thế giới, có vai trò tích cực trong đảm bảo an ninh lương thực cho con người.
2.3.3.2. Hạn chế
Quá trình chuyển dịch CCKTNN Trà Vinh trong thời kỳ 1995-2005 đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục:
- Chuyển dịch CCKTNN vẫn còn chậm, nặng về số lượng và quy mô diện tích, chưa coi trọng yếu tố chất lượng, hiệu quả kinh tế,... nên khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm chưa đạt yêu cầu; nhiều nơi vẫn còn tình trạng sản xuất thuần nông, công nghiệp và dịch vụ nông thôn còn thấp (dịch vụ nông thôn chiếm 10,8% trong cơ cấu giá trị nông nghiệp).
- Trong triển khai kế hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất: nhiều địa phương, cơ sở còn rất lúng túng, trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp chưa gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch với chính sách đầu tư.
- Cơ sở hạ tầng đã được quan tâm đầu tư xây dựng nhưng còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi của địa phương, nhất là hệ thống thủy lợi phục vụ cho trồng lúa, kết hợp nuôi thủy sản, kiên cố hóa kênh mương phục vụ trồng màu,...
- Chuyển đổi cơ cấu sản xuất, hình thành một số vùng chuyên canh, tạo ra sản phẩm hàng hoá tương đối lớn nhưng công nghiệp chế biến chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương.
- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất trên địa bàn còn chậm, thiếu vững chắc, tình trạng phá rừng nuôi tôm còn phổ biến, nhiều địa phương mở rộng vùng nuôi tôm sú trên đất dành cho trồng rừng và ngoài quy hoạch, lấn vào vùng đang ngọt hóa, tác động rất lớn đến sinh thái ven biển và môi trường nội đồng.
- Quy mô và nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, chưa thu hút được các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài cho phát triển nông nghiệp.
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN