Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh trà vinh thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 67 - 92)

7. Cấu trúc của đề tài

2.3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

2.3.2.1. Khái quát tình hình sản xuất nông nghiệp

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Trà Vinh có nhiều thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Trong nhiều năm qua, Trà Vinh đã tập trung đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông nghiệp. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp là ngành chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu các ngành kinh tế của Trà Vinh, đóng góp tới 54% GDP của tỉnh (năm 2009), tốc độ phát triển tương đối khá (bình quân 7,76%/năm). Trong sản xuất nông nghiệp, nhờ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nên đã mang lại kết quả tích cực, đã xuất hiện một số mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng giá trị cây màu, cây công nghiệp, cây ăn trái, tăng giá trị và chất lượng chăn nuôi. Nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật, nhất là sử dụng giống mới và áp dụng các biện pháp 3 giảm, 3 tăng, cùng với việc đầu tư về thủy lợi và tích cực phòng trừ sâu bệnh nên năng suất lúa tăng lên, các năm qua tuy diện tích sản xuất có giảm, nhưng sản lượng vẫn đạt trên dưới 1 triệu tấn/năm; diện tích cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày tăng nhanh, đến nay đạt 50.065ha; cây ăn trái được quan tâm đầu tư cải tạo và trồng

mới, diện tích đạt 18.741ha; cây Dừa hiện có 13.029ha, sản lượng trên 137 triệu trái/năm. Chăn nuôi phát triển khá theo quy mô gia đình và trang trại, mặc dù giá cả thị trường từng lúc thiếu ổn định, dịch bệnh gia súc, gia cầm tăng, nhưng các loại vật nuôi chính vẫn được giữ vững và phát triển, đàn bò đạt 147.000 con ( 60% lai Sind), đàn lợn trên 385.000 con (100 % lai hướng nạc) và đàn gia cầm 3,66 triệu con.

Năm 2009 Tỉnh đã thực hiện trồng mới và khôi phục hơn 1.470ha rừng, nâng diện tích rừng toàn tỉnh đạt 6.587ha; giao khoán chăm sóc, bảo vệ 4.400ha và trồng mới gần 14 triệu cây phân tán, nâng tỷ lệ che phủ rừng đến nay đạt 37%.

Nuôi thủy sản phát triển mạnh ở 3 vùng nước mặn, lợ và ngọt; sản lượng thủy hải sản hàng năm đều tăng, năm 2009 đạt trên 151.000 tấn; nhiều trang trại nuôi thủy sản được hình thành, nhờ ứng dụng tốt mô hình nuôi tôm sú công nghiệp và bán công nghiệp, nuôi cá tra, nuôi tôm càng xanh,... phục vụ nhu cầu chế biến và xuất khẩu. Đến nay toàn tỉnh có khoảng 25.000ha mặt nước thả nuôi tôm sú, sản lượng thu hoạch đạt trên 22.742 tấn, nghề nuôi cua biển, nghêu, sò tiếp tục phát triển. Năng lực sản xuất giống thủy sản được tăng cường, đến nay có 135 cơ sở sản xuất trên 1,4 tỷ con giống/năm; 4 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu đều được nâng cấp, mở rộng. Về năng lực đánh bắt thủy, hải sản, toàn tỉnh có 119 tàu công suất lớn đánh bắt xa bờ, sản lượng khai thác tăng bình quân 6.000 tấn/năm.

2.3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành

Trà Vinh là một tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển ngành nông nghiệp (theo nghĩa rộng là nông - lâm - thủy sản). Nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong ngành kinh tế quốc dân, chiếm 54% GDP của Tỉnh.

Trong cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp của Trà vinh thì nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng giảm xuống từ 77,11% (năm 1995) còn 65,77% (năm 2009), do biến động về giá nông sản và diện tích sản xuất bị thu hẹp do chuyển sang nuôi trồng thủy sản; Ngư nghiệp đứng thứ 2 sau nông nghiệp, trong những năm qua do chính sách chủ động chuyển dịch từ nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản nên tỉ trọng của ngư nghiệp trong nông nghiệp đã tăng từ 20,68% (năm 1995) lên 31,10% (năm 2009); Lâm nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ nhất, chỉ với 3,13% (năm 2009).

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông – lâm – thủy sản tỉnh Trà Vinh giai đoạn 1995 – 2009

77,11% 69,55% 64,56% 65,77% 2,21% 3,14% 2,41% 3,13% 20,68% 27,31% 33,03% 33,10% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005 Năm 2009 Thủy sản Lâm nghiệp Nông nghiệp

Bảng 2.7. Cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp tỉnh Trà Vinh theo giá cố định năm 1994

Chỉ tiêu 1995 2000 2005 2009 Giá trị thực tế (tỉ đồng) Tổng số: - Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản 1.654 1.276 37 342 2.821 1962 89 770 3.907 2.523 94 1.291 4.728 3.110 148 1.470 Cơ cấu ngành (theo giá trị thực tế) % Tổng số: - Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản 100 77,11 2,21 20,68 100 69,55 3,14 2731 100 64,56 2,41 33,03 100 65,77 3,13 31,10

Nguồn:Tính toán của tác giả

* Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp

Trà Vinh là một trong những tỉnh đã có nhiều thành công trong quá trình chuyển đổi CCKTNN.

Bảng 2.8.Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh thời kỳ 1995 – 2009

Chỉ tiêu 1995 2000 2005 2009

Tổng giá trị sản xuất (tỷ đồng) 3.028 3.186 5.553 12.203 Cơ cấu tổng giá trị sản xuất (%): 100 100 100 100

- Trồng trọt 76,22 73,09 67,36 63,9

- Chăn nuôi 16,69 19,35 22,01 25,4

- Dịch vụ 7,09 5,57 10,63 10,7

Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉ trọng ngành trồng trọt giảm từ 76,22% (năm 1995) xuống 63,9% (năm 2009) nhưng vẫn còn cao; Tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ tăng đáng kể, trong đó chăn nuôi tăng từ 16,69% (năm 1995) lên 25,4% (năm 2009), dịch vụ tăng từ 7,09% (năm 1995) lên 10,7% (năm 2009).

Xu hướng chuyển dịch trên cho thấy CCKTNN của tỉnh có nhiều chuyển dịch tích cực, ngành chăn nuôi và dịch vụ đều có tốc độ tăng trưởng cao đáng kể so với trồng trọt, ngành chăn nuôi ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành. Tuy vậy tiềm năng phát triển của ngành trồng trọt còn khá lớn, việc mở rộng thị trường tiêu thụ mà nhất là thị trường xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi còn chưa thuận lợi nên xu thế chuyển đổi chưa thật sự bền vững.

* Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt

-Trồng trọt là ngành có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của Tỉnh. Điều kiện tự nhiên của Trà Vinh thích hợp để phát triển ngành trồng trọt, đặc biệt là

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Trà vinh

giai đoạn 1995 - 2009

Mặc dù ngành trồng trọt giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp nhưng giá trị sản lượng liên tục tăng, từ 2.445 tỷ đồng (năm 1995) lên 7.798 tỷ đồng (năm 2009). Phát triển theo hướng thâm canh tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, tạo được nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, từng bước hình thành vùng tập trung chuyên canh.

- Cây lương thực:

Diện tích cây lương thực nhìn chung có xu hướng giảm nhưng sản lượng và năng suất tăng lên do áp dụng khoa học kỹ thuật và sử dụng các giống mới có năng suất, chất lượng cao theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. + Cây lúa: 76,22% 73,09% 67,36% 63,90% 16,69% 19,35% 22,01% 25,40% 7,09% 5,57% 10,63% 10,70% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005 Năm 2009 Dịch vụ Chăn nuôi Trồng trọt

- Lúa là cây lương thực chiến tỷ trọng lớn nhất trong nhóm cây lương thực cả về diện tích và sản lượng. Diện tích lúa từ năm 1995 đến năm 2000 liên tục tăng, từ 169,3 nghìn ha lên 237,0 nghìn ha. Từ sau năm 2000 diện tích gieo trồng lúa có xu hướng giảm, từ 232,4 nghìn ha ( năm2005) xuống 231,8 nghìn ha (năm 2009) do chuyển dịch diện tích đất lúa sang nuôi trồng thủy sản, trồng hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày khác, ngoài ra một số diện tích đất lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng cỏ dùng cho chăn nuôi,...

Sản lượng lúa liên tục tăng từ 647,4 nghìn tấn (năm 1995) lên 1.076,8 nghìn tấn (năm 2009). Mặc dù diện tích gieo trồng có xu hướng giảm nhưng sản lượng lúa tăng lên, do tỉnh đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa, sử dụng các giống mới nên năng suất lúa hàng năm tăng lên từ 38,62tạ/ha (năm 1995) lên 46,4 tạ/ha (năm 2009) năng suất lúa có sự khác nhau giữa các vụ.

Bảng 2.9:Diện tích gieo trồng và sản lượng cây lương thực tỉnh Trà Vinh Thời kỳ 1995-2009 Các loại cây 1995 2000 2005 2009 D.tích (ngàn ha) S.lượng (ngàn tấn) D.tích (ngàn ha) S.lượng (ngàn tấn) D.tích (ngàn ha) S.lượng (ngàn tấn) D.tích (ngàn ha) S.lượng (ngàn tấn) Lúa 169,3 647,4 237,0 944,7 232,4 1.028,8 231,8 1.076,8 Ngô 1,7 1,4 2,6 7,7 5,2 23,3 5,5 25,9 Khoai lang 1,8 21,7 1,8 22,8 1,8 23,8 2,09 29,6 Khoai mì 1,9 23,1 1,5 18,9 1,1 14,1 1,2 17,3

Cơ cấu vụ mùa: hàng năm Trà Vinh gieo trồng 3 vụ lúa (vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu, vụ mùa hay Thu Đông). Về cơ cấu gieo trồng lúa, vụ mùa luôn dẫn đầu về diện tích gieo trồng 93,4 nghìn ha (năm 2009), tiếp đến là vụ Hè Thu 82,4 nghìn ha (năm 2009) và thấp nhất là vụ Đông Xuân 56,05 nghìn ha (năm 2009), nhưng năng suất lúa cao nhất lại là vụ Đông Xuân 53,07 tạ/ha (năm 2009) và thấp nhất là vụ Thu Đông 41,04 tạ/ha (2009). Do vụ Thu Đông là mùa mưa nên rất thuận lợi cho gieo trồng, nhất là vùng đất phụ thuộc vào nước mưa, diện tích gieo trồng nhiều nhất, nhưng do mùa này có nhiều thiên tai nên năng suất thấp hơn các vụ khác.

Lúa được trồng khắp trong Tỉnh, các huyện dẫn đầu về diện tích và năng suất là Càng Long, Trà Cú, Châu Thành, Cầu Kè.

+ Ngô là cây trồng được khuyến khích phát triển ở ĐBSCL nhằm thay thế nhập khẩu. Độ phì của đất đai Trà Vinh không cao nhưng vẫn có thể phát triển sản xuất ngô để đáp ứng cho nhu cầu địa phương. Ngô được trồng nhiều trên đất cát giồng hoặc xen canh với lúa và được trồng nhiều ở các huyện Trà Cú, Châu Thành, Cầu Ngang, Cầu Kè.

Ngô là cây lương thực được trồng nhiều thứ 2 sau cây lúa, diện tích liên tục tăng từ 1,7 nghìn ha (năm 1995) lên 5,5 nghìn ha (năm 2009). Giống ngô địa phương được trồng phổ biến hơn, trên một diện tích lớn hơn nhưng năng suất không bằng ngô lai (năng suất ngô lai trung bình đạt 6 tấn/ha, cao gấp 5 lần giống ngô địa phương). Sản lượng ngô tăng từ 1,4 nghìn tấn (năm

1995) lên 25,9 nghìn tấn (năm 2009), do sử dụng giống ngô mới cho năng suất cao, ngắn ngày, thích nghi rộng.

Bảng 2.10 : Năng suất ngô tỉnh Trà Vinh

Năm 1995 2000 2005 2009

Năng suất (tấn/ha) 0,9 2,93 4,5 6,0

Nguồn:Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh

+ Các loại cây có bột như: khoai lang, khoai mì và cây có bột khác nhìn chung có xu hướng giảm về diện tích gieo trồng (trừ khoai lang). Năng suất các loại cây này còn rất thấp so với bình quân năng suất trong khu vực ĐBSCL, được trồng tập trung trên đất giồng cát.

Trong cơ cấu cây lương thực có hạt, nhìn chung lúa vẫn là cây chủ đạo và giữ vị trí quan trọng trong việc cung cấp lương thực cho Tỉnh mà còn đóng góp vào an ninh lương thực cho quốc gia và phục vụ xuất khẩu.Mặc dù diện tích và sản lượng lúa tăng nhưng tỉ trọng giảm; còn diện tích và sản lượng ngô tăng nhanh, ổn định do ngô trồng được nhiều nơi trong tỉnh nhất là thích hợp trên đất giồng cát không thích hợp trồng lúa, và có thể xen canh gối vụ

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu sản lượng lương thực có hạt tỉnh Trà Vinh giai đoạn 1995 – 2009 99,80% 0,20% 99,20% 0,80% 97,70% 2,30% Lúa Ngô Năm 1995 Năm 2005 Năm 2009

Cây công nghiệp:

+ Cây công nghiệp hàng năm:

Cây công nghiệp hàng năm được trồng ở Trà Vinh gồm: mía, lạc, thuốc lá, cói, nhưng diện tích không nhiều. Đáng chú ý hơn cả là mía và lạc. Cây hàng năm có nhiều biến động về diện tích và sản lượng do phụ thuộc nhiều vào nhu cầu thị trường.

Cây mía: diện tích trồng mía có sự thay đổi qua các năm nhưng nhìn chung có xu hướng giảm xuống, từ 9,5 nghìn ha (năm 1995) xuống 6,2 nghìn ha (năm 2009) do những năm qua giá mía tương đối thấp, nông dân tiêu thụ khó nên không kích thích được sản xuất. Tuy nhiên năng suất và sản lượng mía tăng lên nhờ vào việc thay mía gốc bằng các giống mía có năng suất cao như: ROC 16, ROC 22, Quế đường 11, 13, K84 – 200,... vùng chuyên canh mía tập trung ở các huyện Trà Cú, Tiểu Cần, Duyên Hải,..

Bảng 2.11:Diện tích, sản lượng, năng suất cây mía tỉnh Trà Vinh

Năm Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) Năng suất (tấn/ha) 1995 9,5 530,1 55,88 2000 5,8 395,3 74,88 2005 6,2 549,3 87,98 2009 6,3 704,9 113,00

Cây lạclà cây mà tỉnh có nhiều lợi thế và sẽ phát triển mạnh trong những năm tới, toàn bộ sản phẩm được tiêu thụ khá thuận lợi ở thị trường nội địa.

Bảng 2.12: Diện tích, sản lượng, năng suất lạc tỉnh Trà Vinh

Năm Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) Năng suất (tấn/ha) 1995 881 0,69 1,10 2000 1.269 3,40 2,08 2005 3.555 13,60 3,81 2009 4.400 19,00 4,32

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh

Cây lạc được trồng luân canh với lúa và vùng đất chuyên trồng màu, tập trung chủ yếu ở các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú, Châu Thành. Diện tích trồng lạc tăng lên rất nhanh, năm 2009 tăng 4,9 lần so với 1995. Sản lượng và năng suất cũng tăng liên tục qua các năm.

Cây lác (cói): Trong những năm qua cây lác gắn với nghề dệt chiếu thảm và giải quyết tốt việc làm cho lao động nông thôn. Diện tích gieo trồng đáng kể từ năm 2005 và tăng chậm qua các năm. Cây lác được trồng ở những vùng đất khó canh tác lúa, tập trung ở các huyện Càng Long, Châu Thành, Trà Cú và thành phố Trà Vinh,... để tạo nguyên liệu cho các làng nghề dệt chiếu trong tỉnh. Ngoài ra còn có cây bông, thuốc lá nhưng với diện tích nhỏ và sản lượng thấp, không mang lợi nhuận đáng kể cho người sản xuất.

Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của tỉnh là hồ tiêu, điều và dừa. Diện tích trồng hồ tiêu và điều có xu hướng giảm, riêng cây dừa được trồng khá nhiều, đứng thứ 2 ở khu vực ĐBSCL (sau tỉnh Bến Tre).

Bảng 2.13: Diện tích, sản lượng, năng suất Dừa tỉnh Trà Vinh

Năm Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) Năng suất (tấn/ha) 1995 - - - 2000 9,20 96,80 10,40 2005 11,80 131,60 11,10 2009 13,30 161,70 12,16

Nguồn:Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh

Diện tích, sản lượng, năng suất dừa tăng qua các năm nhưng chưa cao do trong những năm 2001 - 2003, cây dừa bị bọ cánh cứng phá hại nặng nề làm hạn chế việc tăng diện tích cũng như sản lượng. Từ năm 2004 đến nay việc thử nghiệm và thực hiện phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa bằng ong ký sinh mang lại hiệu quả tốt, nên trồng dừa dần được khôi phục và tăng sản lượng. Đây là nguồn nguyên liệu có giá trị cho ngành tiểu thủ công nghiệp chế biến từ sản phẩm cây dừa (tơ xơ dừa, mùn dừa, than hoạt tính, cơm dừa,...).

- Cây thực phẩm:

Cây thực phẩm bao gồm rau và đậu các loại chủ yếu phục vụ cho nhu cầu thường nhật của nhân dân địa phương. Diện tích rau các loại tăng nhanh qua các năm, từ 7,9 nghìn ha (năm 1995) lên 28,0 nghìn ha (năm 2009) tăng 3,5 lần; đậu các loại có xu hướng giảm về diện tích từ 1,2 nghìn ha (năm 1995) đến năm

2009 giảm xuống 0,8 nghìn ha. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm này không lớn nên nhạy cảm với việc mở rộng diện tích, do đó sản lượng và năng suất trong những năm qua có nhiều biến động.

Bảng 2.14: Diện tích, sản lượng, năng suất rau, đậu các loại tỉnh Trà Vinh

Năm Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) Năng suất (tấn/ha) Rau các

loại Đậu các loại Rau các loại Đậu các loại Rau các loại Đậu các loại

1995 7,9 1,2 242,0 1,0 30,4 0,8

2000 12,4 1,7 308,9 1,8 24,7 1,0

2005 22,7 0,7 465,6 0,8 20,4 1,1

2009 28,0 0,8 600,0 1,0 21,4 1,2

Nguồn:Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh

-Cây ăn quả:

Cây ăn quả có vị trí quan trọng thứ 2 sau cây lúa trong ngành trồng trọt. Trà

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh trà vinh thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 67 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)