7. Cấu trúc của đề tài
2.3.1. Khái quát về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung
2.3.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
Trong thời kỳ 1995-2009, cơ cấu kinh tế của tỉnh Trà Vinh có những chuyển biến tích cực. Tỉ trọng của ngành nông - lâm - ngư nghiệp tuy vẫn còn cao nhưng đang có xu hướng giảm liên tục, năm 1995 khu vực này chiếm tới 73,1% GDP của tỉnh, sau đó giảm dần, đến năm 2009 chỉ còn 54%. Cũmg trong thời gian trên, tỉ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 8,9% lên 25,1% và tỉ trọng của ngành dịch vụ tăng từ 18,4% lên 20,9%.
Bảng 2.6:Cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) của Trà Vinh Tính theo giá trị thực tế
Chỉ tiêu
Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005 Năm 2009
Tỷ đồng Tỷ lệ (%) Tỷ đồng Tỷ lệ (%) Tỷ đồng Tỷ lệ (%) Tỷ đồng Tỷ lệ (%)
Nông – lâm - ngư nghiệp 2.286,0 72,7 2.821,1 67,4 8.416 58,6 15.811 54,0 Công nghiệp - xây dựng 280,0 8,9 360,0 8,6 2.933 20,4 7.354 25,1 Dịch vụ 578,7 18,4 1.002,9 24,0 3.017 21,0 6.117 20,9
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Trà Vinh đã diễn ra theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Sự chuyển dịch này của Trà Vinh trong thời kì CNH - HĐH là đúng hướng, tuy tốc độ chuyển dịch còn chậm. Kết quả đó đã giúp cho địa phương dần khắc phục được những bất hợp lý của cơ cấu kinh tế cũ với tỉ trọng lớn trong GDP thuộc về nông nghiệp.
2.3.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế
Về cơ cấu thành phần kinh tế, khu vực kinh tế trong nước chiếm ưu thế tuyệt đối, trong đó thành phần kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất - 83,2% trong GDP. Cụ thể, trong giai đoạn 1995 - 2009, thành phần kinh tế ngoài nhà nước có giảm chút ít về tỉ trọng (từ 89,8% năm 1995 xuống còn 83,2% năm 2009), trong đó kinh tế cá thể đóng góp cao nhất - 93%; thành phần kinh tế nhà nước tăng từ 10,2% năm 1995 lên 15,9% năm 2009; tỉ trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài còn rất hạn chế, đến năm 2009 mới chỉ chiếm 0,9%. Để thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển hơn nữa, đòi hỏi Trà Vinh phải đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế.
2.3.1.3. Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nhìn chung, cơ cấu kinh tế Trà Vinh có sự chuyển dịch tích cực theo hướng CNH - HĐH, mang lại hiệu quả cao trong từng ngành, từng khu vực kinh tế, phát huy lợi thế từng khu vực kinh tế, từng ngành. Sự chuyển dịch đó bao gồm cả về phương thức sản xuất và phương thức quản lý kinh tế, từ đó thúc đầy sản xuất phát triển, tạo ra giá trị GDP ngày càng cao. Tuy nhiên nền kinh tế Trà Vinh hiện vẫn còn nặng nề về khai thác những sản phẩm từ thiên nhiên, khu vực
I còn chiếm tỉ trọng lớn trong GDP (54% năm 2009) và sử dụng lao động nhiều nhất hơn 80% dân số của Tỉnh; khu vực II và III có tốc độ tăng trưởng khá nhưng do tỉ trọng của 2 khu vực này trong GDP còn thấp, nên mặc dù giá trị ngành nông nghiệp có tăng, lương thực và nhiều loại nông sản khác tăng khá nhanh, xong đời sống nông dân vẫn chậm được cải thiện, khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn ngày càng lớn.