7. Cấu trúc của đề tài
3.1.2. Quan điểm và mục tiêu định hướng chuyển dịch CCKTNN
3.1.2.1. Quan điểm chung về chuyển dịch CCKTNN
- Ưu tiên tập trung đầu tư để có thể tiếp tục phát triển sản xuất với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, chuyển đổi mạnh mẽ CCKTNN nông thôn theo hướng CNH – HĐH, tăng nhanh hiệu quả đầu tư trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp. - Phát triển nông nghiệp toàn diện, đẩy mạnh sản xuất nông sản hàng hóa gắn liền với thị trường, với phương châm đa dạng hóa cây trồng vật nuôi phù hợp với tiềm năng của từng vùng, tăng nhanh sản lượng đồng thời nâng cao chất lượng nông sản với sức cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước, hướng mạnh tới xuất khẩu các sản phẩm chủ lực có lợi thế phát triển.
- Phát triển sản xuất nông nghiệp gắn liền với công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến và ngành nghề, với dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn để từng bước cải thiện đời sống nông dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo, từng bước CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn.
- Phát triển nông nghiệp trên cơ sở phát huy nhiều thành phần kinh tế và thu hút mọi nguồn vốn đầu tư, nhằm khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động, ngành nghề truyền thống và các lợi thế của từng địa phương.
3.1.2.2 Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
- Đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm, thủy sản đạt 4-4,5%/năm; sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm và hiệu quả; duy trì diện tích đất lúa khoảng 90.000ha, phát triển nông nghiệp kết hợp với phát triển công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn, giải quyết cơ bản việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp 2,5 lần so với hiện nay. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất tập thể, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công ty cổ phần trong nông nghiệp, nông thôn.
- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp năm 2015: trồng trọt 63%, chăn nuôi 28%, dịch vụ