Các nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh trà vinh thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 41 - 62)

7. Cấu trúc của đề tài

2.2Các nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh

2.2.1 Các nhân tố tự nhiên

2.2.1.1. Vị trí địa l í

Trà Vinh là một tỉnh nằm ở hạ lưu sông Mêkông, có giới hạn tọa độ địa l ý từ 9030’07”đến 100

05’ 20” vĩ độ Bắc và từ 1050

59’ 21” đến 1060

35’ kinh độ Đông, ranh giới hành chính được giới hạn như sau:

- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long. - Phía Đông Nam giáp biển Đông.

- Phía Đông Bắc giáp tỉnh Bến Tre (ranh giới là sông Cổ Chiên). - Phía Tây Nam giáp tỉnh Sóc Trăng (ranh giới là sông Hậu).

Trong tỉnh có 8 đơn vị hành chính, bao gồm thành phố Trà Vinh và 07 huyện: Cầu Kè, Tiểu Cần, Càng Long, Trà Cú, Châu Thành, Cầu Ngang và Duyên Hải.

- Sông Cổ Chiên và sông Hậu là các tuyến giao thông quan trọng nối Trà Vinh với trung tâm các tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh, kết hợp với hệ thống giao thông đường bộ tạo lợi thế mở rộng giao lưu phát triển mạnh mẽ nền kinh tế với thế mạnh về nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ.

Khi con kênh đào Quan Bố Chánh (đang được xây dựng) được hoàn thành, tàu 20.000 tấn ra vào bình thường, sẽ là động lực thúc đẩy kinh tế Trà Vinh phát triển, đặc biệt là kinh tế biển.

2.2.1.2. Địa hình

Địa hình Trà Vinh mang tính chất của địa hình châu thổ ven biển, độ cao trung bình từ 1-3m so với mực nước biển, chịu tác động giao thoa giữa sông và biển, kết quả tác động này đã hình thành nên các vùng trũng xen kẽ với giồng cát ven biển.

Các huyện phía Bắc có địa hình bằng phẳng hơn so với các huyện phía Nam. Dọc theo hai bên bờ sông thường có địa hình cao và thấp dần về phía nội đồng. Vùng nội đồng tương đối bằng phẳng, nhưng bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt, trong đó có những ô trũng cục bộ. Khu vực ven bờ biển có địa hình dạng sóng với nhiều giồng cát hình cánh cung, độ cao từ 3m đến 5m.

Địa hình của Trà Vinh tạo điều kiện phát triển nhiều cây trồng và nuôi trồng thủy sản. Cây màu lương thực, cây thực phẩm và cây ăn quả phát triển trên giồng cát. Cây lúa chiếm ưu thế ở các vùng có độ cao trung bình và thấp. Còn ở một số vùng trũng ven sông có thể nuôi thủy sản (tôm).

Nhìn chung địa hình thích hợp cho sản xuất nông nghiệp là khu vực địa hình có độ cao 0,6 - 1,0m do không ngập úng, hoặc bị hạn và có thể tưới tiêu tự chảy.

2.2.1.3. Khí hậu

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cận xích đạo, không chịu tác động của gió mùa mùa đông nhưng lại bị tác động mạnh mẽ của gió mùa Đông Nam từ biển thổi vào, khí hậu Trà Vinh có những đặc điểm sau:

- Lượng bức xạ dồi dào với lượng bức xạ trung bình 155kcal/cm2/năm, nắng nhiều (trung bình: 7,3 giờ/ngày), nhiệt độ cao đều quanh năm (trung bình 27,10C).

- Lượng mưa thấp hơn và mùa mưa thường đến muộn hơn so với các tỉnh phía Tây và Bắc của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Lượng mưa trung bình năm 1.403mm, lượng mưa giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Mưa tập trung theo mùa (từ tháng 5 đến tháng 10) và thường không ổn định trong thời kỳ đầu và cuối mùa mưa. Độ ẩm tương đối trong năm trung bình 83,0 - 85,5%.

Với các đặc điểm trên, khí hậu Trà Vinh rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Nếu có đủ nước ngọt và vốn đầu tư có thể thâm canh tăng năng suất, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi và kiến tạo nhiều tầng sinh thái trong vườn cây lâu năm. Thời tiết ít có biến động, đảm bảo cho nông nghiệp phát triển ổn định.

2.2.1.4 Nguồn nước

Trà Vinh có 3 sông lớn: Sông Hậu, sông Cổ Chiên và sông Mang Thít, với tổng chiều dài 578km. Ngoài ra, trên địa bàn tình còn có hàng trăm sông rạch nhỏ dẫn nước từ sông lớn vào nội đồng với tổng chiều dài 1.876km. Tuy nằm cuối nguồn của hệ thống sông Mêkông nhưng hàm lượng phù sa trong nước

sông cũng tương đối khá (trung bình 100- 500g/m3 nước trên sông Măng Thít và 200- 600g/m3 nước trên sông Hậu) là nguồn bổ sung quý giá cho độ phì nhiêu đất đai, nhất là cho vùng ngọt. Với bờ biển dài và 2 cửa sông lớn, cùng với mật độ sông - rạch khá dày, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ, ngọt.

Hệ thống thủy văn của tỉnh chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ bán nhật triều không đều với biên độ triều khá lớn (khoảng 2,9 - 3,4m ở khu vực cửa sông) và chân triều thấp hơn mặt ruộng nên hầu hết diện tích của tỉnh đều có thể được tiêu tự chảy và một số khu vực có thể tưới tự chảy. Tuy nhiên thủy triều đã đưa nước mặn xâm nhập vào ruộng đồng ảnh hưởng nhất định đến canh tác ở một số vùng.

Tài nguyên nước ngầm của tỉnh Trà Vinh được tương đối khá. Nước ngầm có trong 5 tầng chứa nước, trong đó tầng trên cùng bị nhiễm mặn, 3 tầng tiếp theo có trữ lượng phong phú và chất lượng tốt, tầng dưới cùng cũng có trữ lượng và chất lượng tốt, nhưng khai thác không kinh tế. Riêng khu vực ven biển tồn tại ở 2 dạng: nước ngầm tầng nông nằm dưới các giồng cát, chủ yếu là tich tụ nước mưa và có độ sâu từ 100m trở lại, trữ lượng ít; nước ngầm tầng sâu ở độ sâu trên 100m có trữ lượng tương đối phong phú, có thể cung cấp cho sinh hoạt của dân cư tại chỗ và tưới tiêu, khả năng khai thác khoảng 97.000m3/ngày.

2.2.1.5 Tài nguyên đất

*Cơ cấu các loại đất:

Bảng 2.1 Các nhóm và loại đất của tỉnh Trà Vinh

STT Nhóm và các loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Nhóm đất cát 14.806 7,44

Đất giồng cát 14.806 7,44

2

Nhóm đất phù sa: Trong đó 129.831 65,23

- Đất phù sa phát triển trên đất giồng cát 7.931 3,99 - Đất phù sa không nhiễm mặn 47.991 24,41

- Đất phù sa nhiễm mặn ít 45.983 23,10

- Đất phù sa nhiễm mặn trung bình 21.870 10,99 - Đất phù sa nhiễm mặn nhiều 6.056 3,04

3 Nhóm đất phèn 5.484 27,33

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Trà Vinh) - Đất giồng cát: diện tích 14.806 ha, chiếm 7,44% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố tại các giồng cát hình cánh cung chạy dài song song với bờ biển, tập trung chủ yếu ở các huyện Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải, Châu Thành,.... Loại đất này tuy độ phì không cao nhưng khá thích hợp với phát triển các loại rau màu, rất thuận lợi cho đa dạng hóa các loại hình sử dụng đất.

- Các loại đất phù sa:

+ Đất phù sa phát triển trên đất giồng cát: diện tích 7.931ha, chiếm 3,99% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở Trà Cú, Duyên Hải, Châu Thành. Đất này hình thành ở địa hình cao 0,8m - 1,2m, không bị ngập nước do triều cường. Đây là loại đất đang được sử dụng để trồng hoa màu với cơ cấu 2-3 vụ/năm hoặc luân canh lúa màu hoặc 1 vụ lúa mùa tùy theo nguồn nước, tuy nhiên năng suất và mùa vụ chưa ổn định.

+ Đất phù sa không nhiễm mặn: diện tích 47.991ha, chiếm 24,11% diện tích tự nhiên, tập trung phần lớn ở Cầu Kè, Càng Long, một phần ở Tiểu Cần, Châu Thành,... có nguồn nước dồi dào, rất thích hợp với nhiều loại cây trồng (lúa, rau-màu, cây ăn quả), nhất là canh tác lúa 2-3 vụ/năm cho năng suất cao.

+ Đất phù sa nhiễm mặn ít: diện tích 45.983ha, chiếm 23,10% diện tích tự nhiên, nằm trong vòng cung mặn, nước kênh rạch bị nhiễm mặn 2-5 tháng. Loại đất này phân bố tập trung tại Trà Cú, Tiểu Cần, Cầu Ngang, ngoài ra cò có ở Cầu Kè, Châu Thành,... Độ cao 0,6 - 1,20m, hầu như không bị ngập úng. Đất này thích hợp với trồng 2 vụ lúa hoặc 1 vụ lúa + 1 màu. Ngoài ra đất này cũng thích hợp với trồng mía.

+ Đất phù sa nhiễm mặn trung bình: diện tích 21.870ha, chiếm 10,99% diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở Cầu Ngang, Duyên Hải và một ít ở Trà Cú, Châu Thành,... thường bị ngập khi triều cường hoặc ngập theo mùa. Đất này có điều kiện canh tác rất hạn chế, chỉ trồng một vụ lúa mùa (có mưa) hoặc lúa + thủy sản.

+ Đất phù sa nhiễm mặn nhiều: diện tích 6.056ha, chiếm 3,04% diện tích tự nhiên, tập trung ở Duyên Hải, thời gian mặn trên 8 tháng. Đất màu sử dụng cho nuôi trồng thủy sản, trồng rừng ngăn mặn và làm muối.

- Đất phèn: diện tích 54.384ha, chiếm 27,33% diện tích tự nhiên, chỉ có 4,78% đất phèn hoạt động, hiện được sử dụng vào mục đích lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản; đại bộ phận diện tích là phèn nhẹ (tầng phèn sâu) có thể sử dụng vào mục đích nông nghiệp, nhưng mức độ đa dạng hóa cây trồng trên đất này hạn chế hơn so với đất phù sa.

*Hiện trạng sử dụng đất:

Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 229.510ha, trong đó đất nông nghiệp 186.995 ha (chiếm 81,48%), đất phi nông nghiệp 37.125ha (chiếm 16,16%), đất chưa sử dụng 85ha (chiếm 0,04%), đất bãi bồi cửa sông 5.306ha (chiếm 2,3%).

Bảng 2.2:Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Trà Vinh năm 2009

STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ trọng (%)

Tổng diện tích tự nhiên 229.510 100

I Đất nông nghiệp 186.995 81,48

1 Đất sản xuất nông nghiệp 149.736 80,10

1.1 Đất trồng cây hàng năm 111.654 74,57

A Đất ruộng lúa, lúa màu 101.623 90,01

B Đất trồng cỏ 62 0,06

C Đất trồng cây hàng năm khác 9.969 0,93

1.2 Đất trồng cây lâu năm 38.082 25,43

A Đất trồng cây công nghiệp lâu năm 12.577 33,03

B Đất trồng cây ăn quả 16.537 43,42

2 Đất lâm nghiệp 6.954 3,71 3 Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản 29.888 15,97

4 Đất làm muối 296 0,16

5 Đất nông nghiệp khác 121 0,06

II Đất phi nông nghiệp 37.125 16,18

III Đất chưa sử dụng 85 0,04

IV Đất bãi bồi cửa sông 5.306 2,3

(Nguồn: Tính toán của Tác giả)

Trong cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp: đất trồng cây hàng năm là 11.654ha, chiếm 74,57% (trong đó đất ruộng lúa, lúa màu 101.623ha - chiếm 90,02%; đất trồng cỏ 62ha - chiếm 0,06%; đất trồng cây hàng năm khác 9.969ha - chiếm 0,93%); đất trồng cây lâu năm 38.082ha, chiếm 25,43% (trong đó đất trồng cây lâu năm, cây công nghiệp lâu năm 12.577ha - chiếm 33,03%, đất trồng cây ăn quả 16.537ha - chiếm 43,42%, đất trồng cây lâu năm khác 8.968ha - chiếm 23,55%).

Nằm ở hạ lưu châu thổ sông Mêkông, địa hình khá bằng phẳng nên Trà Vinh có nhiều thuận lợi cho việc khai thác vốn đất. Vì thế, đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong diện tích đất tự nhiên nhưng đang có xu hướng giảm do chuyển sang đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng không còn nhiều mà phần lớn là sông ngòi, kênh rạch nên việc mở rộng diện tích đất cho nông nghiệp không đáng kể, chủ yếu là sử dụng đất bãi bồi nưôi trồng thủy sản và trồng rừng.

81,48% 16,18%

0,04% 2,30%

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng Đất bãi bồi cửa sông

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Trà Vinh năm 2009 2.2.1.6 Tài nguyên sinh vật

Nằm giữa 2 cửa sông lớn: Cửa Cung Hầu (sông Cổ Chiên) và cửa Định An (sông Hậu) có nguồn thúc ăn tự nhiên phong phú, bãi biển nhiều phù sa là môi trường thuận lợi cho thực, động vật phát triển.

Ven biển Trà Vinh có các khu rừng ngập mặn với các loài: mắm, đước, bần, sú (theo điều tra của Viện Quy hoạch rừng thì Trà Vinh có 6 loài và 35 họ). Rừng ngập mặn còn là môi trường sinh sống của một số loài động vật như khỉ, chồn, trăn, rắn, rùa, chim nước,... nhưng do rừng bị tàn phá nên số lượng và chủng loại động vật hoang dã đang ngày một giảm. Rừng tập trung ở các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành.

Biển Trà Vinh có nhiều tôm cá và các loài thủy sản khác. Theo điều tra của Viện Nghiên cứu Thủy sản, ở Trà Vinh đã tìm thấy 42 loài cá biển, 37 loài cá nước lợ, 15 loài cá nước ngọt, 32 loài tôm. Ngoài ra còn có các loài cua, nghêu, sò,...có giá trị kinh tế cao. Trà Vinh nổi tiếng có những bãi nghêu rộng

lớn, nhất là ở vùng Mỹ Long (Cầu Ngang), đây là nguồn lợi thủy sản đang được tỉnh quan tâm khai thác và phát triển.

Tập đoàn giống cây trồng và vật nuôi ở Trà Vinh khá phong phú, qua quá trình phát triển sản xuất đã xác định được nhiều giống cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của các tiểu vùng, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp của tỉnh bao gồm:

- Các giống cây ăn quả: Cam Sành, Bưởi Năm roi, Sầu riêng hạt lép, Xoài cát Hòa Lộc, Xoài bưởi, Xoài Cát Chu, nhãn da bò, nhãn xuồng,..

- Các giống lúa chất lượng cao và lúa thơm: OM4900, OM6162, OMCS 21, OMCS 2000, ST5, MTL 233, MTL 392, Zmin 85, Tài nguyên,...

- Các tập đoàn giống mía, ngô lai, lạc,...

- Các giống vật nuôi: lợn (yorkshire, landrace), các giống bò (bò vàng, laisind), gia cầm (gà ta, siêu thịt, siêu trứng).

Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển cần chú trọng các biện pháp chọn lọc, lai tạo và nhập nội thêm các giống theo yêu cầu phát triển của mỗi loại ngành hàng và điều kiện sinh thái của từng tiểu vùng.

2.2.2. Các nhân tố KT – XH

2.2.2.1. Đường lối chính sách phát triển nông nghiệp

Để đảm bảo mục tiêu phát triển nông nghiệp - nông thôn, tỉnh Trà Vinh thực hiện một số chính sách sau:

Chính sách về đất đai: Quy hoạch sử dụng đất, tạo cơ sở pháp l ý cho việc chuyển mục đích sử sụng đất phù hợp với quy hoạch chuyển đổi CCKTNN nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Việc tích tụ và tập trung

ruộng đất phải đặt dưới sự kiểm soát và quản lý chặt chẽ của Nhà nước, phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hạn chế tình trạng cầm cố đất đai.

Chính sách về vốn: để hỗ trợ vốn cho phát triển nông nghiệp, ngân hàng đã quan tâm đến việc đơn giản hóa thủ tục cho vay, quy định mức cho vay vốn phát triển sản xuất của nông dân, cho vay gối vụ nhằm hỗ trợ nông dân nghèo, đồng thời mở rộng phương thức cho vay vốn trung và dài hạn cho các thành phần kinh tế, mua sắm máy móc, phương tiện phục vụ sản xuất, dịch vụ nông nghiệp và chế biến sản phẩm nông nghiệp.

Chính sách đầu tư và ưu đãi đầu tư: địa phương đã phân cấp đầu tư, xác định rõ từng loại vốn đầu tư, huy động tất cả các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cho phát triển nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như thủy lợi, đầu tư cho chương trình giống, chương trình khuyến nông,..

Thực hiện chính sách đầu tư ưu đãi trong nước về địa bàn đầu tư, về miễn giảm thuê đất, về các loại thuế theo đúng tinh thần Nghị định 108/NĐ-CP.

Thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài về giá thuê đất, về các loại thuế theo đúng tinh thần Nghị định số 24/2000/NĐ-CP.

Chính sách xây dựng kết cấu hạ tầng KT – XH cho nông nghiệp nông thôn: Tập trung xây các công trình thủy lợi theo hướng phục vụ đa mục tiêu, nâng cấp mở rộng các công trình hiện có. Hoàn thiện hệ thống đê sông, đê biển, bờ kè, hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn để đảm bảo cho việc vận chuyển hàng hóa và di chuyển cơ giới phục vụ cho sản xuất. Tập trung xây dựng các phòng thí nghiệm, kiểm nghiệm chất lượng giống.

Chính sách phát triển khoa học và công nghệ: Dành một phần lớn kinh phí nghiên cứu khoa học hàng năm cho các đề tài nghiên cứu, khảo nghiệm trong

lĩnh vực nông nghiệp để nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, chế biến.

Chính sách tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp: Thực hiện Quyết định số 80/TTg của Chính phủ về chính sách đầu tư sản xuất gắn với bao tiêu nông sản

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh trà vinh thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa (Trang 41 - 62)