CÁC CHỈ TIÊU 2012 2013 2014 9T/

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty cổ phần hóa dầu và xơ sợi dầu khí giai đoạn 2016 2020 (Trang 53 - 59)

II Môi trường ngành

CÁC CHỈ TIÊU 2012 2013 2014 9T/

Tổng tài sản 161 2,015 5,055 5,821

Tổng nợ phải trả 1 738 3,159 3,768

Tài sản ngắn hạn 128 1,237 829 503

Nợ ngắn hạn 1 539 422 52

Doanh thu - - - -

LN trước thuế - 17 80 5

LN sau thuế - 14 60 4

PVTEX mới được thành lập cùng với việc triển khai dự án nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ từ năm 2008. Đến cuối quý 2/2011 công ty đã khánh thành nhà máy và cho ra đời mẻ xơ sợi polyester đầu tiên. Do vậy trong 4 năm gần nhất, công ty chưa có doanh thu bán hàng mà chỉ có các thu từ hoạt động tài chính. Vốn chủ sở hữu tăng liên tiếp trong 4 năm do các cổ đông lần lượt góp vốn theo hiệp định đã ký kết. Tổng tài sản qua các năm cũng tăng mạnh, đặc biệt là năm 2014. [12]

PVTEX cũng đã ký được hợp đồng tín dụng tài trợ cho vốn lưu động từ các ngân hàng như BIDV, MB, OCEAN Bank. Trong đó, PVTEX được đảm bảo cung ứng vốn vay lớn tại mọi thời điểm, lãi suất ưu đãi, kỳ hạn trả lãi linh hoạt. Kèm theo đó, PVTEX cũng được giảm các phí thanh toán trong nước và quốc tế, được tư vấn tài chính miễn phí trong giai đoạn đầu sản xuất. Điều này cho thấy PVTEX sẽ rất chủ động trong hoạch định tài chính và được sự hỗ trợ lớn từ 3 ngân hàng hàng đầu Việt Nam nói trên.

Như đã phân tích ở phần giới thiệu PVTEX, PetroVietnam đóng góp 56% vốn điều lệ. Nhà máy Đình Vũ nằm trong chuỗi dự án phát triển up-stream của tập đoàn PetroVietnam. Hiện tại, PVTEX phải vay ngoại tệ của ngân hàng để nhập khẩu nguyên liệu thô đầu vào (PTA và MEG). Vì vậy, chi phí đầu vào của PVTEX sẽ chịu ảnh hưởng mạnh của lãi suất cho vay và tỷ giá. Hai yếu tố này dự kiến trong 2 năm tới sẽ giữ ở mức cao (lãi suất vay USD 7%/năm và tỷ giá dự kiến tăng 8%/năm). PetroVietnam chỉ hỗ trợ tài chính đối với dự án xây dựng nhà máy Đình Vũ, còn khi nhà máy Đình Vũ đưa vào sản xuất thì PVTEX phải tính toán đến hiệu quả tài chính từ hoạt động vay Ngân hàng.

Vai trò của PetroVietnam ở đây chỉ là định hướng phát triển ngành hóa dầu của Việt Nam. Sau khi hoàn tất dự án nhà máy Đình Vũ, PetroVietnam triển khai

xuất được paraxylen làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất PTA. Cũng từ tổ hợp này, đến năm 2016, PetroVietnam cũng hoàn thành nhà máy sản xuất PTA từ nguồn paraxylen nói trên cung cấp trực tiếp cho PVTEX. Bên cạnh đó, PetroVietnam cũng đang tiến hành xây dựng tổ hợp hóa dầu lại Long Sơn (Vũng Tàu) để sản xuất MEG từ cracking dầu mỏ, cung cấp trực tiếp cho PVTEX. Dự kiến cùng năm 2016 cũng sẽ hoàn tất tổ hợp nhà máy này.

Như vậy, trong giai đoạn 2016-2020, PVTEX sẽ phải hoàn toàn nhập khẩu nguyên liệu thô từ nước ngoài. Bên cạnh đó, khi nhà máy Đình Vũ đi vào sản xuất thì chi phí cho khấu hao cũng sẽ rất lớn do vốn đầu tư ban đầu lớn.

b. Nguồn lực tài sản:

Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ đã được đưa vào hoạt động từ

quý III năm 2011 với công suất trong giai đoạn ban đầu khoảng 140 nghìn tấn / năm, tương đương với 80% công suất thiết kế (175 nghìn tấn / năm).

Danh mục đầu tư của Nhà máy xơ sợi Polyester Đình Vũ:

+ Khu bể chứa: Bể chứa nguyên liệu MEG, Bể chứa nước làm mát, nước cứu hoả .

+ Lưu chứa PTA: hệ thống vận chuyển, kho chứa PTA dạng bao jumbo; + Hệ thống trùng ngưng Polycondensation;

+ Các hạng mục xây dựng công nghiệp: phòng điều khiển trung tâm, phòng thí nghiệm; văn phòng điều hành, trạm biến áp,

+ Hệ thống truyền nhiệt HTM: bể chứa HTM, phòng điều khiển;

+ Hệ thống tiện ích: tháp làm mát, hệ thống nước khử khoáng, nước lò hơi, máy nén khí, sản xuất ni tơ, trạm xử lý nước thải;

+ Dây chuyển sản xuất xơ, sản xuất sơi, đóng bao, đóng gói, xưởng bảo dưỡng sửa chữa…

Tổng diện tích của Nhà máy với 15 ha; tuổi thọ của dây chuyền là 20 năm; và sẽ hoạt động 330 ngày / năm. Tổng giá trị tài sản, theo kết quả kiểm toán tính đến quý III năm 2015, là 5.252 tỷ đồng.

Qua việc phân tích các tài sản, chúng ta có thể thấy rằng PVTEX có điểm mạnh sau đây:

+ Nhà máy được đầu tư với công suất cao, quy mô lớn, và dây chuyền sản xuất hiện đại và đồng bộ

+ Giá trị tài sản cố định là cao c. Nguồn nhân lực:

Mặc dù chỉ mới được thành lập, cán bộ của PVTEX được tuyển chọn từ hai nhóm lớn, đó là Tập đoàn dệt may Việt Nam và Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. Những cán bộ có kinh nghiệm trong hai ngành công nghiệp lớn, cụ thể là, hoá dầu và sản xuất sợi liên quan đến hoạt động của PVTEX.

Bảng 2. 7 . Tình hình nhân lực tại công ty Phân loại Tổng số Tổng số 555 Chuyên ngành 1- Sau đại học 2- Đại học 3- Cao đẳng 4- Công nhân vận hành, bậc 5/7 5- Công nhân vận hành, bậc 4/7 6- Lái xe nâng 7- Lao động phổ thông 15 125 100 50 145 20 100

Đánh giá nguồn nhân lực của PVTEX cho thấy các cán bộ ở đây đều đã từng công tác trong ngành hóa dầu và dệt may, được đào tạo bài bản từ các trường đại học nổi tiếng trong nước và nước ngoài chuyên ngành. Đội ngũ kỹ thuật viên và kỹ sư đều được đào tạo bởi chính nhà cung cấp công nghệ là UIF trong 3 năm phát triển dự án Đình Vũ. Nhân viên của PVTEX sử dụng ngoại ngữ thành thạo. Tuy nhiên, nhà máy Đình Vũ mới chạy thử và còn trong giai đoạn chưa ổn định nên kinh nghiệm của kỹ thuật viên chưa nhiều. Nhu cầu của nhà máy vẫn cần thêm nhiều công nhân kỹ thuật tay nghề cao nhưng công nghệ lại mới, hiện đại , chưa từng được áp dụng tại các nhà máy tương tự tại Việt Nam. Vì vậy, PVTEX còn cần thêm thời gian để đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề. Trong thực tế, để có một kỹ thuật viên đạt tiêu chuẩn vận hành thiết bị của nhà cung cấp công nghệ, PVTEX phải mất ít nhất 7 tháng tập trung đào tạo, với chi phí trung bình là 2195 USD/1 kỹ thuật viên cho toàn khóa đào tạo. Điều này cho thấy chi phí và thời gian đào tạo là lớn so với các ngành nghề tương đương khác. [12]

d. Nhãn hiệu:

PVTEX đã đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Mặc dù mới chỉ đưa nhà máy vào hoạt động từ quý II năm 2011, PVTEX đã thành lập thương hiệu từ khi bắt đầu dự án của mình tại Khu CN Đình Vũ. PVTEX

thuận lợi khi được bảo trợ bởi hai đơn vị là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Tập đoàn dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, thương hiệu xơ sợi polyester Đình Vũ chưa được biết đến nhiều ở các tỉnh miền Nam.

e. Kinh nghiệm quản lý và khả năng:

Các nhà quản lý của PVTEX đều đã từng kinh qua các vị trí quản lý quan trọng của tập đoàn Dầu khí, và các dự án lớn trong ngành. Đội ngũ lãnh đạo có phong cách quản lý quyết đoán, có nhiều kinh nghiệm khi làm việc với các đối tác nước ngoài. Vì vậy, ta có thể đánh giá đội ngũ quản lý đủ kinh nghiệm đảm bảo quản lý tốt một nhà máy lớn như PVTEX Đình Vũ.

f. Hệ thống phân phối:

Hiện nay, PVTEX đã ký hợp đồng phân phối độc quyền với năm nhà phân phối trong nước lớn như Vinatex, Tập đoàn Đại Cường, DMC, PVFCCo, Petrosetco. Đây là năm cơ quan lớn nhất tại Việt Nam, có mạng lưới phân phối để ngay cả các cơ sở sợi quay cuồng. Việc ký hợp đồng độc quyền giúp PVTEX được dễ dàng để tiêu thụ sản phẩm; Tuy nhiên, như Đình Vũ Nhãn hiệu vẫn còn yếu, hoa hồng cho các cơ quan là cao để thâm nhập vào các hệ thống phân phối của các năm cơ quan.

Theo đánh giá thì PVTEX hoàn toàn chưa có đội ngũ làm marketing chuyên nghiệp. Việc phát triển thương hiệu và phát triển hệ thống marketing trong thời gian tới chắc chắn phải dựa vào 5 đại lý lớn nói trên.

g. Công nghệ:

PVTEX là doanh nghiệp độc quyền sử dụng công nghệ sản xuất xơ sợi của UIF tại Việt Nam. Đây là công nghệ tiên tiến nhất thế giới tính tới thời điểm 2015 và theo dự đoán của các chuyên gia thì trong 4-5 năm tới chưa có công nghệ nào có thể vượt lên trên công nghệ được phát triển bởi UIF. Cũng từ việc ký kết độc quyền sử dụng này mà sẽ không có doanh nghiệp nào kể cả doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực sản xuất polyester tại Việt Nam có thể cho ra sản phẩm có chất lượng tiêu chuẩn châu Âu tương đương xơ sợi Đình Vũ. Công nghệ chính là điểm mạnh nhất của PVTEX

h. Khả năng phát triển mở rộng sản xuất:

Chính phủ Việt Nam chủ trương phát triển ngành dầu khí từ khâu up-stream và down-stream. Theo định hướng này, PVTEX là một mắt xích trong khả năng tích hợp các ngành , dịch vụ khác như: khai thác và sử dụng khí, dầu (nhà máy lọc dầu Dung Quất); dự án nhà máy sản xuất nguyên liệu hóa dầu (BTX, cụm cracking etylen,…), nhà máy sản xuất PTA,MEG; các nhà máy kéo sợi hỗn hợp cotton và polyester.

Hiện nay, nguyên liệu thô của PVTEX là PTA và MEG đều phải nhập 100% từ nước ngoài. Theo tiến độ các dự án nhà máy sản xuất PTA và MEG tập đoàn Dầu khí đang triển khai thì phải năm 2020 Việt Nam mới tự cung cấp được nguyên liệu này. Vì vậy , trong giai đoạn 2016-2020 PVTEX vẫn phụ thuộc 100% vào nhập khẩu nguyên liệu thô.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty cổ phần hóa dầu và xơ sợi dầu khí giai đoạn 2016 2020 (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w