- Hệ thống thông tin: Đây là nguồn chiến lược quan trọng của doanh nghiệp vì nó tiếp nhận dữ liệu từ môi trường bên ngoài và bên trong tổ chức, giúp theo dõi những
2.2.2. Phân tích ảnh hưởng của môi trường vi mô
2.2.2.1. Mối đe dọa của các công ty mới:
Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 36 về việc định hướng phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020 là tiền đề để nhiều thành phần kinh tế tham gia vào toàn bộ các khâu của dệt may. Từ trồng bông để cho xơ sợi tự nhiên, hay công nghiệp hóa dầu để cho các nguyên liệu đầu vào của xơ sợi polyester để đưa vào các nhà máy kéo sợi, nhuộm, dệt rồi cuối cùng là thiết kế và may mặc. Trong thời gian qua đã xuất hiện một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất xơ sợi các loại dưới dạng công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài. Các công ty này sẽ trở thành đối thủ cho PVTEX trong việc chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ xơ sợi trong nước. Lợi thế của các công ty tư nhân là cơ chế thoáng sẵn sàng vận chuyển với giá thành thấp,cơ cấu tổ chức tinh gọn.
Về đối tượng công ty cổ phần có vốn Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn như PVTEX thì: Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2007-2020, Việt Nam sẽ có thêm một số nhà máy sản xuất xơ sợi polyester tại khu công nghiệp Phố Nối B Hưng Yên, khu công nghiệp Nhơn Trạch - Đồng Nai và khu công nghiệp Lọc hóa dầu Nghi Sơn với công suất tương ứng là 36- 90-260 nghìn tấn/năm. Chỉ có nhà máy tại Nghi Sơn là có công suất tương đương với PVTEX. Tuy nhiên, toàn bộ 3 dự án của Nhà nước tính đến thời điểm tháng 11/2011 mới chỉ dừng lại ở giai đoạn lập dự án khả thi đầu tư, dự kiến với điều kiện kinh tế khó khăn này thì đến hết năm 2014 vẫn chưa thể triển khai do không đủ vốn ngân sách.
tập đoàn đa ngành , đồng thời hoạt động lâu năm trong lĩnh vực hóa dầu và sản xuất xơ sợi, họ tự đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ từ rất nhiều thập kỷ. Chất lượng xơ sợi đã được thị trường công nhận, họ tự sản xuất được nguyên liệu thô để sản xuất ra polyester fiber, đồng thời lại có cả các chuỗi nhà máy kéo sợi là khách hàng tiêu thụ chính những sản phẩm họ sản xuất ra. Công tác marketing đã được thực hiện từ nước ngoài. Vì vậy, các công ty 100% vốn nước ngoài là các công ty con của các tập đoàn dệt may khổng lồ trên thế giới chính là đối thủ tiềm tàng của PVTEX
2.2.2.2. Quyền lực của những nhà cung cấp
Trên thế giới hiện có 50 nhà cung cấp 2 nguyên liệu thô chính là PTA và MEG cho sản xuất xơ sợi polyester với thị phần tối đa là 14 %/1 nhà cung cấp, còn lại đa số chỉ chiếm thị phần xấp xỉ 2%. Như vậy, số lượng nhà cung cấp khá nhiều và có 8 nhà nhà cung cấp có quy mô lớn (như đã nêu ở phần trên). Theo đánh giá thì lợi thế khi đàm phán giá với các nhà cung cấp thuộc về PVTEX.
Trong công nghiệp hóa dầu, nguyên liệu thô để sản xuất xơ sợi polyester chỉ là PTA và MEG . PVTEX sẽ bị phụ thuộc lớn vào 2 nguồn nguyên liệu này mà không có giải pháp thay thế. Đồng thời PVTEX cũng không thể đủ chi phí để để tự nghiên cứu sản xuất ra PTA và MEG vì đòi hỏi phải đầu tư xây dựng nhà máy chuyên cung cấp nguyên liệu thô từ các cracking dầu mỏ.
Trong 50 nhà cung cấp thì chỉ có 8 nhà cung cấp lớn có thể cung ứng khối lượng lớn nguyên liệu thô, còn lại 42 nhà cung cấp là nhỏ lẻ. Với công suất nhà máy hiện tại thì PVTEX sẽ chịu áp lực khi cần nhập khẩu khối lượng lớn nguyên liệu với các nhà cung cấp lớn này.
Chất lượng sản phẩm của các nhà cung cấp là vô cùng quan trọng. Nguyên liệu thô có chất lượng thì PVTEX mới có thể cho ra đời các sản phẩm có chất lượng cạnh tranh. Như vậy, PVTEX sẽ phải nhắm đến 8 nhà cung cấp lớn.
2.2.2.3. Quyền năng đàm phán của khách hàng
Cũng giống như các nước trên thế giới, khâu dệt và khâu may trong chuỗi sản xuất khép kín của ngành dệt may thường đi cùng trong một công ty. Rất ít công ty ở Việt Nam chỉ chuyên kéo sợi, dệt, nhuộm vải từ nguyên liệu đầu vào là xơ sợi. Các công ty tiền thân là công ty kéo sợi trước kia thì nay đã phát triển thêm khâu
hàng của PVTEX chính là các công ty dệt may đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Do khâu sản xuất xơ sợi liên quan nhiều đến Hóa dầu nên các công ty dệt may của Việt Nam hiện nay khó có điều kiện về vốn, công nghệ để tự đầu tư sản xuất nguyên liệu đầu vào.
Theo số liệu thống kê của Vinatex, hiện nay Việt Nam có khoảng 2000 doanh nghiệp dệt may, phần lớn tập trung ở miền Nam, phân bố chủ yếu ở TP. Hồ Chí Minh với 1400 doanh nghiệp, Hà Nội và các vùng phụ cận có khoảng 300 doanh nghiệp. Năng lực tiêu thụ các sản phẩm xơ sợi phân bố không đều giữa các miền trong cả nước. Tỷ lệ tiêu thụ xơ, sợi PET giữa các miền Nam, Trung, Bắc lần lượt là 75%, 2%, 23%. Vì vậy, nhu cầu xơ sợi tăng trưởng đều qua các năm, số lượng nhà máy dệt may nhiều hơn nhà máy sản xuất xơ sợi. Từ nhiều năm nay, Việt Nam nhập khẩu 100% xơ sợi polyester từ nước ngoài. Với công suất của nhà máy xơ sợi Đình Vũ thì PVTEX có thể đáp ứng được 43% nhu cầu xơ sợi của cả nước.
Bảng 2. 4 . Nhu cầu tiêu thụ xơ sợi tại Việt Nam 2012-2018
2012 2013 2014 2015 2016 (dự kiến) (dự kiến) 2017 (dự kiến) 2018 (dự kiến) Nhu cầu 376 482 538 592 651 867 1,049 Sản xuất 143 166 181 189 207 365 570 Lượng thiếu 233 316 357 403 444 502 479
Nguồn: báo cáo thị trường tháng 10-2015 của Tập đoàn dệt may
Hiện tại, khách hàng của PVTEX bao gồm 3 nhóm đối tượng sau:
+ Các công ty kéo sợi và dệt may lớn nằm trong tập đoàn VINATEX: Đối tượng này là các công ty lớn, đã hoạt động hàng chục năm, thương hiệu đã được khẳng định trên thị trường nội địa, là đơn vị gia công lớn cho các thương hiệu thời trang quốc tế nổi tiếng. Vì thế, đối tượng này khi thương lượng thường mua với khối lượng rất lớn tương đương với công suất của nhà máy Đình Vũ. Thông qua đối tượng khách hàng này, sản phẩm của PVTEX sẽ được khuyếch trương hữu hiệu. Tuy nhiên, đối tượng khách hàng này thường có các yêu cầu khác ngoài sản phẩm, đó là: thanh toán chậm, giảm cước phí vận chuyển, yêu cầu về đặc tính sản phẩm thay đổi theo mùa và theo thiết kế, .... Có thể nói đây là đối tượng khách hàng có quyền năng lớn và là đối tượng khách hàng chính của PVTEX.
+ Đối tượng khách hàng là các công ty dệt may cỡ nhỏ và trung bình. Họ có thể đến mua trực tiếp tại nơi sản xuất hoặc thông qua các đại lý. Đối tượng này tập trung phần lớn ở các khu công nghiệp đóng tại miền Nam và Nam trung bộ. Đặc điểm của nhóm này là khối lượng mua nhỏ và vừa (khoảng 30% công suất của nhà máy Đình Vũ), nhu cầu đến đâu thì mua đến đó. Mặt khác, những công ty kéo sợi này chủ yếu là may gia công cho nước ngoài nên thường phải sử dụng toàn bộ nguyên phụ liệu của các hãng mà nước ngoài chỉ định. Vì vậy, mức độ ảnh hưởng của nhóm này đến PVTEX là không quá lớn.
+ Đối tượng là các nhà phân phối lớn tại các tỉnh, thành phố: Hiện PVTEX đã ký kết với 5 đại lý phân phối xơ sợi lớn nhất Việt Nam là: Vinateximex, Đại Cường Group, DMC, PVFCCo, PVEIC, Petrosetco. 5 nhà phân phối lớn này đang chiếm trên 70% thị phần phân phối xơ sợi tại Việt Nam, nguồn xơ sợi là do nhập khẩu từ các tập đoàn lớn trên thế giới. Đây chính là kênh phân phối chính của PVTEX, đồng thời là đầu mối để PVTEX nắm bắt được thông tin thị trường . Nhóm đối tượng này có mối quan hệ với PVTEX hết sức khăng khít và có tác động qua lại lẫn nhau. Đến thời điểm này, PVTEX mới chỉ cho sản xuất thử và cho ra đời lô sản phẩm đầu tiên vào tháng 7/2011, thương hiệu xơ sợi Đình Vũ chưa có tiếng trên thị trường. Vì thế các đại lý đang đỏi hỏi rất cao về chiết khấu, chưa thống nhất về giá bán, điều kiện thanh toán chậm và các điều kiện hỗ trợ về kho bãi và vận chuyển. Có thể nói, đây chính là đối tượng khách hàng có sức ép mạnh nhất đối với PVTEX.
2.2.2.4. Mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế.
Hiện chỉ có 2 loại bông tự nhiên và xơ sợi polyester là nguyên liệu chính cho nhà máy kéo sợi. Giá bông tự nhiên luôn đắt hơn xơ sợi polyester. Theo số liệu thống kê, giá bông tự nhiên tăng mạnh qua các năm và chịu ảnh hưởng mạnh từ thời tiết và sự thu hẹp diện tích đất trồng. Đến tháng 11/2015, giá bông đạt 2640 USD/ tấn trong khi giá xơ sợi chỉ là 1720 USD/tấn. Vì vậy, bên cạnh sự ưa chuộng các sản phẩm từ xơ sợi tổng hợp thì giá của nó cũng rất cạnh tranh so với giá sản phẩm thay thế là bông tự nhiên.
Chất lượng và hiệu quả của xơ sợi tổng hợp hiện đã đáp ứng gần hết các yêu cầu của bông tự nhiên như về độ bóng, dai, độ dài sợi (là lợi thế hơn so với bông tự nhiên), sản lượng, kích cỡ và tỷ lệ có thể thay đổi theo yêu cầu của khách hàng.
2.2.2.5. Cường độ cạnh tranh trong ngành
PVTEX hiện có 2 nhóm đối thủ cạnh tranh chính :
Nhóm 1 là 4 nhà sản xuất xơ sợi trong nước với sản lượng thể hiện ở bảng
dưới đây. Theo đánh giá, 4 nhà sản xuất này không tương xứng với PVTEX về quy mô sản xuất, sản lượng cũng như thị phần hiện có. Hiện sản lượng cung cấp ra thị trường của PVTEX là 175 nghìn tấn/năm (đạt 80% công suất nhà máy, chiếm 43% thị phần). Bốn nhà máy này đều đầu tư công nghệ của Trung quốc nên sản lượng thấp, chất lượng xơ sợi thấp, và trình độ chuyên môn hóa không cao do cùng một lúc sản xuất kinh doanh nhiều sản phẩm và nhiều khâu của ngành dệt.
STT Tên doanh nghiệp Sản lượng tiêu thụ Thị phần tại Việt Nam đến tháng 6/2015 1 Công Ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa;, Tỉnh Đồng Nai 108 nghìn tấn xơ sợi Polyester/năm 0.13%
2 Công ty Hualon Corporation Vietnam, Đồng Nai.
72 nghìn tấn /năm. 12.16%
3 Công ty TNHH Đông Tiến Hưng TP HCM
7,2 nghìn tấn/năm, 1.21%
4 Công ty CP Sợi Thế kỷ Tp.HCM,
42 nghìn tấn/năm. 7.09%
Đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của nhóm này đối với PVTEX là công ty Hưng Hiệp Formosa. Đây là doanh nghiệp 100% vốn của Đài loan đặt cụm nhà máy tại KCN Nhơn Trạch 3, Xã Hiệp Phước, Huyện Nhơn Trạch, Tỉnh Đồng Nai. Formosa đã đầu tư xây dựng tổ hợp sản xuất sợi, dệt nhuộm. Tổng đầu tư dự án là
mặt hàng xơ sợi polyester đang cạnh tranh với Đình Vũ lại chỉ có công suất 108 nghìn tấn/năm, thấp hơn Đình Vũ (175 nghìn tấn /năm). Formosa đầu tư vào nhiều lĩnh vực vào Việt Nam ngoài xơ sợi như sản xuất hạt nhựa, dệt, nhuộm, hoàn tất chế biến sợi, lắp đặt vận hành nhà máy điện, xây dựng nhà máy xử lý nước thải sản xuất màng nhựa Bopp. Ngoài ra, sản phẩm xơ sợi polyester của Formosa chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ của tập đoàn Formosa tại Đài loan, điều này có nghĩa là Formosa cung cấp rất ít xơ sợi cho thị trường Việt Nam mà mục tiêu của họ là sản xuất tại Việt Nam và xuất khẩu về nước.
Nhóm 2: là 16 nhà sản xuất xơ sợi hàng đầu trên thế giới
TT Công ty Phạm vi sản phẩm
1 Reliance Industries
• Nhà sản xuất xơ và sợi polyester lớn nhất thế giới
• Nhà sản xuất paraxylene (PX) và PTA lớn thứ tư thế giới
• Nhà sản xuất MEG thứ 6 thế giới
• Nhà sản xuất polypropylene thứ 7 thế giới 2 Formosa
Plastics group
Formosa Plastics Groups (FPG) là công ty hàng đầu thế giới về hoá dầu, chất dẻo và một số ngành công nghiệp khác.
3 Sinopec
o Sinopec là một trong các công ty lớn nhất về hoá chất và năng lượng của Trung Quốc.
o Nhà sản xuất lớn nhất Trung Quốc về các sản phẩm dầu (xăng, diesel, nhiên liệu máy bay,…) và các sản phẩm hoá dầu quan trọng (nhựa tổng hợp, sợi tổng hợp monomer và polyme, cao su tổng hợp, phân bón và các phụ gia hoá dầu)
o Nhà sản xuất dầu thô lớn thứ hai Trung Quốc
4 Sanfangxiang Group
• Jiangsu (Giang Tô) Sanfanxiang Group Co., Ltd là một tập đoàn sản xuất trong công nghiệp dệt, xơ sợi tổng hợp
• Lĩnh vực chính của công ty là chip polyester cho bao bì và xơ sợi, xơ PSF, xơ rayon, sợi in và nhuộm, nhiệt điện, xe sợi và nhựa kĩ thuật PBT
• Công ty đã trở thành nhà sản xuất lớn nhất thế giới trong ngành polyester với công suất là 1,6 triệu tấn/năm 5 Zhejiang (Triết
Giang) Yuandong Chemical Fiber Group
• Công ty là một doanh nghiệp cấp nhà nước quan trọng trong lĩnh vực công nghệ cao, với các sản phẩm polyester, xe sợi PET, xơ PSF, dún (texture), nhuộm và in, bất động sản, các nhà máy điện và nhiệt
• Công ty có 4 nhà máy polyester có công suất 200.000 tấn/năm/nhà máy; tổng công suất polyme là 800.000
tấn/năm
• 100.000 t/năm sản xuất filament từ chip
• Có hơn 100 máy dún (texture) Murata của Nhật, loại 33H và các thiết bị nhuộm/in hiện đại khác với công suất lớn hơn 280.000 tấn/năm DTY và 120 triệu mét vải màu
6 Far Estern Textile
• Ngành nghề chính là quần áo và sản phẩm dệt
• Các hoạt động chính của tập đoàn là sản xuất và bán các vật liệu thô sợi hoá dầu, sợi bán thành phầm và các loại sợi hoàn thiện, bình và màng polyester, sợi tổng hợp, lụa nhân tạo, nhuộm xa-tanh, lụa và vải dệt;
7 Koch
Industries, Inc
• công ty này có mặt trên 60 quốc gia trong các lĩnh vực như thương mại, xăng dầu, hoá chất, năng lượng, xơ sợi và polyme, khoáng sản, phân bón, lâm nghiệp và các sản phẩm lâm nghiệp, thiết bị công nghệ trong ngành hoá, chứng khoán& tài chính cũng như các đầu tư khác
8 Wanjie Group
• Là nhà sản xuất sợi hoá học siêu lớn ở Trung Quốc với công suất hàng năm 200.000 tấn chip PET, 100.000 tấn sợi xe, 150.000 tấn xơ và 3 triệu mét vải
9 Teijin • Sản xuất các loại monofilament siêu mịn cao cấp cho các ứng dụng công nghiệp
10 Indorama
• doanh số 2015 đạt 1,6 tỉ US$, tổng tài sản 2,2 tỉ US$, sản phẩm được bán ở cả năm châu lục
• bắt đầu sản xuất polyester vào 1991 với công suất hàng năm 270.000 tấn
• năm 2006 đưa nhà máy đơn lớn nhất sản xuất 700.000 tấn PTA /năm tại Thái Lan vào hoạt động.
11
Zhejiang (Triết Giang) Hengyi Group
• Tập đoàn này là một doanh nghiệp công nghiệp lớn, tập trung vào polyme polyester, xe sợi và dệt, cũng như nghiên cứu phát triển và marketing
• 240.000 tấn filament polyester chế biến sâu và 70 triệu mét vải với 200 kiểu khác nhau
Tô) Jiangnan Chemical
ngắn các loại 1 năm.
• Kết thúc năm 2014 đạt được khoảng 61,9% doanh thu từ sợi hoá học
13 Toray Industries
• Các lĩnh vực chính là hoá hữu cơ tổng hợp, hoá polyme, hoá sinh
• Các ngành kinh doanh cốt lõi là xơ sợi và dệt; chất dẻo; hoá chất
14 Tuntex Group
• Đây là công ty chính trong ngành dệt và nhuộm khu vực ASEAN và là nhà sản xuất vải dệt polyester hàng đầu
• Công suất 4,2 triệu yards vải chưa nhuộm/tháng cho nhà máy dệt, 5,2 triệu yards vải đã hoàn thiện/tháng trong nhà máy nhuộm.
15
Zhejiang Cifu Chemical Fiber Group
• Chuyên nghiên cứu, phát triển và sản xuất các nguyên