Phân tích ảnh hưởng của môi trường vĩ mô * Yếu tố kinh tế:

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty cổ phần hóa dầu và xơ sợi dầu khí giai đoạn 2016 2020 (Trang 34 - 40)

- Hệ thống thông tin: Đây là nguồn chiến lược quan trọng của doanh nghiệp vì nó tiếp nhận dữ liệu từ môi trường bên ngoài và bên trong tổ chức, giúp theo dõi những

2.2.1. Phân tích ảnh hưởng của môi trường vĩ mô * Yếu tố kinh tế:

* Yếu tố kinh tế:

+ Tăng trưởng kinh tế: trong 3 năm trở lại đây, suy thoái kinh tế diễn ra trên

toàn thế giới và cả Việt Nam,

Hình 2. 1 . Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới

(Nguồn: The Economist, Cơ quan Thống kê các nước, IMF, JP Morgan, UBS) So sánh tốc độ tăng trưởng GDP trung bình 3 năm qua với giai đoạn 10 năm trước đó, Việt Nam là một trong 10 nước giảm mạnh nhất với mức giảm 1,2%. Thống kê này khiến Việt Nam rơi vào nhóm 10 nước chịu ảnh hưởng nặng nhất do khủng hoảng tài chính mang lại trong số các nước được cho là nền kinh tế mới nổi. GDP thế giới và của Việt Nam giảm khiến cho khả năng tiêu thụ các sản phẩm may mặc giảm, xơ sợi là một yếu tố đầu vào của ngành dệt may cũng chịu ảnh hưởng lớn từ việc giảm sức tiêu thụ.

So sánh GDP với sản xuất xơ sợi cho thấy GDP ảnh hưởng lớn tới tiêu thụ xơ sợi. Tuy 3 năm trở lại đây GDP thế giới và của Việt Nam tăng chậm lại thì tiêu thụ xơ sợi cũng tăng chậm và giá tăng do lạm phát.

Hình 2. 2 . Quan hệ giữa sản lượng xơ sợi thế giới và GDP

+ Lạm phát: Theo dự đoán mức tăng trưởng của Việt Nam năm 2015 chỉ là

5.8% còn mức lạm phát dự kiến đã là 19% . Do đó, năm 2014 và 2015 là năm cực kỳ khó khăn cho các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp trong ngành dệt may tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Lạm phát 2 con số trong 2 năm qua khiến đồng tiền mất giá, giá nguyên vật liệu, chi phí lao động và các chi phí sản xuất khác tăng nhanh làm giá thành sản phẩm của doanh nghiệp tăng theo trong khi sức tiêu thụ hàng hóa trong nước chậm lại và cũng khó cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu.

Bảng 2. 1 . Tỷ lệ lạm phát từ 2013-2016 Năm Tỷ lệ lạm phát 2013 6.88% 2014 11.75% 2015 18,25% 2016 (dự kiến) 15%

(Nguồn : Tổng cục Thống kê – quý III/2015) + Lãi suất: Lãi suất cho vay của ngân hàng trong 3 năm qua cũng ở mức

được ân hạn 2 năm mới bắt đầu trả lãi và gốc nhưng sẽ là gánh nặng chi phí cho các năm sau.

Nhìn vào bảng số liệu dưới đây cho ta thấy lãi suất cho vay trong 3 năm qua tăng mạnh. Lãi suất tăng bởi do chính sách tiền tệ thắt chặt của SBV nhằm kiềm chế lạm phát. Và các chính sách tiền tệ và tài khóa năm 2016 và 2017 của Chính Phủ sẽ kiên quyết giữ mức tăng trưởng thấp để đổi lấy giảm tốc độ tăng của lạm phát. Điều này sẽ làm cản trở PVTEX trong ý định mở rộng đầu tư nâng cấp hoặc phát triển ngành nghề mới, đồng thời gánh nặng lãi suất vay sẽ phải được ưu tiên giải quyết.

Bảng 2. 2 . Lãi suất cho vay hàng năm từ 2013-2015

Năm 2013 2014 2015

Lãi suất cho vay trung bình VNĐ 12%/năm 16.3%/năm 20%/năm

USD 4.5%/năm 6.5%/năm 7.5%/năm

(Nguồn: Thông tin thị trường – Bản tin VCB 10/2015) + Thâm hụt thương mại:

Hình 2. 3 . Cán cân thương mại các nước

Thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam cũng âm khoảng 4%, cao thứ 3 sau Thổ nhĩ kỳ và Nam Phi (các nước có nền kinh tế mới nổi).

năm qua. Nguyên liệu đầu vào của PVTEX phải nhập khẩu 100% nên tỷ giá tăng chính là gánh nặng cho doanh nghiệp khi kiểm soát chi phí đầu vào.

+ Thâm hụt ngân sách: Ngành dệt may Việt Nam đã được cổ phần hóa từ

năm 2001 và được tư nhân hóa gần như toàn bộ. Thâm hụt ngân sách hàng năm không tác động trực tiếp tới ngành mà chỉ có thể tác động gián tiếp và là yếu tố ảnh hưởng yếu.

* Yếu tố chính trị và luật pháp:

Tình hình chính trị tại Việt Nam trong thời gian qua tương đối ổn định, đây là điều kiện tiền đề cho các nhà đầu tư yên tâm kinh doanh trên thị trường.

Hệ thống pháp luật Việt Nam cũng đang được hoàn thiện, đảm bảo tính đồng bộ giữa các cấp, các ngành liên quan. Từ năm 2000, các khoản đầu tư nước ngoài, dưới dạng đầu tư trực tiếp (FDI) và viện trợ phát triển (ODA) ngày càng tăng trong nền kinh tế Việt Nam. Hơn 14 tỷ USD vốn FDI được giải ngân tại Việt Nam trong 10 năm qua. Khoảng 50% tổng số vốn đầu tư của Việt Nam được cung cấp từ nước ngoài, tạo ra 9% GDP. Xu thế nguồn vốn FDI đã có dấu hiệu tăng nhờ chính sách tạo môi trường đầu tư thông thoáng hơn của Việt Nam, nhờ sự ổn định chính trị và đảm bảo an ninh.

Ngày 14/03/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 36/QĐ-TTg về phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Phát triển ngành dệt may Việt Nam thành ngành công nghiệp trọng điểm.

Theo nghị định số 06/2008/QĐ-Ttg ngày 10/01/2008 của chính phủ về thành lập khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, TP Hải Phòng, khu công nghiệp Đình Vũ nằm trong Khu kinh tế này, theo đó, tất cả các nhà đầu tư nằm trong khu công nghiệp Đình Vũ sẽ được hưởng các khuyến khích và ưu đãi như trong Quyết định. Cụ thể:

- Miễn, giảm thuế, hoàn thuế do dùng lợi nhuận để tái đầu tư. - Miễn thuế nhập khẩu mua sắm đầu tư tài sản cố định.

- Miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu cho 5 năm đầu để sản xuất. - Hoàn thuế nhập khẩu nguyên liệu.

- Thuế thu nhập doanh nghiệp :Mức thuế tiêu chuẩn là 10% cho 15 năm, sau đó là 28%. Miễn thuế hoàn toàn trong 4 năm tính từ năm đầu tiên có lãi. Sau đó, được giảm thuế 50% trong 9 năm tiếp theo. Ngoài ra, có mức thuế ưu đãi 10% với các dự án công nghệ cao theo Nghị định 99/2003/NĐ-CP ngày 28/8/2003 và với các dự án được ưu đãi theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/08/2006.

Những ưu đãi của Chính phủ đối với ngành dệt may cũng như đối với Công ty PVTEX giúp cho doanh nghiệp có lợi thế về giá cạnh tranh do được giảm các chi phí về tài sản cố định, thuế và chi phí cho chuyển giao công nghệ.

* Yếu tố văn hóa xã hội:

Xu hướng và thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm may mặc có sự biến đổi liên tục. Trước đây, người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm may mặc được dệt từ sợi tự nhiên, nhưng do sản lượng và diện tích trồng bong ngày càng giảm nên không đủ đáp ứng nguyên liệu đầu vào cho ngành. Trong khi đó, công nghệ ngày càng phát triển nên xơ sợi tổng hợp càng đáp ứng được các điều kiện như sợi tự nhiên, đồng thời xơ sợi tổng hợp không bị phụ thuộc và thời tiết mùa vụ nên có thể cung cấp sản lượng lớn và ổn định cho ngành dệt may.

* Yếu tố nhân khẩu học:

+ Sự bùng nổ dân số: Dân số thế giới theo số liệu mới nhất đã chạm tới con số hơn 7 tỷ dân vào cuối năm 2015, trong đó phân bổ mật độ cao ở các nước Châu Á. Tại Việt Nam, đến cuối năm 2015, dân số ước đạt trên 87 triệu người, là nước có quy mô dân số cao, mật độ dân số lên tới 258 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số của Việt Nam đạt mức 1,2%, trong đó dân số sống ở thành thị chiếm 29,6% dân số cả nước. Tăng trưởng dân số là nhân tố làm tăng mọi nhu cầu của xã hội và theo đó cầu về may mặc tăng lên.

Mặt khác, Việt Nam được đánh giá là nước dân số trẻ do đó tác động nhiều đến sức mua . Người tiêu dùng là trẻ tuổi thường có nhu cầu mua sắm quần áo thời trang nhiều hơn và cũng có những yêu cầu cao hơn trong phong cách ăn mặc. Vì vậy buộc các nhà sản xuất phải luôn đổi mới để đáp ứng nhu cầu đa dạng đó.

Trước kia phụ nữ thích tự thêu thùa may vá cho bản thân và gia đình hoặc may đo nhưng nay may sẵn là lựa chọn phổ biến nhất, yếu tố này tác động đến ngành may mặc mang tính công nghiệp và đại trà với sản lượng lớn.

Tóm lại , yếu tố dân số bùng nổ, dân số trẻ của Việt Nam và thói quen tiêu dùng quần áo may sẵn làm tăng nhu cầu về may mặc , đặc biệt là các sản phẩm may mặc từ các loại xơ sợi tổng hợp.

+ Phân bổ thu nhập: May mặc là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người. Người dân có thể giảm chi tiêu ở các mặt hàng may mặc đắt tiền nhưng vẫn giữ duy trì mức chi tiêu cho may mặc ở hạng thấp và hạng trung. Ở Việt nam, theo số liệu của tổng cục thống kê, chi tiêu cho may mặc mỗi năm đều tăng lên và ở thành thị luôn tăng nhanh hơn, chiếm tỷ trọng lớn hơn.

Bảng 2. 3 . Phân bổ chi tiêu cho may mặc tại Việt Nam

Đơn vị: tỷ đồng 2013 2014 9T/2015 Cả nước 1.243 1.374 1.558 Thành thị 2.510 3.254 3.984 Nông thôn 1.074 1.128 1.217 (Nguồn : Tổng cục thống kê – 2015;) * Yếu tố công nghệ:

Công nghệ phục vụ cho sản xuất xơ sợi trong thời gian qua là do một số công ty công nghệ đã có tiếng sau nhiều thập kỷ phát triển. Mấy năm trở lại đây, một số công ty công nghệ Trung quốc đã nổi lên trên thị trường quốc tế, như CTIEI/CTCIC, CTA/SINOPEC và Huitong Polyester.

Các công nghệ sản xuất xơ sợi hiện đại được chia làm 2 nhóm chính. Nhóm 1 là các công nghệ được cung cấp bởi các nhà licensor hàng đầu và nhóm 2 là các công nghệ được cung cấp bởi các nhà cung cấp công nghệ giá thấp, và thường là do Trung quốc nghiên cứu và phát triển.

Các nhà sản xuất xơ sợi polyester mới gia nhập thị trường, có cỡ nhà máy từ trung bình đến lớn và có sản phẩm đa dạng thường sử dụng công nghệ của các nhà cung cấp nhóm I. Công nghệ từ các nhà cung cấp nhóm II rẻ hơn và thích hợp với

các nhà máy có sản lượng thấp, có kích cỡ trung bình không phải tính toán đến chi phí bảo dưỡng, chi phí thay thế thiết bị.

Công nghệ sản xuất xơ sợi polyester từ nhiều thập kỷ nay là tương đối ổn định , như vậy sẽ làm giảm chi phí đổi mới cho mảng công nghệ của doanh nghiệp mà chỉ xem xét sử dụng công nghệ nhóm 1 hay nhóm 2 từ lúc bắt đầu dự án xây dựng nhà máy. Việc đổi mới công nghệ trong lĩnh vực này có thể tăng/giảm chiều dài của vết cắt sợi và tăng/giảm số lượng đĩa để tiêm chất xơ.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty cổ phần hóa dầu và xơ sợi dầu khí giai đoạn 2016 2020 (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w