Thực hiện nghiêm túc đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên

Một phần của tài liệu “Thực trạng quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên chính qui trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh” (Trang 93 - 130)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.2.5. Thực hiện nghiêm túc đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên

Nội dung của giải pháp

Đánh giá phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống của sinh viên theo ý thức học tập, chấp hành nội quy, quy chế trong Nhà trường, tham gia các hoạt động chính trị

- xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống các tệ nạn xã hội, phẩm chất

công dân, quan hệ cộng đồng, tham gia vào các đoàn thể… • Cơ sở khoa học của giải pháp

− Căn cứ vào quy chế về đánh giá kết quả rèn luyện của SV của Bộ GD&ĐT

− Căn cứ vào tình hình hoạt động của Nhà trường.

− Việc đánh giá phải là việc làm thường xuyên của Nhà trường; đảm bảo chính

xác, công bằng, công khai và dân chủ. • Cách thực hiện của giải pháp

− Đưa ra được những định hướng, nội dung rèn luyện cụ thể và phù hợp của Nhà

trường, tạo điều kiện cho SV có môi trường rèn luyện.

− Có chế độ khen thưởng phù hợp và kịp thời để tạo động lực khuyến khích cho

sinh viên làm tốt và động viên các SV khác thấy và học hỏi. Đồng thời cũng có những hình thức xử lý vi phạm đối với những SV vi phạm trong viêc thực hiện công tác giáo dục phảm chất chính trị, đạo đức lối sống, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành.

− Việc đánh giá điểm rèn luyện hiện nay mặc dù đã có văn bản hướng dẫn cách

tính điểm rèn luyện gửi tới từng khoa nhưng đa số SV vẫn đánh giá theo hình thức chung chung, cào bằng, chưa thấy đóng góp của các cá nhân. Vì vậy cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa giảng viên môn học, cố vấn học tập và ban cán sự lớp, Chi đoàn, Chi hội.

− Giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập, trợ lý khoa cần quan tâm, sâu sát, thường xuyên theo dõi, uốn nắn những biểu hiện, ý thức, thái độ, hành vi sai lệch về

CTTT của SV.

− Tạo điều kiện cho sinh viên phát huy ý thức tự giáo dục và tự quản của tập thể

các hoạt động do các đoàn thể và trường tổ chức nhằm nâng cao nhận thức từ đó có thái độ hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện phẩm chất nhân cách, biến quá trình rèn luyện thành quá trình tự rèn luyện để phấn đấu trở thành những thầy cô giáo tương lai có đầy đủ năng lực và phẩm chất tốt.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

GDCTTT cho SV là hoạt động có tính chất thường xuyên, được thực hiện từ

khi sinh viên bước chân vào trường cho đến khi sinh viên ra trường. Chủ thể của

công tác GDCTTT không chỉ có bộ phận chức năng là phòng Công tác Chính trị và

Học sinh Sinh viên mà là toàn bộ Nhà trường, các phòng, ban, khoa, tổ, các giảng viên, công chức và bản thân sinh viên.

Các giải pháp quản lý nhằm tăng cường công tác GDCTTT cho SV được xây dựng trên cơ sở khoa học, giáo dục phát triển toàn diện nhân cách người học.

Hệ thống các giải pháp có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc vào kết quả của nhau. Các giải pháp đề xuất muốn có hiệu quả cần phải có đủ các điều kiện sau: cán bộ quản lý, giảng viên Nhà trường phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác giáo dục này, đồng thời phải là người mẫu mực về CTTT để sinh viên học tập làm theo, Nhà trường phải xây dựng được văn hóa nhà trường, có môi trường tốt về vật chất và tinh thần để SV học tập và rèn luyện.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Người thầy là người giữ trọng trách trước một thế hệ. Xã hội muốn tồn tại và phát triển thì phải có sự tiếp thu, kế thừa tài sản của nhân loại. Sứ mạng ấy đặt trên vai người thầy, đòi hỏi họ không chỉ có vốn kiến thức phong phú, sâu rộng mà còn phải có phẩm chất đạo đức trong sáng mới xứng đáng là người dẫn đường dạy học và giáo dục. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ : “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc rất quan trọng”. Vì vậy trong bất cứ giai đoạn cách mạng nào, công tác GDCTTT cho SV cũng phải được các trường quan tâm và thực hiện nghiêm túc.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác GDCTTT cho SV Trường ĐHSP TP.HCM ngoài việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cho SV, nhà trường còn phải quan tâm đến GDCTTT nhằm tạo ra thế hệ SV có ý thức đúng đắn, sống có lý tưởng, hoài bão, phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp…đúng với mục tiêu của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo.

Từ kết quả khảo sát thực trạng quản lý công tác giáo dục CTTT cho sinh viên trường ĐHSP TP.HCM cho thấy : Đại đa số cán bộ và SV của trường có nhận thức tốt, và đáng giá tốt về vai trò và tầm quan trọng của công tác GDCTTT cho SV, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Mặt khác thông qua GDCTTT, sinh viên sẽ có thêm những nhận thức lý luận để vận dụng vào cuộc sống, từ đó sinh viên ra sức phấn đấu cho sự nghiệp “Trồng người” mà xã hội đang chờ đợi.

Tuy nhiên, công tác GDCTTT cho SV tại trường còn một số hạn chế trong

việc phối hợp chưa đồng bộ, chưa nhịp nhàng, chưa bám sát sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và đào tạo nên hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn đã đặt ra nên ít nhiều vẫn còn mang tính hình thức. Vẫn còn một bộ phận SV chưa nhận thức đúng vai trò và tầm quan trọng của công tác GDCTTT cho SV, do đó dẫn tới vi phạm quy chế nội quy nhà trường và bị kỷ luật (đánh lộn trong trường, thi hộ và nhờ người thi hộ…). Cán bộ quản lý, giảng viên của Trường đã có nhận thức cao về vai trò và tầm quan trọng của công tác GDCTTT cho SV và đã tích cực thực hiện

các giái pháp quản lý nhằm giáo dục sinh viên phát triển toàn diện hơn đáp ứng yêu cầu của xã hội.

2. KIẾN NGHỊ

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn của đề tài : “Thực trạng quản lý công tác

giáo dục CTTT cho sinh viên chính quy Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ

Chí Minh”, từ tình hình thực tế của nhà trường để công tác GDCTTT cho SV của

trường đạt hiệu quả cao góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục của trường, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau

• Đối với Nhà trường :

Một là : Tăng cường sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Nhà trường, các tổ chức đoàn thể, các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường đối với công tác giáo dục chính trị tưởng cho sinh viên. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý về tầm quan trọng của công tác GDCTTT và quản lý công tác GDCTTT cho SV

Hai là : Thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, tổ chức những hoạt động thiết thực, hiệu quả, phù hợp. Trong từng nội dung phải chú ý đến tính giáo dục, hướng nghiệp, nghiệp vụ sư phạm để giáo dục cho SV nhằm

thu hút SV tham gia, học tập rèn luyện một cách tích cực, thúc đẩy ý thức tự học tự

rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của SV.

Ba là : Tăng cường phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác GDCTTT cho SV có đủ phẩm chất, năng lực, thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên

môn trong công tác GDCTTT cho SV. Mỗi thầy cô là tấm gương sáng để sinh viên

học tập và noi theo.

Bốn là : Tăng cường hơn nữa công tác quản lý SV trên tất cả các lĩnh vực, trong giờ học chính khóa cũng như sinh hoạt ngoại khóa, trong khu nội trú cũng như ngoại trú, tổ chức tốt hệ thống hỗ trợ SV, tăng cường lãnh đạo, phối hợp hoạt động giữa các phòng chức năng với các khoa, phòng ban, bộ môn trực thuộc, giáo

viện chủ nhiệm, cố vấn học tập, trợ lý giáo vụ khoa để công tác phục vụ và hoạt động của SV đi vào nề nếp và hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.

Năm là : Việc kiểm tra đánh giá hoạt động GDCTTT cho SV phải công bằng, công khai, có khen thưởng để động viên khuyến khích sinh viên phát huy và là động lực để các SV học tập và rèn luyện, hạn chế lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, đạo đức xuống cấp…

• Đối với Bộ Giáo dục và đào tạo :

Bộ GD&ĐT cần có những văn bản mới phù hợp với tình hình về công tác

GDCTTT, có những chủ trương, quy chế kịp thời, xây dựng, thống nhất kế hoạch,

mục tiêu, nội dung chương trình phù hợp với sinh viên nhằm giúp Trường có cơ sở để vận dụng, huy động nguồn lực trong và ngoài trường cùng tham gia và làm tốt công tác giáo dục này.

Bộ cần có chiến lược bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ, tập thể sư phạm làm công tác GDCTTT cho SV.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Huỳnh Công Ba (2003), “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác GDCTTT và đạo đức, đối với SV (từ thức tiễn của Trường ĐHSP TP.HCM”, luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công.

2. Bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX.

3. Báo cáo tổng kết các năm học trong công tác chính trị tư tưởng, Trường ĐHSP TP.HCM.

4. Báo cáo tổng kết Nghị quyết liên tịch số 12/2008/NQLT-BGDĐT- TWĐTN, Đại học Sư phạm TP.HCM.

5. Bộ Đại học và THCN (1979), Một số văn kiện của Trung ương và Chính phủ về công tác đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và đào tạo, Báo cáo tổng kết công tác học sinh viên viên, Hà Nội.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009 – 2020, Hà Nội.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007) Dự thảo “qui định về GD phẩm chất, chính trị, lối sống cho HS,SV...”, Hà Nội.

9. Bộ Giáo dục và đào tạo (2005), Luật giáo dục, Hà Nội.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của HSSV các cơ sở GD đại học và trường TCCN hệ chính quy, Hà Nội.

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy định về công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trong các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp,

12. Đại học Sư phạm TP.HCM (2011), Tạp chi Khoa học ĐHSP TP.HCM,

số 31.

13. Các công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tuần sinh hoạt công dân học sinh sinh viên mỗi đầu năm học.

14. Tạ Văn Doanh (2012), Quản lý và quản lý trường học một số vấn đề lý luận và nghiệp vụ, Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ & Báo Giáo dục TP.HCM.

15. Võ Xuân Đàn (2002) – Chủ trì nhóm nghiên cứu, Quan điểm về đạo đức và lối sống của SV Trường ĐHSP TP.HCM – M4 số B2001-23-11.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 BCHTW khoá VIII. NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Hồ Chí Minh Toàn tập,Nhà xuất bản Sự thật – 1987.

18. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội .

19. Bùi Minh Hiền (Chủ biên) – Vũ Ngọc Hải – Đặng Quốc Bảo (2006)

Quản lý giáo dục, NXB ĐHSP.

20. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thành, Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Thế giới.

21. Trần Thị Hương (chủ biên) – Nguyễn Thị Bích Hạnh – Hồ Văn Liên – Ngô Đình Qua (2009), Giáo dục học đại cương, NXB ĐHSP TP.HCM. 22. Trần Thị Hương (Chủ biên) – Võ Thị Bích Hạnh – Hồ Văn Liên – Vũ

Thị Sai – Võ Thị Hồng Trước (2009), Giáo dục học phổ thông, NXB ĐHSP TP.HCM.

23. Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và trường học, Viện khoa học giáo dục.

24. Trần Kiểm, Khoa học quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản giáo dục.

25. Hồ Văn Liên, Quản lý hoạt động sư phạm(Tài liệu học tập dùng cho học viên cao học QLGD), Đại học Sư phạm TP.HCM.

26. Hồ Văn Liên, Quản lý giáo dục và trường học (Tài liệu dành cho học viên cao học), Đại học Sư phạm TP.HCM.

27. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2009), Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhà trường, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

28. Nguyễn Mỹ Lộc - Nguyễn Quốc Chí (1996), Lý luận đại cương về quản , Trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội .

29. Một số chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

30. Một số luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục.

31. Một số kế hoạch liên tịch về phòng chống ma túy, tội phạm trong hoc sinh, SV của Bộ GD&ĐT, Bộ Công An, Bộ Y tế, Bộ LĐTBXH và một số nghị quyết của chính phủ về vấn đề này.

32. Một số trang web liên quan.

33. Một số văn kiện của Đảng về công tác giáo dục lý luận và chính trị (Tài liệu học tập nghiệp vụ huấn học lớp trung cấp)(1980), Nhà xuất bản sách giáo khoa Mác-Lê nin, Hà Nội.

34. Một số nghị quyết Trung ương Đảng.

35. Bùi Ngọc Oánh (2001), Tâm lý học trong xã hội và quản lý, NXB Thống kê.

36. Ngô Đình Qua (2005), Phương pháp nghiên cứu Khoa học GD, NXB ĐHSP.

37. Sổ tay sinh viên Trường ĐHSP TP.HCM năm học 2011 - 2012

38. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, công chức nhà nước ngành GD&ĐT (2009), Hà nội

40. Nguyễn Quang Uẩn (1998), Xây dựng lối sống và đạo đức mới cho sinh viên đại học Sư phạm phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Báo cáo tổng hợp, Hà Nội.

41. Huỳnh Khái Vinh (2001), Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

PHỤ LỤC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN SINH VIÊN

VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG

Các bạn sinh viên thân mến,

Để đánh giá một số mặt công tác giáo dục chính trị tư tưởng (GDCTTT) cho sinh viên của trường , chúng tôi gởi đến các bạn một số câu hỏi để tìm hiểu cách đánh giá của các bạn về những kết quả của công tác này được thực hiên trên chính các bạn. Mong các bạn cộng tác bằng cách trả lời tất cả các câu bằng cách đánh dấu (X) vào ô tương ứng. Xin cảm ơn các bạn.

Bạn là:

- Nam - Nữ

- Đảng viên - Đoàn viên - Hội viên

Sinh viên năm thứ:

- Nhất - Hai - Ba - Tư - Năm

Đang học ở trường: __________________________________________________

Hướng dẫn: Hãy đánh dấu (X) vào ô thích hợp với suy nghĩ của các bạn theo các mức độ

Câu Nội dung Rất Mức độ đồng ý

đúng Đúng Lưỡng lự Không đúng Không biết 1 Công tác GDCTTT là giáo dục cho SV

sống có lý tưởng và trung thành với lý tưởng cách mạng

2 Công tác GDCTTT xây dựng một đời sống tinh thần phong phú, đa dạng cho sinh viên

Câu Nội dung Rất Mức độ đồng ý

đúng Đúng Lưỡng lự Không đúng Không biết 3 Công tác GDCTTT giúp sinh viên nhận

diện và đấu tranh chống những quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc bản chất cách mạng, quan điểm đường lối đổi mới của Đảng

4 Công tác GDCTTT giúp chống các biểu hiện tiêu cực trong lối sống, lẽ sống của sinh viên nhằm khẳng định tính cách mạng và khoa học của hệ tư tưởng Mác Lênin 5 Công tác GDCTTT góp phần vào việc xây

dựng con người mới xã hội chủ nghĩa 6 Công tác GDCTTT góp phần hình thành

Một phần của tài liệu “Thực trạng quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên chính qui trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh” (Trang 93 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)