7. Phương pháp nghiên cứu
1.4. Vai trò của giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên
Giáo dục đại học là một bộ phận quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Luật Giáo dục đã chỉ rõ mục tiêu của giáo dục đại học là “đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Như vậy, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục đào tạo đã chỉ rõ: giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng trong giáo dục đại học nói chung và trong giáo dục SV nói riêng.
SV là bộ phận ưu tú nhất trong lứa tuổi thanh niên. Phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện, phấn đấu trong các nhà trường phổ thông, phải qua một kỳ thi tuyển khó khăn họ mới trở thành SV đại học. So với những bạn cùng lứa thì đây là những người có trình độ học vấn cao, có trí thông minh hơn người, có phẩm chất đạo đức tốt. Ở lứa tuổi từ 18 đến 23 sinh viên đã có sự phát triển tương đối đầy đủ và toàn diện: nhân cách đã định hình tương đối ổn định, trí tuệ đã phát triển, đã hình thành thế giới quan cá nhân với khả năng tự đánh giá, tự thẩm định và điều chỉnh hành vi. Cho nên quan điểm giáo dục đào tạo của Đảng ta là coi SV là “một nhân cách đã trưởng thành trong chiến lược”. Tuy nhiên, nhân cách không phải là một cái cho sẵn, cố định, bất biến, hình thành một lần và xong xuôi. Nhân cách là một quá trình, được hình thành và phát triển dần dần trong suốt đời sống của cá nhân. Lứa tuổi thanh niên, sinh viên là một giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành nhân
cách, nhưng kinh nghiệm sống của họ còn chưa phong phú, tư tưởng còn chưa được chín chắn. Vì vậy, việc giáo dục chính trị, tư tưởng có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành, phát triển nhân cách của SV.
Hiện nay thế hệ thanh niên Việt Nam là thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng, là lực lượng chủ yếu xây dựng xã hội chủ nghĩa, việc giáo dục, bồi dưỡng và rèn luyện
CTTT của họ có liên quan đến vấn đề sống còn của dân tộc, đến sự thành bại của
cách mạng, đến sự giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. SV là một bộ phận thanh niên có học vấn cao, sẽ là lực lượng lao động trí tuệ của đất nước, là những trí thức tương lai thì việc GDCTTT cho họ lại càng cần thiết để mỗi hoạt động của họ hiện nay và sau này đều hướng tới sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân, lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp.
Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định thanh niên phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển nhân tố và nguồn nhân lực con người. Vì vậy thanh niên phải được đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng thành thế hệ con người mới có lý tưởng cao đẹp, có ý thức trách nhiệm công dân, có tri thức, có sức khỏe và lao động giỏi; sống có văn hóa, tình nghĩa, giàu lòng yêu nước, vững vàng về chính trị, kiên định con đường XHCN. Muốn thức hiện được nhiệm vụ đó, công tác GDCTTT cho SV không thể không tiến hành một cách nghiêm túc, khoa học và có hiệu quả.
Đối với SV sư phạm, vai trò CTTT hết sức to lớn đối với sự nghiệp giáo dục và xã hội. Vì nó có tính quyết định đến chất lượng đội ngũ lao động phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp công nghiệp hóa
– hiện đại hóa đất nước. SV thể hiện đức tài của mình trong sự nghiệp giáo dục và
đào tạo nhằm chiếm lĩnh một vị trí xứng đáng trong xã hội. SV được rèn luyện trong môi trường sư phạm sẽ xây dựng thành những chuẩn mực để hướng các thế hệ sau theo những chuẩn mực của những nhà sư phạm.
Công tác GDCTTT cho SV trong trường đại học cần đạt được những mục tiêu
chủ yếu sau: Bồi dưỡng lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, thế giới quan cách mạng và nhân sinh quan đúng đắn cho SV; tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước nhằm rèn luyện và nâng cao bản lĩnh chính trị, ý chí cách
mạng của SV. Thỏa mãn các nhu cầu tinh thần ngày càng cao nhằm xây dựng một đời sống tinh thần phong phú, đa dạng cho SV.
Nhận diện và đấu tranh chống những quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc bản chất cách mạng của đường lối đổi mới của Đảng nhằm khẳng định tính cách mạng và khoa học của hệ tư tưởng Mác Lênin. Góp phần đắc lực vào việc xây dựng con người mới XHCN. Mục đích của công tác GDCTTT cho SV là truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, qua đó làm hình thành thế giới quan cách mạng và phương pháp luận khoa học cho SV, bồi dưỡng nhân sinh quan đúng đắn, lối sống lành mạnh, đào tạo ra những con người “vừa hồng, vừa chuyên” phục vụ cho công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, xây dựng CNXH.
GDCTTT là một bộ phận quan trọng trong giáo dục đại học. Với ý nghĩa đó,
GDCTTT cho SV có vai trò rất quan trọng, là “nghĩa vụ hàng đầu, có tác dụng quyết định đến mọi mặt công tác khác của trường” [5]
Vì vậy trong giáo dục đại học nếu coi thường GDCTTT, không có lập trường giai cấp vững vàng sẽ mất phương hướng chính trị sẽ dẫn đến không phân biệt được đâu là học thuyết phản động, đâu là học thuyết khoa học, từ đó có những biểu hiện lệch lạc, không có những phương pháp luận trong những hoạt động của SV. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nhận xét : “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin” [17]
Bộ GD&ĐT đã khẳng định: “Thực hiện giáo dục toàn diện, chú trọng GDCTTT nhân cách đạo đức, lối sống nhằm hình thành trong SV tinh thần yêu nước, yêu quê hương, yêu gia đình và tinh thần tự tôn dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn.” [6]