Cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu “Thực trạng quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên chính qui trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh” (Trang 82 - 88)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.1.2.Cơ sở pháp lý

− Luật giáo dục là cơ sở cho việc quản lý giáo dục nói chung và lĩnh vực

GDCTTT cho SV nói riêng nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội có chất lượng

phục vụ cho mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [16]

− Tư tưởng của Mác về mối quan hệ giữa tri thức lý luận và hoạt động thực tiễn:

theo Mác giữa lý luận và thực tiễn có mối quan hệ biện chứng với nhau, lý luận là cơ sở làm tiền đề cho hoạt động thực tiễn, nếu hoạt động thực tiễn không được soi đường bởi tri thức lý luận thì hoạt động đó là hoạt động mù quáng. Nhưng nếu chỉ có tri thức lý luận suông mà không có hoạt động thực tiễn thì lý luận đó trở thành giáo điều, sáo rỗng. Vì vậy việc giáo dục chính trị tưởng cho SV phải đảm bảo tính cân đối giữa lý thuyết với thực hành, giữa lý luận với hoạt động thực tiễn.

− Tư tưởng của Hồ Chí Minh về công tác GDCTTT cho SV, thống nhất giữa lời nói với việc làm là một nguyên tắc đạo đức của Hồ Chí Minh. Người là tấm gương thể hiện rõ nét sự thống nhất giữa lời nói đi đôi với hành động, lý luận đi đôi với thực tiễn, nói là để mà làm, dù là việc lớn hay việc nhỏ. Đây chính là sức thuyết phục mạnh mẽ nhất trong tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

− Quán triệt nguyên lý giáo dục của Đảng: học đi đôi với hành, lý luận gắn liền

với thực tiễn, giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội.

− Nghị quyết của TW qua các kỳ đại hội về vấn đề CTTT cho SV

− Các công văn chỉ thị của Bộ về công tác CTTT cho SV trong các nhà trường.

3.1.3. Cơ sở thực tiễn

Qua thực tiễn đã trình bày ở chương 2, bên cạnh một số kết quả, GDCTTT cho SV cũng như công tác quản lý GD TTT cho SV của Trường ĐHSP TP.HCM trong thời gian qua còn không it những hạn chế. Những giải pháp đưa ra nhằm khắc phục những hạn chế ấy và cùng với Nhà trường giáo dục cho sinh viên sống có lý tưởng và trung thành với lý tưởng cách mạng. Giáo dục CTTT cũng chính là thực hiện mục tiêu của giáo dục : “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo dức, tri thức, sức khỏe thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc của chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [16]. Đồng thời cũng đảm bảo được các nguyên tắc sau

3.1.3.1. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên

Công tác GDCTTT cho SV trong Nhà trường phải quán triệt các chủ trương,

đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Vì vậy khi xây dựng nội dung, chương trình giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức đều phải từ quan điểm chỉ đạo của Đảng và đường lối phát triển của đất nước. Việc đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên phải quán triệt quan điểm của Đảng về công tác GDCTTT cho SV.

3.1.3.2. Đảm bảo tính hiệu quả

Các giải pháp quản lý phải nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chung của Nhà trường và nâng cao chất lượng hiệu quả công tác GDCTTT cho SV, nhằm biến quá

trình GDCTTT cho SV thành quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện để nâng cao nhận

thức, ý thức trách nhiệm của bản thân. Các giải pháp quản lý phải có tác dụng cho sinh viên luôn có thói quen chấp hành tốt nội quy, quy chế của Nhà trường, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, biết sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

3.1.3.3. Tiếp cận hoạt động và nhân cách

Nhân cách con người chỉ được hình thành thông qua hoạt động và bằng hoạt động. Vì vậy nhân cách sinh viên có thể được hình thành thông qua học tập và giảng dạy, cũng như các hoạt động giáo dục khác trong Nhà trường. Tiếp cận hoạt động và nhân cách vào quá trình quản lý công tác GDCTTT cho SV là làm cho cả thầy và trò đều trở thành chủ thể của hoạt động giáo dục, rèn luyện CTTT để đạt mục đích là hình thành phát triển các phẩm chất chính trị cho sinh viên theo yêu cầu của xã hội. Vì vậy trong quá trình quản lý và GDCTTT nhiệm vụ của nhà quản lý và giáo viên là phải tạo ra động lực cho người học, làm cho người học tham gia một cách tích cực vào quá trình hình thành nên các phẩm chất CTTT. Hình thức tổ chức hoạt động phải thực sự là phương pháp tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức, hoạt động rèn luyện của SV làm cho hoạt động GDCTTT trở thành hoạt động cùng nhau của thầy và trò.

3.1.3.4. Đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chỉ đạo của nhà quản lý, vai trò

chủ đạo của giảng viên với vai trò tích cực chủ động của sinh viên

Giáo dục và tự giáo dục là hai mặt hoạt động cơ bản của quá trình giáo dục rèn luyện trong Nhà trường, luôn có sự thống nhất và biện chứng với nhau. Trong đó giao viên đóng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức, điều khiển chỉ đạo hoạt động giáo dục, tự giáo dục, tự hoàn thiện của sinh viên, còn giáo viên chịu sự hướng dẫn,

chịu sự điều khiển của giáo viên nhưng đồng thời cũng là chủ thể của hoạt động tự

giáo dục. Công tác GDCTTT cho SV chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi người thầy phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giáo dục, rèn luyện của SV. Vì vậy trong quá trình quản lý công tác GDCTTT cho SV, nhà quản lý và người thầy cần có các giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giáo dục, rèn luyện để hoàn thiện nhân cách có hiệu quả, tạo điều kiện phát huy ý thức tự giáo dục của SV và tự quản của tập thể sinh viên đối với công tác GDCTTT vì đây là giải pháp quan trọng ảnh hưởng đến phẩm chất lối sống của từng SV và tập thể sinh viên từ đó SV sẽ có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện phẩm chất nhân cách. Ý thức, sự nỗ lực của bản thân mỗi SV có ý nghĩa quan trọng trong việc trang bị cho mình một hành trang lý luận, một bản lĩnh chính trị vững vàng để bước vào cuộc sống sau này.

3.1.3.5. Đảm bảo tính thực tiễn

Các giải pháp tổ chức, GDCTTT cho SV phải có khả năng thực thi, phù hợp với mục tiêu đào tạo, phù hợp với đặc điểm, đặc thù, năng lực giảng viên, trình độ sinh viên và điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học của trường, phù hợp với xu thế phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay và đáp ứng yêu cầu của xã hội.

3.1.3.6. Đảm bảo tính toàn diện

Các giải pháp tổ chức, GDCTTT cho SV phải tạo ra được kết quả cao trong nhiều phương diện, tác dụng kích thích SV tích cực học tập đạt kết quả cao trong học tập, nghiên cứu, các công tác Đoàn hội. Giúp sinh viên nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, tốt hơn, nhanh hơn và sâu sắc hơn, năng động sáng tạo hơn. Giúp SV hình thành năng lực tự học, tự rèn luyện để có thái độ động cơ học tập đúng đắn. Đồng thời các giải pháp GDCTTT nâng cao được chất lượng, hiệu quả của quá trình

GDCTTT cho SV góp phần hình thành phát triển nhân cách SV thành con người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

toàn diện.

3.2. Một số giải pháp

GDCTTT cho SV là một mặt quan trọng của giáo dục nhân cách con người

Việt Nam phát triển toàn diện trong thời kỳ hội nhập, đặc biệt là nhân cách của người giáo viên chân chính. Sự hình thành nhân cách nhà giáo là một quá trình phấn

đấu và tích lũy trong đó quá trình học tập rèn luyện CTTT trong nhà trường sư phạm là vô cùng quan trọng, nó góp phần to lớn đến sự hình thành phẩm chất chính trị, các phẩm chất đạo đức và năng lực của SV, để từ đó họ trở thành những thầy cô giáo thực thụ đáp ứng được yêu cầu của xã hội, góp sức cùng xã hội thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới và công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Để công tác GDCTTT cho SV đạt hiệu quả, qua thực tiễn trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần làm cho công tác quản lý sinh viên trong linh vực này mang lại hiệu quả cao

hơn và đáp ứng được sự quan tâm và kỳ vọng của Đảng và Nhà nước trong công tác

GDCTTT cho SV. Trong Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX, đồng chí Tồng Bí thư

Nông Đức Mạnh đã phát biểu nhấn mạnh thể hiện sự quan tâm của Đảng đến tuổi trẻ cả nước là : “ Phải thường xuyên coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; đổi mới và mở rộng các hình thức sinh hoạt, học tập; không ngừng bồi dưỡng nâng cao nhận thức lý luận; quán triệt đường lối, nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ của thanh niên; xây dựng bản lĩnh chính trị, củng cố niềm tin, xác định rõ trách nhiệm của mình trước yêu cầu và nhiệm vụ của đất nước; nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần tự lực tự cường, ý chí chiến thắng đói nghèo, lạc hậu và xây dựng đất nước phồn vinh” [1]

3.2.1. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đổi mới nội dung, chương trình theo định hướng mục tiêu giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

Nội dung giải pháp :

Cần quan tâm nữa đến việc quản lý hoạt động dạy và học các môn khoa học

Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh bởi vì kiến thức của môn học này tạo nên

niềm tin, lý tưởng và định hướng cho hoạt động thực tiễn trong cuộc sống của sinh viên

Cơ sở khoa học của giải pháp

− Căn cứ vào định hướng chung của Vụ Công tác Học sinh Sinh viên Bộ Giáo-

− Căn cứ vào định hướng và chỉ đạo của Đảng ủy và Nhà trường

− Căn cứ vào tình hình thực tiễn, tình hình kinh tế, chính trị của đất nước và tại

địa phương.

− Căn cứ vào tình hình của công tác GDCTTT cho SV của Trường.

− Căn cứ vào cơ sở vật chất và nguồn lực giáo dục và trình độ của SV Nhà trường.

Cách thực hiện các giải pháp

− Xây dựng kế hoạch, ổn định tổ chức đội ngũ giảng viên, thực hiện nghiêm túc

chương trình giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin và tưởng Hồ Chí Minh. − Trong công tác giảng dạy, giảng viên phải thực hiện nghiêm túc nội dung, chương trình từng môn học, đổi mới các hình thức, phương pháp dạy học, làm cho sinh viên tích cực tham gia nghiên cứu, học tập bộ môn.

− Giáo dục sinh viên có lý tưởng học tập đúng đắn là phục vụ cho lý tưởng độc

lập, tự do mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn. Nhất là sinh viên sư phạm phải có lý tưởng, động cơ học tập và thái độ chính trị đúng đắn để phục vục cho sự nghiệp giáo dục và tạo nguồn lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

− Giáo dục sinh viên có thái độ chính trị vững vàng, không bị dao động trước

những khó khăn trong cuộc sống. nhất là không để đánh mất phương hướng chính trị, luôn gắn bó với ngành nghề mà bản thân sinh viên đã lựa chọn, không so bì thiệt hơn trước những tác động của nền kinh tế thị trường. bằng cách nêu gương những hình ảnh của các thầy cô giáo, qua những trang giáo án từng môn học hoặc qua những việc làm thực tế hàng ngày của những người làm công tác giáo dục như từ tác phong đến cử chỉ đứng lớp, từ lời ăn tiếng nói đến những hành động cu xử hàng ngày sẽ tác động đến SV, góp phần làm cho sinh viên hấp thụ và cảm thấy yêu nghề hơn.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu “Thực trạng quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên chính qui trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh” (Trang 82 - 88)