7. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên
Quá trình GDCTTT là một quá trình được tổ chức một cách có mục đích và
khoa học của nhà giáo dục nhằm chuyển hóa một cách tự giác những giá trị tư tưởng chính trị của xã hội thành phẩm chất giá trị của cá nhân.
Quản lý GDCTTT cho SV là những tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà quản lý đến tập thể, cán bộ, giảng viên, SV và những lực lượng giáo dục trong và ngoài trường nhằm huy động họ tham gia và quan tâm GDCTTT cho SV để thực hiện có hiệu quả, mục tiêu nhiệm vụ GDCTTT đề ra, góp phần hình thành phát triển
nhân cách người học một cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu của xã hội đang mong
đợi. SV xác định được tương lai và nắm vững nghề nghiệp để bắt đầu có tính độc lập, tính tự lập và tự quản trong cuộc sống của mình.
− Lập kế hoạch quản lý công tác GDCTTT cho SV.
− Tổ chức thực hiện công tác GDCTTT cho SV.
− Chỉ đạo thực hiện công tác GDCTTT cho SV.
− Kiểm tra đánh giá kết quả công tác GDCTTT cho SV.
1.5.1. Mục tiêu của quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên
Công tác GDCTTT là giáo dục cho SV sống có lý tưởng và trung thành với lý
tưởng cách mạng. Mục tiêu cao nhất của GDCTTT cũng chính là thực hiện mục tiêu
của giáo dục: “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri
thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [9]
− Nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của quá trình GDCTTT cho SV và cải
thiện liên tục quá trình GDCTTT cho SV để nâng cao chất lượng toàn diện nhân
cách người học.
− Bồi dưỡng lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, thế giới quan cách mạng và nhân sinh
quan đúng đắn, lối sống lành mạnh cho SV, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội qui, qui chế của trường nhằm rèn luyện và nâng cao bản lĩnh chính trị, ý chí cách mạng của SV, hình thành ý thức trách nhiệm trong SV trước bản thân nhà trường và xã hội.
− Thỏa mãn các nhu cầu ngày càng cao nhằm xây dựng một đời sống tinh thần
− SV nhận diện và đấu tranh chống những quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc bản chất cách mạng, quan điểm đường lối đổi mới của Đảng, chống các biểu hiện tiêu cực trong lối sống, lẽ sống của sinh viên nhằm khẳng định tính cách mạng và khoa học của hệ tư tưởng Mác Lênin, góp phần đắc lực vào việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.
− Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành thế giới
quan cách mạng và phương pháp luận khoa học cho sinh viên, đào tạo ra những con người “vừa hồng, vừa chuyên” phục vụ cho công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
− Giáo dục truyền thống, lịch sử, văn hóa tốt đẹp của dân tộc, của cách mạng
góp phần bồi dưỡng những tình cảm đúng đắn của SV đối với quê hương đất nước.
− Giáo dục cho SV có niềm tin tuyệt đối vào Đảng, Nhà nước, vào sự nghiệp
xây dựng và phát triển đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu.
− Hình thành cho SV có thói quen, tự giác thực hiện chuẩn mực về phẩm chất
đạo đức và hiểu biết có ý thức chấp hành pháp luật; nỗ lực phấn đấu trong học tập, rèn luyện, phát huy tính chủ động sáng tạo, tích cực cống hiến sức lực, trí tuệ vào sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
1.5.2. Nội dung quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên
GDCTTT là một mặt quan trọng của giáo dục nhân cách con người Việt Nam
phát triển toàn diện trong thời kỳ hội nhập, Sự hình thành nhân cách là một quá trình phấn đấu và tich lũy trong đó quá trình học tập rèn luyện CTTT trong nhà trường của SV là vô cùng quan trọng, nó góp phần to lớn đến sự hình thành phẩm chất CTTT và năng lực của SV để từ đó họ trở thành những thầy cô giáo thực thụ đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Công tác GDCTTT cho SV gồm có những nội dung cơ bản sau:
Giáo dục cho SV lòng yêu nước, lý tưởng cộng sản, niềm tin đối với sự lãnh đạo của Đảng và bản lĩnh chính trị. Ngày nay truyền thống yêu nước cũng như lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và truyền thống dân tộc được biểu hiện sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng đất nước, thể hiện ở sự nhất trí và tin tưởng vào đường
lối, chính sách đổi mới của Đảng. Mọi người cùng nhau thực hiện công nghiệp hóa
– hiện đại hóa đất nước, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Lòng yêu nước đã trở thành một trong những động lực đối với con người Việt Nam nói chung và thế hệ SV nói riêng. Do đó, giáo dục cho SV lòng yêu nước là rất cần thiết như
+ Động viên SV tích cực học tập, làm giàu kiến thức để thực hiện công nghiệp
hóa – hiện đại hóa đất nước, góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và
văn minh.
+ Giáo dục cho SV, những con người trí thức sẵn sàng xung kích đi đầu đến những nơi gian khó, mọi miền đất nước để làm giàu cho Tổ quốc.
+ Giáo dục cho SV, SV thời đại Hồ Chí Minh lòng yêu nước phát huy lên tầm
cao mới đó là có lý tưởng sống, chiến đấu, lao động và học tập vì sự thống nhất non sông độc lập cho Tổ quốc và hạnh phúc cho dân tộc.
+ Giáo dục cho SV về những truyền thống dân tộc, ngoài truyền thống yêu nước ra còn có truyền thống lao động cần cù, siêng năng, sáng tạo trong lao động sản xuất; truyền thống đoàn kết, đùm bọc, thương yêu lẫn nhau, giúp đỡ nhau trong những lúc hoạn nạn, thiên tai, khó khăn…; truyền thống luôn có ước mơ hoài bão lớn là vươn lên trong khó khăn gian khổ, không chịu đói nghèo…
+ Giáo dục cho sinh viên ý thức chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước [11].
Bồi dưỡng cho SV lý tưởng cách mạng cao đẹp của Đảng, quan điểm đường lối chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong thời ký đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nâng cao ý thức cảnh giác chính trị trước những âm mưu “Diễn biến hòa bình” và thủ đoạn xuyên tạc của những thế lực thù địch chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, phá hoại sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Hình thành cho SV khả năng phân tích độc lập, đánh giá đúng, khách quan các
sự kiện chính trị - xã hội trong và ngoài nước. Hình thành năng lực hoạt động chính trị - xã hội như tổ chức, vận động, tuyên truyền, giáo dục, giúp đỡ mọi người cùng
tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội với tinh thần tích cực tự giác, với động cơ đúng đắn, trước hết là đối với những tổ chức gần gũi chính mình như Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam [39].
Tình trạng xuống cấp của giáo dục nước ta hiện nay không phải chỉ là sự yếu kém về mặt khoa học, tụt hậu về trình độ…mà còn có một nguyên nhân cơ bản là sự giảm sút về công tác giáo dục tư tưởng. Vì vậy, việc giải quyết thực trạng giáo dục hiện nay không phải sử dụng biện pháp chủ yếu, thậm chí duy nhất, là “mô phỏng”, “du nhập” nền giáo dục được xem là tiên tiến của các nước phương Tây mà là tìm ra một “mô hình giáo dục dân tộc, hiện đại, phù hợp với thực tiễn Việt Nam” mà Đảng ta, Chủ tịch HCM đã nhắc nhở. Tư tưởng Hồ Chí Minh về “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại”, “kết hợp nội lực với ngoại lực”, trong mọi mặt xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, càng có ý nghĩa đặc biệt quan trong đối với lĩnh vực giáo dục. Bởi vì, giáo dục Việt Nam phải sản sinh, đào tạo con người Việt Nam có lòng yêu nước nồng nàn và làm nghĩa vụ quốc tế trong cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc, xây dựng xã hội hòa bình, dân chủ văn minh, tiến bộ. Nhiệm vụ này của giáo dục chỉ có thể thực hiện trên cơ sở tăng cường có hiệu quả công tác giáo dục lý luận, tư tưởng chính trị theo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh [27]
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991) đã xác định “Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở tư tưởng, kim chỉ nam hành động”. Điều này khẳng định rằng, trong mọi hoạt động của nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đều phải quán triệt, thực hiện sáng tạo, có hiệu quả chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Công tác trong nhà trường cần phải thực hiện nghiêm túc Nghị quyết này trong sự nghiệp “trồng
người”, cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao về khoa học, kỹ thuật và tư tưởng
cho xã hội. Vì vậy tăng cường công tác GDCTTT trong nhà trường là yêu cầu quan trọng trong công tác đào tạo.
Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện nghị quyết, chiến lược của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục CTTT cho SV.
− Từ lâu Đảng ta rất quan tâm đến công tác giáo dục CTTT cho SV, nhiều lần đề cập đến việc bối dưỡng chăm sóc thế hệ trẻ, nhất là lực lượng SV viên để họ có đủ sức, đủ tài gánh vác vận mệnh của đất nước, đặt biệt là Nghị quyết 2 của BCH TW Đảng khóa VIII nêu lên những định hướng chiến lược phát triển GD&ĐT trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
− Giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục là nền tảng để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
− Những thành tựu của giáo dục đã và đang góp phần quan trọng vào sự phát
triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh chính trị của đất nước trong hơn 20 năm đổi mới, tạo điều kiện cho đất nước tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế [7]
− Quản lý các chương trình, kế hoạch bồi dưỡng về CTTT hàng năm do Bộ Giáo
dục và Đào tạo và các cấp có thẩm quyền tổ chức để lĩnh hội những kiến thức mới và những nội dung cơ bản là cơ sở để tổ chức sinh hoạt chính trị đầu năm học, đầu khóa học cho SV biết được những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là của ngành, để cho SV nhất là SV sư phạm quán triệt sâu sắc nhằm học tập, tu dưỡng và rèn luyện bản thân.
− Quản lý và tổ chức các hoạt động ngoại khóa về GDCTTT cho SV như phong
trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động giao lưu với các đơn vị ngoài trường, hoạt động về nguồn, tham quan các di tích lịch sử, mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo… Thông qua các hoạt động này chúng ta hiểu rõ được tâm tư, nguyện vọng và tình cảm của SV, từ đó có những giải pháp tốt để giáo dục đạt kết quả trong lĩnh vực CTTT này.
− Quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình GDCTTT cho SV
theo kế hoạch năm học.
− Quản lý việc chỉ đạo, thực hiện nề nếp sinh hoạt CTTT trong SV.
− Quản lý việc đổi mới phương pháp GDCTTT cho SV trong Nhà trường.
− Quản lý việc đổi mới hệ thống tổ chức GDCTTT cho sinh viên và huy động
− Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả GDCTTT cho SV và mối quan hệ giữa các thành tố nêu trên trong quá trình GDCTTT cho SV.
Mọi hoạt động quản lý công tác GDCTTT cho SV đều hướng tới nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao ý thức CTTT, ý thức công dân cho
SV, đảm bảo tính cân đối giữa tác động nhận thức, tình cảm, hành vi để đạt đích
cuối cùng là phát triển nhân cách SV một cách toàn diện trước những yêu cầu thực tiễn đề ra của xã hội và nghề nghiệp. SV phải quán triệt đúng với chủ trương đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, phát huy được vai trò tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập, rèn luyện và ý thức tự giác chấp hành của sinh viên. Nhằm đào tạo sinh viên trở thành những người biết sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.