7. Phương pháp nghiên cứu
2.1.4. Tình hình rèn luyện chính trị tư tưởng của sinh viên chính qui Trường
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Muốn nâng cao được chất lượng được chất lượng đào tạo thì một trong những giải pháp quan trọng là đẩy mạnh công tác giáo dục CTTT. Khi nói về vai trò quan trọng của công tác CTTT, Hồ Chí Minh khẳng định: “Công việc thành hay bại một phần lớn là do nơi tư tưởng”. Công tác CTTT là công tác tác động trực tiếp đến lĩnh vực tư tưởng, tình cảm của sinh viên trong Trường nhằm xác lập, củng cố và tăng cường ở họ lòng yêu nước yêu chủ nghĩa xã hội, bản lĩnh chính trị, lý tưởng cách mạng, hăng hái hoàn thành công việc được giao với sự sáng tạo và hiệu quả cao. Trong việc nâng cao chất lượng đào tạo ở trường ĐHSP TP.HCM, Đảng ủy và Ban Giám hiệu luôn coi trọng công tác GDCTTT và sát định công tác này không những bám sát, phản ánh, khái quát thực tiễn trong Trường mà còn phải đi trước một bước, phải định hướng được cho sự phát triển của Trường một cách hiệu quả, đặc biệt là trong việc nâng cao chất lượng đào tạo.
Tuy đạt được một số kết quả trong công tác giáo dục CTTT cho sinh viên, đã góp phần nhất định trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của Trường, giúp sinh
viên thêm bản lĩnh trong cuộc sống, biết xử lý các tình huống sư phạm trước khi ra
trường, nhưng trong lĩnh vực này còn nhiều việc phải phấn đấu nhiều hơn nữa để
công tác GD CTTT cho sinh viên mang lại kết quả tốt hơn nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng, thực hiện chiến lược giáo dục đào tạo trong giai đoạn mới CNH – HĐH đất nước. Một số vấn đề còn tồn tại trong sinh viên là :
− Có một số sinh viên chưa thật sự chăm lo cho việc học tập và rèn luyện CTTT vì học chưa an tâm khi theo học ngành sư phạm, cảm thấy tiền đồ khi tốt nghiệp ra trường chưa sáng sủa (tốn nhiều công sức nhưng thu nhập thấp, xã hội chưa chú trọng lắm…).
− Một số sinh viên lại chỉ chú tâm vào việc học, không quan tâm và tham gia bất
cứ một hoạt động nào của đoàn thể hoặc của trường, dùng toàn bộ thời gian cho học tập, chỉ mong làm sao có kết quả học tập thật tốt để khi tốt nghiệp co việc làm thuận lợi. Đó là những sinh viên có động cơ học tập không tốt không cần quan tâm đến xung quanh.
− Ngược lại có một số sinh viên say mê đến các hoạt động đoàn thể, các phong
trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao mà quên nhiệm vụ chính là học tập và nghiên cứu khoa học, dẫn tới kết quả học tập yếu kém. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội là cần thiết, đáng khuyến khích nhưng không thể thay thế cho việc học tập.